Sinh [Sinh 7] Đề cương

T

thaolinhtho

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Nêu những đặc điểm chung và vai trò của nghành ruột khoang đối với tự nhiên và đời sống của con người.
2.Giun kim gây ra những tác hại gì với sức khỏe con người. Vì sao trẻ em thường mắc bệnh giun kim nhiều hơn người lớn. Trình bày vòng đời của giun kim.
3.a, Vẽ và trình bày vòng đời của sán lá gan.
b, Từ sơ đồ hãy nêu biện pháp phòng tránh bệnh sán lá gan gây ra.
4.Nêu cấu tạo chung của giun đất.
5. Nêu biện pháp phòng chống giun tròn kí sinh.
6. Nêu cách bắt và tiêu hóa mồi của :
A,Trùng giày
B, Trùng biến hình
7.Giải thích câu:”Bụng ỏng, *** beo”
8.Thủy tức có ruột túi và chúng thải cặn bã bằng cách nào?
9.Để phòng chống chất độc khi tiếp súc với động vật ruột khoang khi xuống biển hoặc khi lao động nghề biển cần có phương tiện gì?
 
L

leduc22122001

Câu 1:
- Đối với tự nhiên:
+ Tạo nên vẻ đẹp cho tự nhiên
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển
- Đối với đời sống con người:
+ Làm đồ trang trí, trang sức
+ Làm nguồn cung cấp nguyên liệu vôi
+ Làm thực phẩm có giá trị
+ Hóa thạch san hô góp phân nghiên cứu địa chất
Câu 2: - Tác hại của giun kim:
+ Giun kim cũng có thể xâm nhập và gây viêm phổi, thực quản, hốc mũi, cổ tử cung.

+ Giun kim có thể gây viêm ruột thừa, làm thủng ruột…
+ Gây suy nhược thần kinh.
- Trẻ em hay bị gium kim vì khi trẻ ngứa hậu môn, lấy tay gãi, giun bám vào tay, móng tay trẻ và khi trẻ mút tay, giun theo miệng rồi chui vào dạ dày do đó việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng. Triệu chứng điển hình nhất để biết trẻ mắc giun kim là ngứa ở hậu môn, bứt rứt trong người khiến trẻ khó ngủ, khóc đêm.
- Vòng đời của giun kim:
Mỗi tối giun cái chui ra ngoài hậu môn để trứng khiến cho trẻ ngứa ngáy khó chịu, trẻ gãi, trứng giun bám vào móng tay. Trẻ có thói quen mút tay thì trứng giun lọt vào miệng xuống ruột và trở thành giun kim.
Câu 3: a. Vòng đời của sán lá gan:
- Phân của trâu bò bị nhiễm sán lá gan mang theo nhiều trứng sán ra ngoài.
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng/ngày). Trứing gặp nước trở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thể ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thàn kén sán.
- Trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
+ Sơ đồ tự vẽ nha
b. Cách phòng chống:
- Định kỳ kiểm tra phân và tẩy sán lá gan 2 lần/năm cho đàn trâu, bò sử dụng luân phiên một số loại thuốc tẩy để tránh hiện tượng kháng thuốc.

- Diệt mầm bệnh ở môi trường tự nhiên: Ủ phân để diệt trứng, tránh hiện tượng phân tán mầm bệnh.

- Diệt ký chủ trung gian (ốc Limnaea) để cắt đứt đường lan truyền của bệnh sán lá gan.

- Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt trâu, bò để nâng cao thể trọng và sức đề kháng đối với bệnh sán lá gan và các bệnh khác.
 
Q

Quynhtrang752002

bạn xem ở trong sgk rồi chọn những ý chính ra không thì bạn lên google tìm chẳng được đâu cần phải đăng lên đây làm gì?Mình nghĩ bạn nên mua sách học tốt sinh hoc về câu nào k pít thì tìm trog đo cho nhah.
 
Top Bottom