[Sinh 7]Đặc điểm chung của lớp hình nhện và lớp giáp xác

B

bachoc9x

Y

yumi_26

Theo mình nghĩ vỏ của châu chấu được cấu tạo bằng kitin. Cuticun là chất bao bọc ngoài cơ thể con giun đũa.
Sở dĩ ta biết được điều này là vì châu chấu phải qua nhiều lần lột xác mới trưởng thành, điều đó chứng tỏ vỏ của nó ko có độ đàn hồi, mà cuticun là 1 chất lỏng có tác dụng như bộ áo giáo bao bọc cơ thể con giun đũa.
Vậy vỏ của châu chấu được bao bọc bằng lớp vỏ kitin, điều này SGK cũng có nói.
 
U

uocmobenho_ad

yumi_26 nói đúng rùi.mình cũng học cùng lớp với yumi-26 lun.cô giảng rất kĩ là vỏ châu chấu bằmg ki tin
 
T

tr_sasuke2000

Câu 1 : Nêu Đặc điểm chung của lớp giáp xác
Câu 2 : Nêu Đặc điểm chung của lớp hình nhện

sắp thi rồi
giúp giùm mọi người ơi
 
K

konasu_naruto

đây là ví dụ:
Các bộ phận của một kiến thợ (Pachycondyla verenae).


Hình chụp gần cho thấy hàm dưới lồi ra và cặp mắt tuy nhỏ nhưng phức tạp của loài kiến.
Kiến là một động vật thuộc bộ Cánh màng, lớp Sâu bọ. Đây là loài sâu bọ có tính xã hội có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các siêu tập đoàn. Các tập đoàn kiến đôi khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất.
Mục lục
[giấu]
• 1 Cuộc sống
o 1.1 Tổ kiến
o 1.2 Sinh sản và tự vệ
• 2 Thức ăn
• 3 Liên kết ngoài

Cuộc sống
Tổ kiến
Thông thường có khoảng 100000 con kiến trong một đàn nhưng tất cả chúng chỉ có một mẹ (được gọi là [[kiến chúa]]). Những con kiến mà mắt thường chúng ta thường hay nhìn thấy là kiến thợ. Công việc của chúng là chăm sóc kiến chúa, ấp trứng, chuyển trứng, nuôi kiến con, tìm kiếm thức ăn, đào đất xây dựng tổ, canh gác tổ (kiến lính)...Tất cả những con kiến thợ này đều là kiến cái nhưng chúng không thể sinh sản được vì cơ cấu giới tính của chúng chưa phát triển đầy đủ. Các con kiến trong mỗi tổ phân biệt với những con cùng loài khác tổ bằng mùi.
Kiến chúa cái sống trong phòng chúa ở giữa tổ, chuyên đẻ trứng suốt đời. Những trứng đó sau này sẽ là "thành viên" lao động của tổ.
Sinh sản và tự vệ
Hầu hết kiến đều không có cánh, khi chúng sống trong tổ trong thời gian dài và được che chở, nơi này sẽ tạo ra cánh cho chúng. Trong một khoảng thời gian ngắn mỗi năm, thường là vào những mùa ấm áp hay oi bức, kiến bay đầy trời. Đó chính là những con kiến đực và cái (đã trưởng thành, có thể sinh sản được) đang phối giống. Phối giống xong, con đực chết, cánh của những con đực rụng xuống cộng với phần cơ bắp của chúng chính là thức ăn duy trì sự sống cho con cái để sản sinh ra những con kiến thợ đầu tiên. Những con kiến thợ này đi kiếm ăn cho các con đẻ sau và cho kiến chúa.
Một số kiến thợ thành kiến bảo vệ tổ, chúng tăng trưởng rất nhanh và giúp bảo vệ tổ bằng cách tiêm, cắn axit vào kẻ thù. Một số loài khác dùng răng để đuổi các con kiến khác khỏi tổ của mình.
Thức ăn
Kiến ăn nhiều loại thức ăn. Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm... nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật của rệp vừng. Hầu hết những gì chúng làm được là do bản năng (nghĩa là chúng không phải nghĩ hay tập làm những công việc này để làm như thế nào? ). Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.

Mối
?
Mối
Thời điểm hóa thạch: Hậu Trias - gần đây


Mối lính (đầu đỏ) và mối thợ (đầu mầu nhạt) thuộc loài mối đất Đài Loan (Coptotermes formosanus).

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Animalia

Ngành (phylum): Arthropoda

Lớp (class): Insecta

Phân lớp (subclass): Pterygota

Cận lớp (infraclass): Neoptera

Siêu bộ (superordo): Dictyoptera

Bộ (ordo): Isoptera
Brullé, 1832




Các họ
Mastotermitidae
Kalotermitidae
Termopsidae
Hodotermitidae
Rhinotermitidae
Serritermitidae
Termitidae


Mối là một nhóm côn trùng, có họ hàng gần với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.
Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ đều là côn trùng. Mối được phân loại như là bộ Cánh đều (danh pháp khoa học: Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián [1][2]. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối[3]. .
Mục lục
[giấu]
• 1 Hoạt động
• 2 Sinh sản
• 3 Phân công lao động
o 3.1 Mối chúa và Mối hậu
o 3.2 Mối thợ
o 3.3 Mối lính
• 4 Sinh trưởng
• 5 Mối - côn trùng có hại
• 6 Tham khảo
• 7 Ghi chú

Hoạt động
Mối là côn trùng hoạt động ẩn náu, theo đàn. Trên thế giới có hơn 200 loài mối, thường thấy nhất là mối nhà, mối đất cánh đen.
Sinh sản
Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, Mối cánh dài từ trong tổ bay ra, bay không lâu thì rụng cánh và bò, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối; mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng. chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời, sau hai tháng, qua mấy lần lột xác lớn lên thành mối thợ và mối lính.
Phân công lao động
Mối chúa và Mối hậu
Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12-15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển.
Mối hậu có thể sống 10 năm; lúc đầu đẻ ít trứng, sau 4-5 năm, bộ phận sinh dục trưởng thành, mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.
Mối thợ
Cơ thể nhỏ, các chi phát triển.
Mối thợ chiếm số đông, tới 70-80% trong đàn mối, gánh vác mọi công việc trong vương quốc như xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non...
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành lũy vậy.
Mối lính
Mối lính phân hóa từ mối thợ. Mối lính không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.
Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.
Sinh trưởng
Mối thích ăn chất xenluloza của gỗ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Chất cellulose của gỗ khó tiêu hoá nhưng đường ruột mối có một loài siêu trùng roi tiết ra dung môi có thể phân giải cellulose, đem xenluloza phân giải thành đường cung cấp cho mối.
Mối - côn trùng có hại
Mối là côn trùng có hại. Nó phá hoại nhà cửa, đê diều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống...
Ong
?
Ong


Osmia ribifloris

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Animalia

Ngành (phylum): Arthropoda

Lớp (class): Insecta

Bộ (ordo): Hymenoptera

Phân bộ (subordo): Apocrita

Siêu họ (superfamilia): Apoidea

Loạt (series): Apiformes ( = Anthophila)



Các họ
Andrenidae
Apidae
Colletidae
Halictidae
Megachilidae
Melittidae
Stenotritidae




Ong đang hút phấn hoa
Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non,... và có sự phân công công việc rõ rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp sữa ong chúa...
Tương tự như loài kiến và mối, tổ ong có ong chúa chuyên đẻ trứng, ấu trùng do trứng nở ra



Bướm ngày

Bướm ngày là các loài côn trùng nhỏ, biết bay, hoạt động vào ban ngày thuộc bộ Lepidoptera, có nhiều loại, ít màu củng có mà sặc sỡ nhiều màu sắc cũng có. Thường chúng sống gần các bụi cây nhiều hoa để hút phấn hoa, mật hoa, góp phần trong việc giúp hoa thụ phấn. Bướm ngày nhiều khi gọi tắt là bướm, mặc dù bướm có thể chỉ đến bướm đêm (ngài).
Màu sắc
Màu sắc của các loài bướm được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti, được xếp lên nhau. Đôi khi nó cũng là những hạt có màu, nhưng trong trường hợp thì bề mặt tạo ra các vảy này có thể khúc xạ ánh sáng, do đó cánh bướm có màu liên tục khi di chuyển. Thường thì phía dưới có màu xám hoặc nâu khác xa với màu sặc sỡ ở phía trên. Những màu xấu xí này sẽ dùng để ngụy trang khi cánh của nó xếp lại. Điều này sẽ giúp nó thoát khỏi con mắt săn lùng của các loài chim và sâu bọ.
Ăn uống

Những bông hoa có màu sặc sỡ thường thu hút bướm hơn. Bướm dùng vòi ống dài của mình để hút sạch mật hoa bên trong đài hoa. Có một số loài bướm lại không bị thu hút bởi những bông hoa đẹp, thay vào là xác chết hoặc chất thải động vật, nó hút chất lỏng bên trong những thứ đó.
Sinh sản

Bướm ngày có vòng đời sinh sản khá đặt biệt, từ ấu trùng như các con sâu đến dạng biến thái là dạng nhộng rồi cuối cùng là dạng trưởng thành có cánh.
Giao phối

Màu sắc sặc sỡ có tầm ảnh hưởng quan trọng đến đời sống của bướm. Chúng tìm ra và bắt cặp với nhau bằng cách khoe màu. Một số loài bướm dùng hương trong việc đi tìm bạn đời - một vài miếng vảy trên cánh con đực có mùi thơm để thu hút con cái.
Đẻ trứng

Sau khi giao phối xong, những con cái sẽ tự tìm cây mà có thể làm thực phẩm cho con cái chúng sau này. Bướm chết sau đó ít lâu trước khi đến ngày trứng nở.
Sâu bướm

Những con sâu bướm ăn cây lá nơi nó ở và lớn lên, sau đó nó hóa thành nhộng. Trong kén, nhộng phát triển thành bướm rồi cọ lưng vào kén đến thủng để thành bướm rồi bay ra ngoài.
Những chuyến bay xa

Mỗi con bướm đều có 4 cánh nhưng lại hoạt động như 1 cặp. Bướm đập cánh tương đối chậm (khoảng 20 lần/s). Tuy vậy, nhiều loài bướm có thể bay rất nhanh và mạnh. Thậm chí có các loài nhỏ nhưng cũng có thể bay xa khi di trú. Ví dụ như bướm Comma có thể bay từ giữa sa mạc Sahara đến Anh, với khoảng cách 2000 dặm trong vòng 14 ngày. Bướm vua di trú hàng năm từ California đến Canada và vô tình bay qua cả Đại Tây Dương.
Loài bướm đang nguy hiểm

Vẻ đẹp của loài bướm là nguyên nhân cho chính sự suy vi của nó, bởi các nhà sưu tập săn bắt nó với số lượng rất lớn. Một số loài bướm nhiệt đới như loài Monphos của Brazin và loài bướm cánh chim ở Đông Nam Á và Nam châu Úc được sử dụng như đồ trang trí hay một loại trang sức, ngày đang có nguy cơ tuyệt chủng. Một số loài bị pháp luật bảo vệ, một số được nuôi trong trang trại. Thậm chí có một số loài bướm nhỏ ở Anh và châu Âu đang trong nguy cơ tuyệt chủng, bởi ấu trùng của nó phá hoại ghê gớm. Có lẽ các biện pháp bảo vệ Bướm sẽ ban hành, nhưng có lẽ đến khi đó thì đã quá muộn.

250px-Viceroy_Butterfly.jpg

AF605~Flowers-and-Butterflies-Posters.jpg

090511102837-549-888.jpg
 
Last edited by a moderator:
H

haibara_55

1/ đặc điểm chung của lớp giáp xác là: cơ thể chia làm 2 phần: phần đầu-ngực và phần bụng
2/ đặc điểm chung của lớp hình nhện là: có 4 đôi chân, cơ thể chia làm 2 phần: đầu-ngực và phần bụng
 
P

pecary52

Mình nghĩ là chắc cái nào cũng đúng hết................hình như vỏ châu chấu là kitin thì phải..............
 
Top Bottom