Sinh [Sinh 11] Vận chuyển các chất trong cây

nguyenthithuvan200@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
20 Tháng tám 2017
4
4
6
  • Like
Reactions: Shmily Karry's

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Cho mình hỏi câu này làm s vậy ạ?
1.Tìm các thí nghiệm chứng minh trong cây có áp suất rễ lực đẩy và lực hút nước của tán lá?
2.Tại sao thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây?
Cảm ơn ạ!
2.
Nói là tai họa bởi vì trong quá trình sinh trưởng thưc vật (hay các sinh vật khác cũng vậy) đều cần một lượng rất lướn nước cho cơ thể. Nhưng lượng nước thoát ra của thoát hơi nước là rất lớn nên việc cần thiết hấp thu lại một lượng nước lớn hơn nó là một điều khá khó khăn ở trong môi trường.
Còn tất yếu là vì sự thoát hơi nước nó sẽ tạo ra một lực hút ở lá tăng khả năng hấp thu nước của cây, đồng thời các khí khổng mở ra sẽ làm cho CO2 từ bên ngoài đi vào trong giúp cây thực hiện quá trình quang hợp.

Cho mình hỏi câu này làm s vậy ạ?
1.Tìm các thí nghiệm chứng minh trong cây có áp suất rễ lực đẩy và lực hút nước của tán lá?
2.Tại sao thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây?
Cảm ơn ạ!
1.
Thiết kế thí nghiệm chứng minh hiện tượng áp suất rễ.
Trả lời
- Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ, bằng chứng là hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt:
- Hiện tượng rỉ nhựa: cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy những giọt nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt. Điều đó chứng tỏ có một áp lực đẩy nước lên từ rễ vì khi đó không còn bộ lá nữa nên không còn lực kéo của thoát hơi nước.
- Hiện tượng ứ giọt: úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau một đêm thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. Như vậy không khí trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá.

nguồn FB
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Oahahaha
Top Bottom