Sinh [Sinh 6] Đề cương ôn tập

C

choinhieuhocsieu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I/ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
1-Đặc điểm chung của thực vật, vai trò của thực vật.
2-Thực vật có hoa và thực vật không có hoa, cây một năm và cây lâu năm.
3-Đặc điểm của cơ thể sống, đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật và các sinh vật khác.
II/TẾ BÀO THỰC VẬT
1-Cấu tạo tế bào, sự lớn lên và phân chia tế bào.
2-Khái niệm về mô.
III/RỄ
1-Các kiểu rễ, các miền của rễ, biến dạng của rễ.
2-Cấu tạo trong của miền hút liên quan đến chức năng chính.(sơ đồ con đường hút nước và muối khoáng
hòa tan qua lông hút).
IV/THÂN
1-Cấu tạo ngoài của thân, các loại thân, biến dạng của thân.
2-Sự dài ra của thân, sự to ra của thân.
3-Cấu tạo trong của thân, vận chuyển các chất trong thân.
V/LÁ
1-Đặc điểm hình dạng ngoài và cấu tạo trong của phiến lá liên quang đến chức năng của lá.(các hoạt động chức năng, vai trò, ý nghĩa)
2-Các loại lá, cách mọc của lá, biến dạng của lá.
VI/SINH SẢN SINH DƯỠNG
1-Khái niệm, các hình thứ sinh sản sinh dưỡng (tự nhiên, do con người).
2-Ý nghĩa sinh sản sinh dưỡng.
Giúp với bà con.........
:khi::khi::khi::khi:
:khi (76)::khi (76)::khi (76)::khi (76):

:khi (59)::khi (59)::khi (59):
:khi (188)::khi (188)::khi (188)::khi (188):

~~ chú ý tiêu đề:

[Sinh học 6] + tiêu đề

không sử dụng màu đỏ trong bài viết (đã sửa)
 
Last edited by a moderator:
D

duonghongsonmeo

1-Đặc điểm chung của thực vật, vai trò của thực vật.
đều lớn lên
sinh sản
lấy các chất cần thiết
loại bỏ các chất cần thiết
2-Thực vật có hoa và thực vật không có hoa, cây một năm và cây lâu năm.
có hoa
có cơ quan sinh dưỡng
cơ quan sinh sản
không hoa
có cơ quan sinh dưỡng
không có cơ quan sinh sản
cây 1 năm
lớn lên
sinh sản
chết đi
trong 1 năm
cây lâu năm
lớn lên
sinh sản
chết đi
trong nhiều năm
3-Đặc điểm của cơ thể sống, đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật và các sinh vật khác.
lớn lên
sinh sản
lấy các chất cần thiết
bỏ các chất không cần thiết
( một số loài có thể gi chuyển)
thực vật không thể di chuyển
các sinh vật khác có thể di chuyển
;););):)>-:)>-:)>-:D:D:D
 
D

duonghongsonmeo

II/TẾ BÀO THỰC VẬT
1-Cấu tạo tế bào, sự lớn lên và phân chia tế bào.
gồm 2 vách tế bào
nhân
màng sinh chất
chất tế bào
luc lạp
không bào
2-Khái niệm về mô.
có hình dạng
cấu tạo dống nhau
cùng thực hiện 1 chức năng


III/RỄ
1-Các kiểu rễ, các miền của rễ, biến dạng của rễ.
rễ coc và rễ chùm
miền sinh trưởng
miền trưởng thành
miền hút
miền chóp rễ
rễ củ
rễ móc
rễ thở
rễ giác mút
2-Cấu tạo trong của miền hút liên quan đến chức năng chính.(sơ đồ con đường hút nước và muối khoáng
hòa tan qua lông hút).
liên quan đến mạch gỗ
đất => lông hút=>vỏ => mạch gỗ


~~chú ý không dùng chữ màu đỏ (đã sửa)
 
Last edited by a moderator:
D

duonghongsonmeo

IV/THÂN
1-Cấu tạo ngoài của thân, các loại thân, biến dạng của thân.
chồi ngọn
chồi nách
thân chính
cành
thân đứng
thân leo
thân bò
thân củ
thân rễ
thân mọng nước

2-Sự dài ra của thân, sự to ra của thân.
cả hai đều do sự lớn lên và phân chia tế bào
3-Cấu tạo trong của thân, vận chuyển các chất trong thân.
giống cấu tạo của miền hút
 
C

choinhieuhocsieu

I/ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
1-Đặc điểm chung của thực vật, vai trò của thực vật.
Đặc điểm chung của thực vật: Thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú nhưng chúng có một số đặc điểm chung:
+Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
+Phần lớn không có khả năng di chuyển.
+Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Vai trò của thực vật: Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của tất cả các sinh vật trên Trái Đất và kể cả con người. Thực vật giúp ổn định hàm lượng khí O2 và CO2 trong không khí ; làm giảm ô nhiễm môi trường; giúp giữ đất, chống xói mòn; góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán; cung cấp oxi, thức ăn cho động vật; cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
2-Thực vật có hoa và thực vật không có hoa, cây một năm và cây lâu năm.
TV có hoa: đến một thời kì nhất định trong đời sống thì ra hoa, tạo quả và kết hạt.
TV không có hoa: thì cả đời chúng không bao giờ có hoa.
Cây một năm: có vòng đời kết thúc trong vòng một năm.
Cây lâu năm: thường ra hoa kết quả nhiều lần trong đời.
3-Đặc điểm của cơ thể sống, đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật và các sinh vật khác.
Đặc điểm của cơ thể sống: Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng:
+Trao đổi chất với môi trường.
+Lớn lên và sinh sản.
Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật và các sinh vật khác:
+Cơ quan sinh dưỡng là rễ, thân, lá.
+Cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt hoặc quả, hạt.
II/TẾ BÀO THỰC VẬT
1-Cấu tạo tế bào, sự lớn lên và phân chia tế bào.
Cấu tạo tế bào:
+Vách tế bào (chỉ có ở tế bào thực vật). +Màng sinh chất. +Chất tế bào. +Nhân.
Và một số thành phần khác: không bào, lục lạp (ở tế bào thịt lá),…
Sự lớn lên của rế bào: Các tế bào con là những ế bào non, mới hình thành có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần thành những tế bào trưởng thành.
Sự phân chia tế bào: Tế bào được sinh ra và lớn lê đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con, đó là sự phân bào. Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành hai nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con.
2-Khái niệm về mô.
Mô: là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
III/RỄ
1-Các kiểu rễ, các miền của rễ, biến dạng của rễ.
Các kiểu rễ: Có hai loại rễ chính: rễ cọc và rễ chùm. Rễ cọc gồm rễ cái và ác rễ con. Rễ chùm gồm những rễ con mọc ra từ gốc thân.
Các miền của rễ:
Các miền của rễ Chức năng chính của từng miền
Miền trưởng thành có các mạch dẫn Dẫn truyền
Miền hút có các lông hút Hấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia) Làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễ Che chở cho đầu rễ
Biến dạng của rễ: Một số loại rễ biến dạng thực hiện các chức năng khác của cây như:
+Rễ củ chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả: củ sắn, củ cải, củ cà rốt,…
+Rễ móc bám vào trụ, giúp cây leo lên: cây trầu không, vạn thanh niên, hồ tiêu,…
+Rể thở giúp cây hô hấp trong không khí: cây bụt mọc, bần, mắm,…
+Giác mút lấy thức ăn từ cây chủ: Tầm gửi, tơ hồng,…
2-Cấu tạo trong của miền hút liên quan đến chức năng chính.(sơ đồ con đường hút nước và muối khoáng hòa tan qua lông hút).
Cấu tạo trong của miền hút liên quan đến chức năng chính: cấu tạo miền hút gồm hai phần chính:
+Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài ra có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút trụ giữa.
+Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ.
Sơ đồ:

IV/THÂN
1-Cấu tạo ngoài của thân, các loại thân, biến dạng của thân.
Cấu tạo ngoài của thân: thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
Các loại thân: Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia thân làm ba loại: Thân đứng (thân gỗ, thân cột, thân cỏ), Thân leo (bằng tua cuốn, bằng thân quấn) và thân bò.
Biến dạng của thân: một số loại thân biến dạng thực hiện các chức năng khác của cây như: thân củ, thân rễ, chứa chất dự trữ; thân mọng nước dự trữ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn.
2-Sự dài ra của thân, sự to ra của thân.
Sự dài ra của thân: thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
Sự to ra của thân: thân cây gỗ tỏa do sự phân chia chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
3-Cấu tạo trong của thân, vận chuyển các chất trong thân.
Cấu tạo trong của thân:
Các bộ phận của thân Cấu tạo của từng bộ phận Chức năng của từng bộ phận
Biểu bì
Vỏ
Thịt vỏ
• Gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau Bảo về các phần trong của thân
• Gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn
• Một số tế bào chứa chất diệp lục Tham gia dự trữ và quang hợp
Một ádsadvòng bó mạch

Trụ giữa
Ruột
• Mạch rây: gồm những tế bào sống vách mỏng Vận chuyển các chất hữu cơ
• Mạch gỗ: gồm hững tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào Vận chuyển nước và muối khoáng
• Gồm những tế bào có vách mỏng Chứa chất dự trữ
Vận chuyển các chất trong thân: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ. Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.
V/LÁ
1-Đặc điểm hình dạng ngoài và cấu tạo trong của phiến lá liên quang đến chức năng của lá.(các hoạt động chức năng, vai trò, ý nghĩa).
Đặc điểm hình dạng bên ngoài: lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân.
+Phiến lá: màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất của lá.→thu nhận được nhiều ánh sáng.
+Gân lá: 3 kiểu gân lá:
•Gân lá hình mạng.
•Gân lá hình cung.
•Gân lá song song.
Cấu tạo trong của phiến lá:
Phiến lá cấu tạo bởi: Lớp tế bào biểu bì trong suốt, vách phía ngoài dày có chức năng bảo về lá. Trên biểu bì (chủ yếu ở mặt dưới lá) có nhiều lỗ khí hoạt động đóng mở giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước.
Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm hai lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
Gân lá nằm xen kẽ phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây, có chức năng vận chuyển các chất.
2-Các loại lá, cách mọc của lá, biến dạng của lá.
Các loại lá: có hai nhóm lá chính: lá đơn và lá kép.
+Lá đơn, ví dụ lá mồng tơi: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc.
+Lá kép, ví dụ hoa hồng: có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến (gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở trên cuống chính, không có ở cuống con, thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
Cách mọc của lá: lá trên cây xếp theo ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xép so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
VI/SINH SẢN SINH DƯỠNG
1-Khái niệm, các hình thức sinh sản sinh dưỡng (tự nhiên, do con người).
Khái niệm:
+SSSDTN là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
+SSSDDN là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm mục đích nhân giống cây trồng.
Các hình thức:
+SSSDTN: những hình thức SSSDTN thường gặp ở cây có hoa là: ss bằng thân bò (rau má); ss bằng thân rễ củ (khoai lang); ss bằng thân rễ (dong ta); ss bằng lá (thuốc bỏng).
+SSSDDN có các hình thức sau:
•Giâm cành: là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.
•Chiết cành: là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
•Ghép cây: là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của mọt cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
•Nhân giống vô tính trong ống nghiệm: là phương pháp tạo ra rất nhiều cây mới từ một mô.
2-Ý nghĩa sinh sản sinh dưỡng.
SSSDTN: ss bằng thân bò, ss bằng thân rễ củ, ss bằng thân rễ, ss bằng lá là cách SSSDTN của cây tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cá thể, phát triển nòi giống.
SSSDDN: giâm cành, chiết cành, phép cây, nhân giống vô tính là cách sinh sản do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng.
 
M

meoulam1999

Có 3 kiểu gân lá là:
-Gân hình mạng
-Gân hình song song
-Gân hình cung
 
Top Bottom