1.Tảo là những thực vật bậc thấp vì cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu khác nhau và luôn có chất diệp lục.
2.nhóm 1 lá mầm:hoa hiên;Phong lan; lúa mì
nhóm 2 lá mầm:thầu dầu;Mộc lan ;hồng
phân biệt:
1. Cây hai lá mầm và cây một lá mầm
a. Phân loại
- Các cây hạt kín chia làm 2 lớp: Lớp một lá mầm và lớp 2 lá mầm
- Các cây hạt kín có thể có:
+ Kiểu rễ cọc hay kiểu rễ chùm
+ Kiểu gân lá hình cung, hình mạng hay kiểu gân lá hình cung, song song
+ Kiểu hạt hai lá mầm hay kiểu hạt một lá mầm của phôi
b. Phân biệt bước đầu
- Phân biệt cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm
+ Cây hai lá mầm có rễ cọc, thân cột, gân lá hình mạng
+ Cây một lá mầm có rễ chùm, thân cỏ, gân lá song song
* Chung
- Giữa hai lớp một lá mầm và hai lá mầm có có một đặc điểm phân biệt quan trọng (nhưng ta không thể nhìn thấy trên một cây đã phát triển) đó là số lá mầm của phôi ở trong hạt. Cũng từ đặc điểm này người ta đặt tên cho mỗi lớp
- Số lá mầm của phôi là tiêu chuẩn chính để phân biệt 2 lớp, nhưng thường khó nhận thấy khi quan sát hình dạng ngoài của cây. Vì vậy người ta phải dựa vào các dấu hiện khác dễ nhận biết hơn (rễ, thân, lá…)
- Thân cũng là một dấu hiệu giúp phân biệt: hầu hết các cây thuộc lớp một lá mầm đều có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cau, dừa, tre, nứa…) còn các cây hai lá mầm thì có thân đa dạng hơn (thân gỗ, thân cỏ, thân leo…)
2. Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
- Thực vật hạt kín rất đa dạng, trong thiên nhiên có thể gặp những trường hợp ngoại lệ, ví dụ: có cây hoa không cánh hoặc ngược lại rất nhiều cánh, lá của một vài cây hai lá mầm có khi có các gân chính xếp hình cung… Trong những trường hợp này, để nhận biết cây thuộc lớp nào cần phải dựa và nhiều đặc điểm khác nhau chứ không thể chỉ dựa vào một đặc điểm nào đó
3. Tóm tắt:
- Các cây hạt kín được chia thành 2 lớp: lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm
- Hai lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi; ngoài ra còn một vài dấu hiệu phân biệt khác như kiểu rể, gân lá, số cánh hoa, dạng thân…