[ Sinh 7 ] Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1

N

ngannaeun

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : cách phòng chống bệnh sốt rét . Vì sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi ?
Câu 2 : Vai trò của động vật đối với đời sống con người ?
Câu 3 : Tác hại của bệnh kiết lị ? Cách phòng chống bệnh kiết lị ?
Câu 4 : Đặc điểm của nghành ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do ?
Câu 5 : Đặc điểm cấu tạo của giun đất ? Vai trò của giun đất trong trồng trọt ?
Câu 6 : Trình bày vòng đời của giun đũa ? Biện pháp phòng chống giun sán kí sinh ở người ?
Câu 7 : Đặc điểm chung của nghành ruột khoang . Để phòng chống chất độc của nghành ruột khoang cần có những phương tiện gì ?

Mọi người giúp mình giải mấy bài này nha , mình chuẩn bị kiểm tra rồi :eek:
 
T

thaolovely1412

Câu 1: Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì :
- Muỗi Anophen có nhiều ở miền núi.
- Trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về bệnh sốt rét nên không có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh sốt rét.
- Người dân không chủ động phòng tránh (mắc màn (mùng), phát quang bụi rậm...)

Câu 2
Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống con người về mặt có lợi như cung cấp nguyên liệu: thực phẩm (rươi, ốc, mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà, lợn, bò, ...), lông (thỏ, cừu, dê, vịt, ...), da (tuần lộc, hổ, trâu, ...); làm thí nghiệm: khoa học (ếch, chuột bạch, ...), thuốc (thỏ, chuột bạch, ... ); hỗ trợ cho con người: lao động (trâu, bò, voi, ...), giải trí (cá voi, hải cẩu, voi, hổ, vẹt, sáo, ...), bảo vệ an ninh (chó); ... Bên cạnh đó động vật còn gây hại không nhỏ cho con người như truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, ...) ...

Câu 5
Vai trò của giun đất đối với trồng trọt là:
- Khi đào hang và vận chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều oxi hơn để hô hấp.
- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ môi trường đất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng làm tăng hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất. Các hoạt động của vi sinh vật làm tăng năng suất cây trồng.

Câu 6:
Biện pháp phòng chống bệnh giun sán kí sinh ở người.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
- Rửa rau bằng nước muối.
- Uống thuốc tẩy giun theo định kì.
- Ăn chín uống sôi.


T-mod: maidoany_nhi said:
Chú ý: Cần chỉnh sửa Bài viết hoàn chỉnh.
 
Last edited by a moderator:
T

thangvegeta1604

1) Cách phòng chống: Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi.
3) Tác hại: gây viêm loét ruột, mất hồng cầu.
Phòng chống: Ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh cá nhân, môi trường.
6) Vòng đời: Giun đũa đẻ trứng gặp nơi đất ẩm thì trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng theo thức ăn vào trong ruột non người. Đến nơi, ấu trùng chui ra, đi qua máu, gan, tim, phổi rồi mới về lại ruột non lần thứ 2 và chính thức kí sinh ở đấy.
Cách phòng chống: Ăn uống hợp vệ sinh, tẩy giun định kì.
7) Đặc điểm chung: cơ thể đối xứng tỏa tròn. Có ruột túi. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào và có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
 
F

foreverisschool

Trả lời

câu 2
vì ở đây có môi trường thuận lợi như nhiều vùng đầm lầy,cây cối rậm rạp
 
Top Bottom