[Sinh 7] Đặc điểm chung của ngành ruột khoang

H

haivl.com

ai giúp tui với
Đặc điểm chung của thủy tức, Sứa ,san hô?
 
Last edited by a moderator:
T

thienlong233

Tuy rất khác nhau về kích thước, về hình dạng và lối sống nhưng các loài ruột khoang đều có chung đặc điểm:
- Đối xứng toả tròn
- Ruột dạng túi, miệng vừa nhận thức ăn vừa thải bã.
- Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo mỏng.
- Đều có tế bào gai tự vệ và tấn công.
- Dinh dưỡng: dị dưỡng
 
M

misskissboy

trả lời

đặc điểm chung:
-đối xứng tỏa tròn
-dị dưỡng
-tự vệ bằng tế bào gai
-thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
-ruột túi(ruột khoang)
 
N

namngotau

tiến hoá sinh học

chỉ ra hướng tiến hóa giữa ngành động vật nguyên sinh và ngành ruột khoang
 
S

sinhlyhoc

Hi

Hướng tiến hóa:
Về sinh sản: ĐV NS : phần đôi
ruột khoang: nảy chồi
Cấu tạo cơ thể: ĐVNS: đơn giản, đơn bào nhân chuẩn
Ruột khoan: đối xứng tỏa tròn
Thần kinh: NS chư có hệ thần kinh
RK: có HTK dạng lưới
 
S

saklovesyao

Chào bạn ! :D Mình giải đáp câu hỏi của bạn nhé ! :p

Ở Ngành ĐV Nguyên Sinh: Cấu tạo từ một TB; kích thước hiển vi; cơ quan di chuyển nhỏ (lông bơi, roi...) hoặc tiêu giảm; tiêu hóa nhờ không bào tiêu hóa; sinh sản chủ yếu phân đôi; chưa có hệ thần kinh (chỉ có nhân)
Ở Ngành ĐV ruột khoang: Cấu tạo từ nhiều TB; kích thước nhỏ (có thể nhìn thấy); có cơ quan di chuyển rõ ràng; tiêu hóa nhờ TB mô cơ tiêu hóa tiết enzyme tiêu hóa con mồi; có nhiều hình thức sinh sản: hữu tính, vô tính mọc chồi, tái sinh; đã có hệ thần kinh

Bạn có thể tham khảo kỹ hơn trong sách giáo khoa, phần cấu tạo, sinh sản sinh dưỡng và so sánh sự khác nhau của chúng

Thân, saklovesyao
 
H

huyminhtran

mẫu tường trình mổ giun đất

bạn nào giỏi cho mình xin mẫu tường trình cách mổ và quan sát giun đất trong chương trình sinh học 7 giùm tớ với, chiều thứ hai là tớ làm rồi:)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|
 
S

saklovesyao

Chào bạn ! :D

Dưới đây là mẫu bản thu hoạch mổ giun :D Bạn có thể tham khảo (đã có cả phần bài làm trong mẫu tường trình) :D

Chúc bạn học tốt ! :D

THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT​

Họ và tên:............................
Lớp:.........................
Ngày thực hành:..........................

I. Chuẩn bị thực hành
- Giun khoang có kích thước lớn (ở trong các vườn cây ăn quả)
- Khay mổ, bộ đồ mổ, lúp tay, ghim găm, khăn lau

II. Nội dung thực hành

1. Quan sát cấu tạo ngoài

a. Xử lý mẫu:
- Rửa sạch đất ở cơ thể giun, làm giun chết trong cồn loãng (hoặc hơi ete)

b. Quan sát cấu tạo ngoài:
- Cầm phần đuôi giun, kéo lê giun trên một tờ giấy, nghe thấy tiếng lạo xạo. Dùng kính lúp soi, thấy sung quanh mỗi đốt giun có một vòng tơ rất mảnh và ngắn
\Rightarrow Giải thích: Vòng tơ mảnh và ngắn đó chính là phần sót lại của chi bên giun đất, nguyên nhân gây tiếng lạo xạo nêu trên

- Xác định mặt lưng, bụng:
+ Thường thì mặt lưng có màu sậm hơn mặt bụng. Tuy nhiên để có độ chính xác cao, ta cần tìm lỗ sinh dục của chúng
~> Bước 1: Tìm tới đai sinh dục bằng kính lúp ở đốt 14, 15 và 16 gần đầu giun
~> Bước 2: Tại đai sinh dục, xác định vị trí của lỗ sinh dục cái. Cách đai sinh dục 1 đốt, tìm 2 lỗ sinh dục. Mặt có lỗ sinh dục là mặt bụng của giun

2. Cấu tạo trong

a. Cách mổ

- Qua phần xác định mặt lưng bụng, đặt giun đất nằm sấp trong khay mổ (có nghĩa là mặt có lỗ sinh dục úp xuống).
- Cố định đầu và đuôi giun bằng hai đinh ghim
- Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi
- Đổ nước vào khay mổ, ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể. Dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể
- Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể, tiếp tục về phần đầu

b. Quan sát cấu tạo trong:

- Sơ đồ cấu tạo trong của giun (phần này, bạn quan sát sau khi mổ giun và vẽ vào bài làm. Vẽ càng đơn giản càng tốt, nhưng cần rõ ràng. Nên dùng từ 2/3 đến 1 trang giấy để vẽ. Nhớ chú thích vào phần vẽ. Có thể tham khảo hình 16.3 SGK Sinh học 7, trang 58)

- Trong quá trình mổ, thấy giữa thành cơ thể và thành ruột có 1 khoang trống chứa dịch, gọi là thể xoang. Thể xoang được vách đốt chia thành nhiều ngăn, bên trong chứa đầy dịch thể xoang
- Cơ quan tiêu hóa giun đất: phân hóa thành nhiều bộ phận để chứa, biến đổi và hấp thụ thức ăn: miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày, ruột, ruột tịt
- Dùng kẹp và kéo gỡ bỏ ống tiêu hóa và cơ quan sinh dục, thấy rõ cơ quan thần kinh giun đất: gồm 2 hạch não nối với 2 hạch dưới hầu, tạo vòng hầu. Vòng hầu nối với chuỗi thần kinh bụng (2 hạch và dây thần kinh bụng gần như gắn với nhau thành một)
 
Last edited by a moderator:
B

barbieflower

[Sinh học 7] Ôn tập

1. Nêu những đặc điểm cấu tạo (ngoài, trong) của các đại diện ngành ruột khoang và ngành giun.
2. Nêu tác hại, biện pháp phòng bệnh trừ bệnh giun sán kí sinh. Liên hệ bản thân.
 
T

thongoc_97977

Câu 2:
(*) Tác hại: lấy tranh thức ăn,gây tắc ruột,tắc ống mật và còn tiết độc tố có hại cho cơ thể người .Người mắc bệnh còn phát tán bệnh ra cộng động
(*)Biện pháp
Cần ăn uống hợp vệ sinh ,không ăn rau sống khi chưa rõ nguồn gốc,không uống nước lã ,rửa tay trước khi ăn,dùng lồng bàn,diệt trừ ruồi nhặng,vệ sinh thân thể kết hợp xã hội ở cộng đồng.
 
S

saklovesyao

1. Nêu những đặc điểm cấu tạo (ngoài, trong) của các đại diện ngành ruột khoang và ngành giun.
2. Nêu tác hại, biện pháp phòng bệnh trừ bệnh giun sán kí sinh. Liên hệ bản thân.

Mình sẽ hướng dẫn bạn làm thôi nhé ! :p

Câu 1: Bạn chú ý đề hỏi: Đặc điểm cấu tạo của các đại diện ngành ruột khoang và ngành giun chứ không hỏi đặc điểm chung của ngành. Vì thế bạn hãy nêu đặc điểm cấu tạo của các đại diện sau
*Đ.diện ruột khoang:
- Thủy tức
- Sứa
- San hô
- Hải quỳ
*Đ.diện giun
+ Giun dẹp
- Sán lá gan
- Sán lá máu
- Sán bã trầu
- Sán dây
+ Giun tròn
- Giun đũa
- Giun rễ lúa
- Giun kim
- Giun móc câu
+ Giun đốt
- Giun đất
- Giun đỏ
- Đỉa
- Rươi

Câu 2: Bạn hãy trả lời 3 câu hỏi sau để giải được bài này nhé :D
- Các loại giun sán thường lây qua đường nào ?
- Vậy phải làm thế nào để chặn cho giun, sán không thể lây qua con đường đó ?
- Nếu đã bị nhiễm, thì phải làm thế nào?

Chúc bạn học tốt ! :D

Thân, saklovesyao
 
K

khikon2106

giá thể là gì?giá thể của thủy tức là gì?

-Giá thể là vật chủ để các động vật sống bám bám vào.
-Giá thể của thủy tức là vật chủ để thủy tức bám lên bằng đế bám.:D
 
T

tieuyetdethuong1

1. Nêu những đặc điểm cấu tạo (ngoài, trong) của các đại diện ngành ruột khoang và ngành giun.
2. Nêu tác hại, biện pháp phòng bệnh trừ bệnh giun sán kí sinh. Liên hệ bản thân.

Mình sẽ hướng dẫn bạn làm thôi nhé ! :p

Câu 1: Bạn chú ý đề hỏi: Đặc điểm cấu tạo của các đại diện ngành ruột khoang và ngành giun chứ không hỏi đặc điểm chung của ngành. Vì thế bạn hãy nêu đặc điểm cấu tạo của các đại diện sau
*Đ.diện ruột khoang:
- Thủy tức
- Sứa
- San hô
- Hải quỳ
*Đ.diện giun
+ Giun dẹp
- Sán lá gan
- Sán lá máu
- Sán bã trầu
- Sán dây
+ Giun tròn
- Giun đũa
- Giun rễ lúa
- Giun kim
- Giun móc câu
+ Giun đốt
- Giun đất
- Giun đỏ
- Đỉa
- Rươi

Câu 2: Bạn hãy trả lời 3 câu hỏi sau để giải được bài này nhé :D
- Các loại giun sán thường lây qua đường nào ?
- Vậy phải làm thế nào để chặn cho giun, sán không thể lây qua con đường đó ?
- Nếu đã bị nhiễm, thì phải làm thế nào?

Chúc bạn học tốt ! :D

Thân, saklovesyao

-Giá thể là vật chủ để các động vật sống bám bám vào.
-Giá thể của thủy tức là vật chủ để thủy tức bám lên bằng đế bám.
Nêu tác hại, biện pháp phòng bệnh trừ bệnh giun sán kí sinh. Liên hệ bản thân.
Tác hại: lấy tranh thức ăn,gây tắc ruột,tắc ống mật và còn tiết độc tố có hại cho cơ thể người .Người mắc bệnh còn phát tán bệnh ra cộng động
Liên hệ
CHúng ta cần ăn uống hợp vệ sinh ,không ăn rau sống khi chưa rõ nguồn gốc,không uống nước lã ,rửa tay trước khi ăn,dùng lồng bàn,diệt trừ ruồi nhặng,vệ sinh thân thể kết hợp xã hội ở cộng đồng.
 
T

tangthanhvx

- Đối xứng toả tròn
- Ruột dạng túi, miệng vừa nhận thức ăn vừa thải bã.
- Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo mỏng.
- Đều có tế bào gai tự vệ và tấn công.
- Dinh dưỡng: dị dưỡng
 
Top Bottom