Sinh [Sinh 7] Đề cương HKII

Myn2209

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng ba 2017
72
22
11
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Nêu đặc điểm cấu tạo của cá cóc tam đảo thích nghi với đời sống ở nước nhưng vẫn thuộc lớp lưỡng cư?
2,Nêu đặc điểm cấu tạo của ếch thích nghi với đời sống leo trèo trên cây nhưng vẫn thuộc lớp lưỡng cư?
3,So sánh hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn của bò sát và thú? Ý nghĩa của sự khác nhau đó?
4,Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp chim?
5,Tại sao chuột lại là động vật gây hại và cần tiêu diệt?
6,Trâu,bò tự vệ bằng cách nào
7,Như thế nào là đấu tranh sinh học?Các biện pháp đấu tranh sinh học? Lấy VD
8,Hãy xếp các loài động vật sau theo chiều hướng tiến hóa: cá rô phi, cá trích, cá nhám, cá nhà táng, cá heo, cá mập,ong,thạch sùng, chim sẻ, chim ưng, bò, ngựa, dơi, báo, vịt, cú lợn, kanguru, chuột túi, nhím, sóc
9,Đa dạng sinh học là gì? Nguyên nhân giảm đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
JFBQ00159070207BMong mọi người giúp mình, môn Sinh mình học khá yếu:(:(JFBQ00159070207B
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
7. Biện pháp đấu tranh sinh học: sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.
9. Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Nguyên nhân:
- Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư. Sự suy giảm và sự mất đi nơi sinh cư có thể do các hoạt động của con người như sự chặt phá rừng (kể cả rừng ngập mặn), đốt rừng làm rẫy, chuyển đổi đất sử dụng, khai thác huỷ diệt thuỷ sản..., các yếu tố tự nhiên như động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lốc, dịch bệnh, sâu bệnh.
- Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Đáng kể là tài nguyên thuỷ sản ven bờ bị suy kiệt nhanh chóng. Mặt khác, một số phương thức khai thác có tính huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản như nổ mìn, hoá chất đang được sử dụng, đặc biệt các vùng ven biển.
- Ô nhiễm môi trường. Một số HST ĐNN bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, chất thải từ khai khoáng, phân bón trong nông nghiệp, thậm chí chất thải đô thị. Trong đó đáng lưu ý là tình trạng ô nhiễm dầu đang diễn ra tại các vùng nước cửa sông ven bờ, nơi có hoạt động tầu thuyền lớn.
- Ô nhiễm sinh học. Sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa và thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa.
Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn
VÍ DỤ: 2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu bảo tồn
- Ban hành sách đỏ Việt Nam
- Đưa ra các quy định khai thác (....)
- tăng cường trồng rừng
- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học và bảo tồn nó
- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học
.....................
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
1, Nêu đặc điểm cấu tạo của cá cóc tam đảo thích nghi với đời sống ở nước nhưng vẫn thuộc lớp lưỡng cư?
2,Nêu đặc điểm cấu tạo của ếch thích nghi với đời sống leo trèo trên cây nhưng vẫn thuộc lớp lưỡng cư?
3,So sánh hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn của bò sát và thú? Ý nghĩa của sự khác nhau đó?
4,Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp chim?
5,Tại sao chuột lại là động vật gây hại và cần tiêu diệt?
6,Trâu,bò tự vệ bằng cách nào
7,Như thế nào là đấu tranh sinh học?Các biện pháp đấu tranh sinh học? Lấy VD
8,Hãy xếp các loài động vật sau theo chiều hướng tiến hóa: cá rô phi, cá trích, cá nhám, cá nhà táng, cá heo, cá mập,ong,thạch sùng, chim sẻ, chim ưng, bò, ngựa, dơi, báo, vịt, cú lợn, kanguru, chuột túi, nhím, sóc
9,Đa dạng sinh học là gì? Nguyên nhân giảm đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
JFBQ00159070207BMong mọi người giúp mình, môn Sinh mình học khá yếu:(:(JFBQ00159070207B
ở phía trên mình thấy có một số câu về lí thuyết ak, bạn tìm trong sách thử xem có không nha, nếu bạn đọc sách nghiên cứu tìm ra vấn đè bạn cần thì bạn sẽ nhớ lâu hơn nếu bạn rập khuôn đăng một dãy câu hỏi rồi đọc câu trả lời của mọi người ak. các câu vận dụng nếu câu nào làm được mình sẽ cố gắng giúp bạn..tại thấy nhiều quá nên lại bắt đầu lười.. :v :v
@Dương Quang Hiếu nhân tiện mời Mod vào hỗ trợ luôn ạ.. :V :v
 
  • Like
Reactions: Myn2209

Myn2209

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng ba 2017
72
22
11
20
ở phía trên mình thấy có một số câu về lí thuyết ak, bạn tìm trong sách thử xem có không nha, nếu bạn đọc sách nghiên cứu tìm ra vấn đè bạn cần thì bạn sẽ nhớ lâu hơn nếu bạn rập khuôn đăng một dãy câu hỏi rồi đọc câu trả lời của mọi người ak. các câu vận dụng nếu câu nào làm được mình sẽ cố gắng giúp bạn..tại thấy nhiều quá nên lại bắt đầu lười.. :v :v
@Dương Quang Hiếu nhân tiện mời Mod vào hỗ trợ luôn ạ.. :V :v
đây chỉ là những câu mình không biết thôi còn đề cương có 20 câu lận cơ:(:(
 
  • Like
Reactions: Shmily Karry's

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
4.Lớp chim:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

+ Vai trò:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh
1.Cá cóc Tam Đảo có cơ thể dài giống như thằn lằn. Chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy. Trên da có nhiều mụn xù xì và tiết chất nhầy. Thân trước có 2 chi nhô ra và có thể dùng để di chuyển, thân sau có vây và đuôi như loài cá. Chính nhờ vào đặc điểm vừa có chi vừa có vây thích nghi với ddwoif sống cả trên cạn và dưới nước nên chugns được xếp vào loài lưỡng cư.
3.
upload_2017-4-26_15-15-34.png
có câu mình trả lời có câu mình tìm trên mạng nhé
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Trước hết ếch có câu tạo:
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.
nhưng ngoài ra chúng còn có
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.
chính nhờ vào các đặc điểm này mà chúng thuộc loài lưỡng cư. mình nghĩ vậy :p
 
  • Like
Reactions: Myn2209
Top Bottom