[Sinh 7] các loài sinh vật lạ

N

nhoxsoi_kute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Top 10 loài mới được phát hiện năm 2012


Viện quốc tế về khảo sát các loài (IISE) của ĐH Arizona State (Mỹ) vừa công bố danh sách top 10 loài mới được phát hiện của năm 2011.
Danh sách mới công bố này được các chuyên gia khoa học hàng đầu thế giới phối hợp ĐH Arizona State bình chọn theo thông lệ hằng năm nhằm nêu bật 10 loài mới phát hiện của năm trước đó.
Họ công bố đúng vào dịp kỷ niệm 305 năm ngày sinh của nhà thực vật học người Thụy Điển Carolus Linnaeus (23/5/1707-23/5/2012) – người đặt nền móng về việc đặt tên và phân loại hệ thống sinh vật.
Theo tạp chí khoa học Mỹ Live Science, 10 loài động thực vật này cho thấy được sự đa dạng sinh học của Trái đất, nhưng chúng cũng có nguy cơ tuyệt chủng cao do những hoạt động khai thác cũng như tàn phá của con người.
Từ 200 “ứng cử viên loài”, các chuyên gia khoa học đã chọn ra top 10 loài từ loài nhện lông rậm màu xanh ở Brazil cho tới loài khỉ mũi hếch ở Myanmar, từ loài phong lan nở ban đêm ở Papua New Guinea cho tới loài sứa hộp ở vùng biển Caribe.
“Một số loài có tên thật thú vị, một số loài khác khá nổi bật, cho thấy chúng ta còn ít biết nhiều về hành tinh xanh”, giáo sư Mary Liz Jameson – người đứng đầu hội đồng tuyển chọn 10 loài mới, làm việc tại ĐH Wichita State (Mỹ) – nói trên Live Science.
Dưới đây là hình ảnh về top 10 loài mới phát hiện năm 2011:

20120525124034_1.jpg
Loài nhện lớn có nhiều lông xanh Pterinopelma sazimai. Chúng chỉ được tìm thấy trên những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng như cái bàn ở Brazil. Ảnh: Caroline S. Fukushima/Live Science.

20120525124034_2.jpg
Kể từ năm 2000 đến nay, trung bình mỗi năm có 36 loài động vật có vú mới được phát hiện. Năm 2011, loài khỉ mũi hếch Rhinopithecusstrykeri được phát hiện ở miền bắc Myanmar đã được lựa chọn vào top 10 loài, bởi loài này có những đặc điểm nổi bật là bộ lông màu đen, “râu cằm” màu trắng và mỗi khi trời mưa là chúng hắt hơi. Ảnh: Thomas Geissmann/FFI/LiveScience.

20120525124050_3.jpg
Loài sứa hộp mới Tamoya ohboya có chất độc được phát hiện ở vùng biển gần đảo Bonaire, vùng Caribe. Hiện có khoảng 50 loài sứa hộp được biết đến trên thế giới. Ảnh: Ned Deloach/Live Science.

20120525124050_4.jpg
Giun Halicephalobus mephisto sống tại độ sâu gần 1,3km ở một mỏ vàng ở Nam Phi. Loài giun này chỉ có chiều dài cơ thể khoảng 0,5mm, được mệnh danh là động vật đa bào sống tại độ sâu nhất Trái đất. Nó còn được gọi là “giun quỷ” bởi có thể tồn tại trong bóng tối vĩnh cửu và mạch nước ngầm rất nóng. Ảnh: A. G. Borgonie/Live Science.

20120525124050_5.jpg
Trong số 25.000 loài phong lan được biết đến trên thế giới, có lẽ loài Bulbophyllum nocturnum đặc hữu của New Zealand là loài phong lan đầu tiên nở hoa vào ban đêm (nở từ 10 giờ đêm và cánh hoa khép lại vào sáng sớm). Ảnh: Jaap Vermeulen/ huffingtonpost.co.uk.

20120525124100_6.jpg
Loài ong bắp cày nhỏ Kollasmosoma sentum ở Tây Ban Nha có thể “bổ nhào” từ trên không đáp xuống đẻ trứng trên cơ thể của những con kiến thợ hung dữ thuộc loài Cataglyphis ibericus với tốc độ chưa đầy 1/20 giây. Ảnh: C. van Achterberg/Live

20120525124100_7.jpg
Loài nấm Spongiforma squarepantsii được phát hiện đảo Borneo thuộc địa phận Malaysia. Điều kỳ lạ là loài nấm này khi dùng tay vắt xong sẽ trở lại hình dạng ban đầu, trông như miếng bọt biển. Ảnh: Thomas Bruns/Live Science.

20120525124100_8.jpg
Cây thuốc phiện Meconopsis autumnalis từ lâu đã không được các nhà khoa học chú ý đến, bởi sống ở độ cao “kỷ lục” – hơn 3.290m trên dãy núi Himalaya, thuộc địa phận Nepal. Ảnh: Paul Egan/Live Science.

20120525124109_9.jpg
Nếu bạn muốn liên tưởng hình ảnh loài động này trong cuộc sống, thì đó là xúc xích. Được gọi là “xúc xích nhiều chân lang thang”, Crurifarcimen vagans là loài cuốn chiếu lớn nhất trên thế giới, được tìm thấy tại vùng núi Eastern Arc, Tanzania, châu Phi. Ảnh: G. Brovad/Live Science.

20120525124109_10.jpg
Thoạt nhìn, bạn sẽ liên tưởng đây là một “cây xương rồng biết đi (walking cactus)”, nhưng đó là một loài động vật Diania cactiformis thuộc một nhóm động vật Lobopodia đã tuyệt chủng – sinh vật giống giun và có nhiều cặp chân, sống cách đây khoảng 520 triệu năm. Hóa thạch của loài này được phát hiện ở tây nam Trung Quốc. Ảnh: Jianni Liu/Live Science.
 
N

nhoktsukune

HAY QUÁ

TOp 10 động vật kì lạ nhất thế giới

1.Nạn nhân của hiện tượng biến đổi môi trường, hoặc đổi màu lông vì bôi thuốc ngoài da... Hãy xem thế giới của những con vật kỳ lạ bậc nhất.

Đây là con vật kỳ quái nhất mà bạn thấy, đúng không? Một con ếch ba đầu. Nó là nạn nhân của hiện tượng biến đổi môi trường. Bọn trẻ Trường mẫu giáo Weston-super-Mare (Anh) thấy chú ta nhảy loi choi trong vườn, bắt rồi nộp cho cô giáo. Chú ếch trở nên nổi tiếng.
three_headerFog.jpg



2.Còn đây là chú mèo Cyclop (Cyclop là một giống người trong thần thoại chỉ có một mắt). Đầu tiên người ta cứ tưởng một tay blogger nào đấy đưa lên mạng làm trò đùa, sau mới biết là chuyện thật. Chú ta chỉ sống một ngày, không mũi, một mắt.
Cyclop_cat.jpg



3.Lại thêm một kỳ quan: chú gà cụt đầu, mang tên Mike. Chú đi đứng lảo đảo như say rượu mà vẫn sống trên cõi đời này 18 tháng trời. Bởi trừ đầu ra, mọi cơ quan trong cơ thể chú đều hoạt động bình thường. Chú có tế bào gốc của não và tai.
Mike_chicken.jpg



4.Gấu tím? “Lại một trò quá đơn giản của photoshop!” - Bạn mỉa mai. Thưa không. Một cô nàng gấu trắng Bắc cực, sau khi bôi thuốc chữa bệnh ngoài da bỗng nhiên đổi màu thành tím Huế mà không rõ nguyên nhân. Người dân Argentina đổ xô đến Vườn thú TP. Mendoza xem “Nàng tiên tím” này đông như trảy hội. Ai chậm chân sẽ lỡ cơ hội, vì chỉ sau vài ngày bộ áo choàng lông của cô ta lại trở thành trắng như tuyết.
Gautim.jpg




5Con gì đây, đố bạn? Chẳng ai đoán nổi đâu. Bộ lông dày bện vào nhau màu rêu thuộc sở hữu của chàng vẹt đuôi dài (parakeet) sau khi gây đột biến gen.
parakeet.jpg




6.Những con cá heo chỉ việc bơi qua khúc sông nằm sâu trong lục địa giữa vùng Hongkong và Macau là có bộ cánh màu hồng. Có nhiều giả thuyết về sự đổi màu này: vì chúng không phải nguỵ trang để chống bọn cá mập nữa hoặc màu hồng là màu phụ của màu xanh để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Dophin_pink.jpg



7.Con bê hai tháng tuổi, được đặt tên là Cham Lech được một nông dân mang tặng cho vị sư trụ trì chùa trong làng ở Thái Lan, vì ông ta cho rằng con bê 6 chân này sẽ chỉ mang lại cho ông ta điều bất hạnh.
6-legged.jpg



8.Con hải cẩu này có chiếc mũi rất kỳ lạ. Bình thường nó ẩn giấu trong hốc mũi, những khi nó giận dữ phồng mũi lên thì giống hệt một trái bóng cao su rất to có màu sẫm. Loài vật có vú sống dưới nước này có thân hình to lớn, dài hơn 3 mét, nặng 400kg và vô cùng hiếu chiến
Hooded_seal.jpg
 
N

nhoktsukune

9.Cá mặt trời là loài cá biển đang tranh chấp danh hiệu “kỳ lạ nhất đại dương”. Thân nó gần như một hình tròn và dẹt. Nó nặng đến 2 tấn và dài 3 mét, riêng cái đầu to tướng đã chiếm 1/3 thân.
Sunfish.jpg


10.Nếu bạn cho rằng hổ Siberia là loài mèo lớn nhất thế giới thì bạn đã lầm. Ngôi vị ấy thuộc về đứa con lai giữa sư tử bố và mẹ hổ. Tiếng Anh lion là sư tử, tiger là hổ, nên loài “mèo” lớn nhất này là liger. Tính cách của nó thất thường, vì trong một chủ thể xuất hiện sự xung đột tính cách khác nhau giữa một loài có cuộc sống xã hội (sư tử) và một loài sống đơn độc (hổ).
Liger.jpg
 
N

nhoxsoi_kute

sinh vật lạ và sốc chỉ có ở châu phi

t213338.jpg
Chuột chũi mũi hình ngôi sao có tới 22 tua cảm để phân biệt các loại thức ăn. Loài này thường sống ở Bắc Mỹ.
t213340.jpg
Loài Hispaniolan solenodon trông giống như chuột chù, có mũi dài và bộ răng cấu tạo đặc biệt. Hiện nay, trên thế giới chỉ còn lại 2 loại thuộc chủng loại này, một loại ở Dominica và còn loại kia tìm thấy ở Cuba.
t213341.jpg
Cá nược sống ở đáy đại dương.
t213342.jpg
Cá đốm mực.
t213343.jpg
Được phát hiện năm 2005 tại phía Bắc, Thái Bình Dương, loài động vật này giống như con cua, người ta gọi là "yeti crab". Loài này sống ở độ sâu 2.200 m.
t213344.jpg
Loài rùa trắng.
t213347.jpg
Loài chuột nhảy tai dài được tìm thấy ở các sa mạc của Trung Quốc và Mongolia. Loài này sở hữu chiếc đuôi dài, chân dài và đặc biệt là chiếc tai rất lớn. Loài này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
t213348.jpg
Khỉ Aye - Aye có rất nhiều điểm chung với chim gõ kiến. Chúng tìm thức ăn trong các thân cây.
t213352.jpg
Cá mút đá myxin được coi là một trong những động vật biển kinh dị nhất.
t213355.jpg
Rồng biển thân lá được tìm thấy ở Úc. Chúng được chính phủ nước này bảo vệ từ năm 1982.
t213356.jpg
Culi sống trong các khu rừng ở Ấn Độ hoặc Sri Lanka.
 
N

nhoktsukune

Thank đê nhoxoi, người ta ủng hộ pic thế còn gì


Đây là các động vật 2 đầu ''bá đạo'':
090318170743-897-579.jpg

Dù là loài động vật bậc cao hay bậc thấp cũng chỉ phát triển bình thường với một chiếc đầu duy nhất. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi sự ngoại lệ khi có những động vật 2 đầu vẫn tồn tại trong thế giới tự nhiên.
Giữa bạt ngàn những loài động vật chỉ có duy nhất một chiếc đầu trên thân mình, những loài động vật hai đầu như một sự hiện diện kỳ lạ và vui mắt nhất của thế giới tự nhiên. Đó là rắn hai đầu, vịt hai đầu, thiên nga hai đầu thậm chí cả cá sấu hai đầu...

090318170743-816-692.jpg

Chú rùa biển 2 đầu "xấu xí"

090318170743-506-179.jpg

090318170743-207-595.jpg

Chú rùa mai xanh cũng sở hữu tới 2 chiếc đầu ngộ nghĩnh
090318170743-992-511.jpg

Còn đây là 2 chú cá sấu dính liền thân với nhau
090318170743-227-727.jpg

090318170743-171-690.jpg

090318170743-64-956.jpg

090318170743-165-974.jpg

090318170743-210-954.jpg

090318170743-420-321.jpg

Và chú thằn lằn này cũng mang trên thân hình bé nhỏ của mình thêm 1 chiếc đầu
 
N

nhoxsoi_kute

cái nào trùng thì thông cảm cho mình nha Con kỳ nhông Trung Quốc khổng lồ Khi những hình ảnh củ

Con kỳ nhông Trung Quốc khổng lồ

210411kyla01.jpg


Khi những hình ảnh của con vật này được truyền đi, cả thế giới đã thực sự sốc trước sự "vĩ đại" của nó. Con kỳ nhông Trung Quốc khổng lồ có thể đạt chiều dài tới 183cm. Ngoài Trung Quốc thì Hoa Kỳ cũng là nơi cư ngụ của kỳ nhông khổng lồ và gọi là Hellbender.
Cua dừa khổng lồ
210411kyla02.jpg


Đây là đại diện đến từ đảo Guam và vài đảo khác ở Thái Bình Dương. Cua dừa đang gặp nguy hiểm tuyệt chủng trước việc môi trường nhiệt đới bị tàn phá nghiêm trọng. Loài này có khả năng "bổ" dừa rất giỏi. Tuy nhiên, chúng khá nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu bạn định rình lúc chúng "tỉa gọt" dừa thì đó là một ý kiến không hay chút nào, vì có thể bạn sẽ là mục tiêu tiếp theo của nó.
Thỏ Angora
210411kyla03.jpg
Sở hữu một bộ lông mượt mà, đây là giống thỏ được các nhà quý tộc nuôi rất nhiều ở Châu Âu vào thế kỷ XVII. Con người đã tạo ra rất nhiều giống lai khác nhau cho loài này để phù hợp với thị hiếu của chủ nhân. Cho đến nay, loài thỏ Angora vẫn rất phổ biến trên toàn thế giới.
Rùa mai mềm khổng lồ
210411kyla04.jpg
Rùa mai mềm khổng lồ còn được biết đến với tên gọi là "Pelochelys cantorii". Là một loài rất hiếm trong thế giới động vật, được cho là một trong những loài động vật kỳ lạ nhất đã tồn tại trên hành tinh xanh. Rất ít người có may mắn được tận mặt thấy loài rùa này. Pelochelys cantorii không phải là rùa biển, chúng ưa sống trong đất liền, gần suối và các vùng ngập nước. Chúng có kích thước khá lớn, con trưởng thành sở hữu mai dài khoảng 180cm. Chúng có nguồn gốc ở Campuchia.
Chuột chũi mũi sao
210411kyla05.jpg


Loài chuột chũi mũi sao là một loài rất ngoan cường, chúng có thể chịu được cái lạnh buốt giá. Chuột chũi mũi sao sống tại Canada và vùng biển phía Đông của Hoa Kỳ. Chúng đào hang trong băng để sinh sống và tìm kiếm thức ăn. Món khoái khẩu của loài này là các thức ăn chứa protein cao. Đây không phải là loài có kích thước lớn nhưng rất bắt mắt bởi 22 xúc tu ở mũi. Những xúc tu này có chức năng tìm kiếm thức ăn.
Cá leo
210411kyla06.jpg


Con người đã thực sự sốc khi nhìn thấy những con cá có... tay, và giờ các nhà khoa học thậm chí còn sốc hơn khi họ tìm được loài cá có khả năng leo núi lành nghề. Đó là một minh chứng cho sự tiến hóa không ngừng của động vật. Lithogenes wahari là một loại cá da trơn, với vây khung xương chậu có chức năng như tay nắm để leo trèo trên đá, tường và những địa hình khác. Loài cá này rất hiếm và phải sau hơn 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học mới tìm thấy chúng. Trên thực tế, có khá nhiều loài cá đi bộ, cho dù chúng không thực sự là cá.
Cá vảy chân
210411kyla07.jpg


Loài này, con đực có kích thước chỉ bằng 1/20 so với con cái. Những cô nàng cá vảy chân to xác thực sự là xấu gái với răng hình lưỡi câu nổi bật. Những con đực có những đốm màu nhỏ rất khó để phát hiện. Con đực làm nhiệm vụ đào hang bằng răng của mình, và sống ký sinh suốt đời trên con cái. Loài này sống sâu dưới đáy biển.
Cá Candiru
210411kyla08.jpg


Bạn đã bao giờ nghe thấy câu chuyện về con cá đã chui tọt vào... dương vật một người đàn ông, và chễm chệ sống trong đó chưa? Con cá bé nhỏ mà vô cùng nguy hiểm đã "kiếm mồi" và khiến người đàn ông xuất huyết. Loài cá này rất nhỏ, mỏng, thường xâm nhập và phá hoại niệu đạo của con người, sống ký sinh trên cơ thể người. Quả là đáng sợ phải không
 
N

nhoxsoi_kute

loài vật gây hại

1. Ốc bươu vàng (OBV)

4286_img_0064b_215.jpg

Trứng ốc bươu vàng

Xuất xứ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam từ 15 năm trước, OBV đã trở thành dịch hại lúa và khó phòng trừ nhất ở nước ta. Chúng sống ở nhiều nơi có nước như ao, đầm lầy, đầm sen, kênh mương nước, ruộng lúa. OBV nhờ hệ thống hô hấp đặc biệt: vừa thở được bằng mang dưới nước, vừa thở được bằng phổi trong không khí, nên chúng chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt như ô nhiễm, tù đọng thiếu ôxy.

OBV di chuyển rất dễ dàng và nhanh chóng qua con đường nước (sông, kênh mương, nước ngập tràn). Đến năm 1998, 57/64 tỉnh thành và 309/534 huyện trong cả nước đã bị nhiễm OBV. 109 nghìn ha lúa; 3,5 nghìn ha rau muống; 15km2 mặt nước ao hồ, 4 km2 sông rạch đã bị nhiễm OBV năm 1997. OBV được xác định là loài sinh vật ngoại lai và tháng 5/1998 được Chính phủ ta xác định như là dịch hại cây trồng nguy hiểm (đối tượng kiểm dịch nhóm II).

Trung bình mỗi năm, OBV “ăn” hết hơn 200.000ha lúa. Ngoài lúa, OBV còn hại tảo, rau muống, khoai sọ, trứng và được ví như máy nghiền vì có thể ăn liên tục trong 24 giờ. Đặc biệt, gần đây chúng còn gặm vỏ cây tràm mới trồng, gây chết cây ở vùng Đồng Tháp Mười.

2. Rùa tai đỏ

Rua%20tai%20do%20%281%29.jpg

Rùa tai đỏ là sinh vật ngoại lai vô cùng nguy hiểm

Rùa tai đỏ được nhập từ Nam Mỹ vào Việt Nam để nuôi làm cảnh và hiện nay đã thoát ra môi trường tự nhiên. Hiện rùa tai đỏ đã lan tràn tại nhiều địa phương như Vĩnh Long, Cần Thơ, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thái Bình... chủ yếu để nuôi làm cảnh.

Rùa tai đỏ là loài ăn tạp, thức ăn của chúng thay đổi theo lứa tuổi. Khi nhỏ ăn thịt, lớn hơn chúng ăn thực vật. Đến khi trưởng thành, chúng ăn tạp bất kể động vật hay thực vật như: tảo, bèo tấm; các loài thực vật thủy sinh, nòng nọc, cá nhỏ, giáp xác. Khi thoát ra ngoài tự nhiên, chúng đã sinh sôi và phát triển nhanh trong các thủy vực, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh quyết liệt với loài rùa bản địa và gây tổn hại đến hệ sinh thái thủy vực, đặc biệt là tính đa dạng sinh học.

3. Tôm đỏ

tomrong1.jpg

Tôm hùm đỏ được phát hiện rất nhiều ở Việt Nam

Nhìn bề ngoài, tôm đỏ trông rất dữ với hai càng to như càng cua dùng để đào hang đẻ trứng, trú đông, tranh giành thức ăn, đấu tranh sinh tồn. Vòng đời ngắn, sinh sản nhanh, lại có thể di chuyển trên cạn nên khả năng tôm hùm đỏ phát triển tràn lan khi thoát ra ngoài môi trường là rất lớn. Ngoài bản tính hung hăng, ăn tạp, tôm hùm đỏ còn có khả năng thích nghi tốt với môi trường nên sẽ là mối đe dọa đối với các loại tôm đang thả nuôi ở Việt Nam.

4. Chuột Hamters (Chuột hải ly)

Day%201.JPG

Chuột hải ly con 1 ngày tuổi

DSC00243.jpg


Chuột hải ly được nhập vào Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX với mục đích làm loài vật nuôi, tạo thu nhập bổ sung cho nông dân do nó cung cấp thịt để ăn, da và lông để xuất khẩu, ruột để sản xuất chỉ tự tiêu. Rất may là được các nhà khoa học cảnh báo sớm, Cục Khuyến nông - Khuyến lâm và Cục Thú y đã hành động kịp thời để ngăn chặn việc nhập loài này vào Việt Nam. Các cơ quan chức năng đã thành lập một tổ công tác giải quyết các vấn đề liên quan đến Chuột hải ly.

Tính đến cuối năm 2002, khoảng 4.000 con Chuột hải ly đã bị tịch thu và tiêu hủy. Hiện loài này được cho là đã loại bỏ khỏi Việt Nam

5. Bọ cánh cứng hại dừa (Bọ ăn lá hại dừa)

20447039_images628965_images159254_ongkisinh.jpg

Ấu trùng của bọ cánh cứng hại dừa

Bọ ăn lá hại dừa được phát hiện vào tháng 4/1999 ở tỉnh Bến Tre. Bọ xâm nhập qua con đường nhập khẩu cây cảnh thuộc họ cau dừa từ các nước châu Á; đặc biệt là các cây họ cau dừa dùng làm cảnh và cây cọ dầu. Bọ cũng đã lan tràn khắp đất nước Campuchia.

Dịch bọ ăn lá hại dừa bùng phát rất nhanh và chỉ trong vòng hơn một năm (tháng 7/2000) đã lan tràn, gây hại cho hơn 30 tỉnh thành thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đông Nam bộ và Nam Trung bộ. Đến cuối năm 2003, dịch bọ ăn lá hại dừa đã xuất hiện tại khắp các tỉnh thành trong cả nước, nặng nhất là ở các vùng trồng dừa tập trung ở ĐBSCL và Trung bộ. Tới nay, dịch hại này vẫn còn là mối đe dọa lớn đối với các vùng trồng dừa nước ta.

7. Ốc sên


snail%20oc%20sen.jpg

Có nguồn gốc từ lục địa châu Phi và loài ốc cạn ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam những năm 1960, đến nay ốc sên đã trở thành sinh vật gây hại cây trồng cạn từ đồng bằng đến miền núi. Hàng năm vào khoảng tháng 3 là mùa sinh sản của ốc sên. Ở một số nơi như đồng bằng và trung du Bắc bộ, Tây Nguyên, ốc sên đã gây thiệt hại cho các vườn chuối, vườn rau, đậu và các cây trồng khác.

8. Sâu róm thông

VietGiaiTri.Com-66d0bfce.jpg


images.jpg

Lông sâu róm là nguyên nhân của một số chứng dị ứng và mẩn ngứa​

Sâu róm thông xâm nhập vào Việt Nam từ những năm 1950 cùng với việc nhập nội và gieo trồng một số giống thông từ Trung Quốc như thông đuôi ngựa. Vào những năm 1965 - 1970, sâu róm thông gây ra những trận dịch lớn đối với rừng thông ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh và trở thành đối tượng gây hại nghiêm trọng.

Các năm 2003, 2005 đã ghi nhận nạn dịch sâu róm hại thông nghiêm trọng tại Thanh Hóa, Nghệ An. Hiện nay, dịch sâu róm thông đã lan vào các tỉnh Bắc Trung bộ (từ Thanh Hóa đến Quảng Bình) và có nguy cơ lây lan đến các tỉnh khác. Công tác phòng trừ sâu róm thông ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn
 
N

nhoktsukune

1. Cua “Hoff”
ImageHandler.ashx

Cua “Hoff” bò đầy xung quanh các miệng phun thủy nhiệt.

Đầu tiên là loài cua “Hoff” (“Hoff” crab) có lông rậm ở phần ngực được lấy theo tên của nam diễn viên người Mỹ David Hasselhoff có bộ ngực trông khá hoàn hảo. Loài cua này “nuôi”vi khuẩn trên bộ lông ngực rậm rạp, sau đó lấy vi khuẩn làm thức ăn.

Điều kỳ lạ là chúng sống tràn ngập xung quanh những miệng phun thủy nhiệt có độ sâu khoảng 2,5km dưới vùng biển Nam cực - nơi có nhiệt độ rất nóng khó loài nào có thể tồn tại.


2. Cá băng
ImageHandler.ashx

Cá băng.

Vùng biển Nam cực còn là “ngôi nhà” của cá băng (icefish) - loài cá có thể nhìn xuyên qua cơ thể trong suốt, bên trong cơ thể chúng có chất glycoprotein chống đông - thay vì có các tế bào máu như các loài cá bình thường - giúp chúng sống được trong những dòng nước lạnh giá Nam cực.




3. Bọ đuôi bật Nam cực
ImageHandler.ashx

Bọ đuôi bật Nam cực.

Một loài động vật khác cũng có cách thức sống độc đáo là loài bọ đuôi bật Nam cực (Megaphorura arctica).

Mặc dù chỉ có chiều dài cơ thể 1-2mm, nhưng bọ đuôi bật là động vật lớn nhất sống trên cạn ở Nam cực (các loài như chim cánh cụt hay hải cẩu không được coi là động vật sống trên cạn), tạp chí National Geographic cho hay.

Hơn nữa, bọ đuôi bật nhỏ bé còn có thể tồn tại bằng cách đông rắn và tự rã đông cơ thể một cách thường xuyên.

“Bạn đặt một con bọ đuôi bật trong tủ lạnh, nó sẽ cảm thấy thoải mái khi dạo chơi ung dung trong đó”, ông Griffiths nói.





4. Nhện biển
ImageHandler.ashx

Nhện biển Nam cực.

Động vật trên cạn Nam cực thì nhỏ bé, nhưng đối với động vật biển thì trái ngược hẳn - chúng rất to lớn. Chẳng hạn như loài nhện biển (sea spider) thở bằng những “ống khí” trong cơ thể, cho phép nhiều lượng oxy được hấp thụ vào, do đó cơ thể chúng ngày càng phát triển to lớn theo thời gian.

Có thể làm phép so sánh như sau: một con nhện biển ở châu Âu có kích thước chỉ bằng một móng tay nhỏ, nhưng một con nhện biển ở Nam cực có kích thước to bằng một cái đĩa ăn.

“Nhện biển sống phổ biến và có nhiều loài ở Nam cực hơn bất cứ nơi nào trên Trái đất”, ông Griffiths nhận định.




5. Bọt biển thủy tinh
ImageHandler.ashx

Bọt biển thủy tinh Nam cực.

Loài bọt biển thủy tinh (glass sponges) có cấu tạo cơ thể cứng do bộ xương của chúng được tạo nên từ hợp chất silic điôxít (còn lại silica) có độ cứng cao.

Loài bọt biển này sống phổ biến và “thống trị” dưới vùng biển Nam cực, cung cấp môi trường sống cho hằng trăm loài động vật khác.

Trên cơ thể của bọt biển thủy tinh có các bộ phận như kim, có thể đâm và “mắc kẹt” trong da, vì thế ông Griffiths cần lưu ý điều này khi con người muốn đụng đến chúng



Pic đang đứng trước bờ vực thẳm=))
 
N

nhoxsoi_kute

các bạn coi tiếp nha nếu hay thì thank

1. Mực heo

Thân hình tròn xoe của loài mực này khiến người ta đặt cho nó một cái tên rất đáng yêu là “mực heo” đó các bạn ạ. Những chiếc râu trên phía đỉnh đầu thì nom giống như những sợi tóc quăn tít, đôi mắt tròn xoe lúc nào cũng mở to trông rõ là kute nữa chứ!
100618cl3sinhvatbien-1.jpg

Nhìn như một chú heo ống tiết kiệm tiền của teen mình vậy. (Ảnh: DRB)
100618cl3sinhvatbien-2.jpg

Có phần hơi ục ịch nhưng đáng yêu đấy chứ! (Ảnh: DRB)


Vì bơi rất chậm chạp nên chúng thường để cho mình tự trôi theo dòng nước đấy, về khoản lười này cũng giống heo ghê!

2. Ốc lưỡi Famingo

Đây là những con ốc biển nhỏ đầy màu sắc và thường bám vào các rặng san hô mềm dưới biển để sinh sống. Chúng thường được tìm thấy ở vùng biển Caribe.
100618cl3sinhvatbien-3.jpg

Ốc "nở hoa" nè. (Ảnh: DRB)
100618cl3sinhvatbien-4.jpg

Trông chúng như những cây nấm đầy màu sắc! (Ảnh: DRB)


Tuy nhiên loài ốc này chỉ đẹp, rực rỡ màu sắc khi chúng còn sống. Khi chết đi, chúng chỉ là những màu trắng nhợt nhạt xấu xí.

3. Hải sâm lông

Giống như tên gọi, loài hải sâm này bao bọc bơi lớp lông dày. Bạn có thể thấy chúng bò hoặc lăn trên đáy biển Caribe, Bahamas, hay Florida. Và nếu bạn xé chúng ra từng mảnh, thì chẳng có vấn đề gì… chúng sẽ tái tạo lại ngay lập tức.

100618cl3sinhvatbien-5.jpg


Đá ngầm hay là hải sâm?? (Ảnh: DRB)

100618cl3sinhvatbien-6.jpg
 
X

xuancuthcs


tn_mekongsp161281.jpg
Một loài rắn nhỏ nằm gọn trong lòng bàn tay

tn_mekongsp161282.jpg
Loài nhện có những cái chân dài tới 30cm được tìm thấy ở Lào

tn_mekongsp161283.jpg
Loài rết có màu hồng sặc sỡ rất đặc biệt

tn_mekongsp161284.jpg
Loài chuột đá ở Lào

tn_mekongsp161285.jpg
Loài thỏ có lông vằn

tn_mekongsp161287.jpg
Thằn lằn Phong Nha-Kẻ Bàng, tên khoa học: Cyrtodactylus phongnhakebangensis, được tìm thấy tại Việt Nam

tn_mekongsp161288.jpg
Một loài dơi có lông mịn như len

tn_mekongsp161289.jpg
Thằn lằn chân ngắn, tên khoa học Lygosoma boehmei, cũng được phát hiện ở Việt Nam

tn_mekongsp1612810.jpg
Loài rắn xanh có tên khoa học là Trimeresurus gumprechti

tn_mekongsp1612811.jpg
Loài nhện độc được tìm thấy ở Lào

tn_mekongsp1612812.jpg
Loài ếch xuất hiện tại Thái Lan

tn_mekongsp1612813.jpg
Ếch xanh được tìm thấy ở Campuchia
 
X

xuancuthcs

55204219-tuannvocean15.jpg

Cá thái dương
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cá mập Megamouth[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean14.jpg
[/FONT][FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đây là loài cá mập vô cùng quý hiếm và rất đặc biệt dưới lòng đại dương. Chúng được phát hiện vào năm 1976, tới nay, mới chỉ một vài người có may mắn được nhìn thấy nó. Loài cá này được các nhà khoa học, thám hiểm ghi lại hình ảnh 39 lần và chỉ có 3 lần quay được những thước phim ngắn. Cũng giống như một số loài cá mập và cá voi khác, Megamouth khi bơi thường há miệng rất to khi bơi.
[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Quái vật đuôi rắn mình dê đầu sư tử[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean13.jpg
[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Loài động vật bí hiểm dưới biển sâu này có tên gọi rất lạ: quái vật đuôi rắn mình dê đầu sư tử. Chính chiếc mõm rất dài của chúng là một công cụ rất hiệu quả trong việc săn mồi. Chúng thường dùng nó khuya đi khua lại trên mặt nước để bắt mồi.
[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Fangtooth[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean12.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Đặc điểm nổi bật của loài động vật này là chúng có những chiếc răng nanh lớn. Chúng là loài cá nhỏ và vô hại đến con người. Chiều dài cơ thể tối đa của chúng chỉ đạt khoảng 16cm. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Lươn Pelican [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean11.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Lươn Pelican có đặc điểm nổi bật là miệng lớn hơn rất nhiều so với cơ thể. Chính vì miệng lớn nên khi nó mở rộng có thể nuốt được những loài động vật lớn hơn nó rất nhiều. Đây cũng là lợi thế của loài lươn kỳ quái này trong quá trình săn mồi. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Mực phủ Blue – Ringed[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean10.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Loài mực đặc biệt này có kích thước tương đương một quả bóng golf nhưng nọc độc của nó đủ để giết chết con người. Tới nay vẫn chưa có thuốc giải độc của loại mực này. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Loài rắn cá[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean9.jpg
[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Rắn cá này là một loài thú ăn thịt dữ tợn và chúng hầu như có mặt ở hầu hết các địa điểm trên thế giới. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Grenadiers[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean8.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Loài động vật này có đầu tròn và thân hình nhỏ dần về phía đuôi. Chúng thường săn mực lá, cá làm thức ăn. Các con đực thường phát ra một âm thanh rất đặc biệt để thu hút con cái. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Mực Ma cà rồng[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean7.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Loài mực này được che phủ hoàn toàn bởi ánh sáng phát ra từ một cơ quan trong cơ thể. Chúng có khả năng phát sáng trong thời gian vài phút. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Mực thủy tinh[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean6.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cơ thể của loài mực này giống như một trái bóng với đôi mắt luôn luôn mở to. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Mực khổng lồ[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean5.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Loại mực lá khổng lồ này được biết đến như là một trong những loài động vật lớn nhất trên thế giới với chiều dài có thể đạt đến hơn 18m. Chúng được coi là loài động vật không xương sống lớn nhất thế giới. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Động vật đẳng túc khổng lồ[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean4.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Loài động vật này sống trong môi trường lạnh và sâu ở đáy Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cá bóng[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean3.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Loài động vật này rất kiêu hãnh khi được tôn vinh là loài cá có vảy chân đầu tiên được tìm thấy ở khu vực biển sâu. Chúng được phát hiện ở Greenland lần đầu tiên vào năm 1833. Chiều dài của chúng khoảng hơn 50cm. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Loài rồng đen Thái Bình Dương [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean2.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Những con rồng đen cái có chiều dài khoảng 61 cm. Chúng có răng và ria dài. Những con đực thường nhỏ hơn nhiều, chỉ dài khoảng 8cm và có màu nâu nhạt. Chúng không có răng và không có dạ dày. Vì không thể ăn nên thời gian sống của những con đực khá ngắn. [/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Loài giáp xác hai loại chân[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
55204219-tuannvocean1.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Loài động vật kì lạ này có tên gọi là là loài giáp xác hai loại chân là một trong số những loài động vật dưới đại dương được tìm thấy trong thời gian gần đây. Chúng chủ yếu sống ở khu vực biển Bắc Đại Tây Dương. [/FONT]

 
X

xuancuthcs

[YOUTUBE]7eE6KVQvZHU[/YOUTUBE]
Thủy quái ở mỹ mới được phát hiện
Píc này hay thật mọi người ủng hộ như vậy mà chẳng thấy nhoxsoi thank cái gì chán quá:p
 
X

xuancuthcs

có thể tham khảo tại đây
--------------------------------------------------------------------------------------------
 
G

gunnytung

qua bài học này tôi biết được rất nhiều điều lý thú và bổ ích .cảm ơn bạn nhiều
 
N

nhoxsoi_kute

ko có chi bạn à cái này nói về những thứ mà ta gọi là quái vật bạn nhé nó cũng do 1 phần biến động mà ra nếu bạn chụi học va đọc thì bạn sẽ thấy nó hay chỗ nào nhe` ;))
 
Top Bottom