[Sinh 11] Sinh học nâng cao

N

natural_tam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Đây là tài liệu mình tự soạn cũng như sưu tầm. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Có gì các bạn góp ý thêm giúp mình

1. Lý thuyết:
a. Chương 1: Chuyển hoá vật chất và năng lượng.
 Phần A: Sinh học thực vật:
• Trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng và nitơ - Quang hợp và hô hấp.
Vai trò của rễ với hô hấp và trao đỏi khoáng:
- Tạo năng lượng ATP cung cấp cho hút khoáng chủ động.
- Tạo sản phẩm trung gian cho hút khoáng chủ động.
- Tạo áp suất thẩm thấu cao trong dịch bào giúp cho hút nước và khoáng.
- Tạo CO2, CO2+H2O ->H2CO3-+H+, H+ sinh ra thực hiện hút bám trao đổi với iion khoáng trên bề mặt keo đất.
2. Vai trò cuả các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng

- Là thành phần không thể thiếu được ở hầu hết các enzim.
- Hoạt hoá cho các enzim.
- Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ – kim loại (hợp chất cơ kim). Hợp chất này có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất.
1. Nguồn nitơ cho cây
- Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây:
+ N2 cuả khí bị oxi hoá dưới điều kiện to, áp suất cao.
+ Quá trình cố định nitơ khí quyển.
+ Quá trình phân giải cuả các vi sinh vật.
+ Nguồn phân bón dưới dạng amôn và nitrat.
2.Quá trình khử nitơ khí quyển
- Thực chất: Đây là quá trình khử nitơ khí quyển thành dạng nitơ amôn: N2 -> NH4+
- Đối tượng thực hiện:
+ Các vi khuẩn tự do: Azotobacter, Clostridium, Anabaena, Nostoc, …
+ Các vi khuẩn cộng sinh: Rhizobium trong nốt sần rễ cây họ Đậu, Anabaena azollae trong bèo hoa dâu.
- Cơ chế (tóm tắt): SGK
Điều kiện để quá trình cố định Nito trong khí quyển có thể xảy ra là:
- Có lực khử mạnh
- Được cung cấp năng lượng ATP
- Có sự tham gia của enzim nitrogenaza
- Thực hiện trong điều kiện kị khí
Quá trình biến đổi Nitơ trong cây
1. Quá trình khử NO3-
- Quá trình khử nitrát (NO3-):
NO3- ==> NO2- ==> NH4+ với sự tham gia cuả các enzim khử reductaza.
NO3- + NAD(P)H + H+ + 2e- ==> NO2- + NAD(P)+ + H2O
NO2- + 6 Feređoxin khử + 8H+ + 6e- ==> NH4+ + 2H2O
2. Quá trình đồng hoá NH3 trong cây
- Quá trình hô hấp cuả cây tạo ra các axit (R-COOH) và nhờ quá trình trao đổi nitơ, các axit này thêm gốc NH2 để thành các axit amin.
Có 4 phản ứng:
- Axit pyruvic + NH3 + 2H+ ==> Alanin + H2O
- Axit α xêtôglutaric + NH3 + 2H+ ==> Glutamin + H2O
- Axit fumaric + NH3 ==> Aspatic
- Axit ôxalô axêtic + NH3 + 2H+ ==> Aspactic
- Pha sáng:
+ Pha sáng gồm các phản ứng cần ánh sáng.
+ Pha sáng là pha ôxi hoá để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP và NADPH đồng thời giải phóng CO2.
- Pha tối:
+ Pha tồi gồm các phản ứng không cần ánh sáng nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ.
+ Pha tối là pha khử CO2 bằng ATP và NADPH để tạo các hợp chất hữu cơ.
Quang hợp ở các nhóm thực vật

1. Pha sáng
- Pha sáng là pha ôxi hoá để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng CO2.
- Năng lượng cuả các photon kích thích hệ sắc tố thực vật:
chdl + hv <-> chdl* <-> chdl**
chdl: trạng thái bình thường
chdl*: trạng thái kích thíc
chdl**: trạng thái bền thứ cấp
- Chất diệp lục ở trạng thái chdl* và chdl** được sử dụng cho quá trình quang phân li nước và phôtphorin hoá quang hoá để hình thành ATP và NADPH thông qua hệ quang hoá PSI và PSII. Theo phản ứng:
12H2O + 18ADP + 18P vô cơ + 12NADP+ ==> 18ATP + 12NADPH + 6CO2
Quá trình photphoryl hoá không vòng tiến hoá hon phophoryl hoá vòng vì photphoryl hoá không vòng:
- Chỉ gặp ở thực vật
- Sử dụng cả 2 hệ thống quang hoá I và II
- Sản phẩm phong phú hơn: ngoài ATP còn có NADPH và O2
2. Pha tối
- Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo các hợp chất hữu cơ (C6H12O6)
Thực vật C4 có cường do quang hợp cao do đặc điểm
- Có tế bào bao bó mạch phát triển mạnh, lục lạp lớn, cấu trúc hạt kém phát triển chứa nhiều tinh bột
- Điểm bù CO2 thấp và trong điều kiện CO2 bình thường và cường độ ánh sáng phù hợp, thực vật C4 có cường độ quang hợp cao hơn.
- Điểm no ánh sáng cao.
- Quang hợp diễn ra ỏ nhiệt độ 30-40oC
- Điểm bù nước thấp, không xảy ra hô hấp sáng.
Hô hấp ở thực vật:
1. Hô hấp ở thực vật l gì?
- Hơ hấp ở thực vật l qu trình chuyển đổi năng lượng của tế bo sống. Trong đó, cc phn tử cacbohiđrat bị phn giải đến CO2 v H2O, đồng thời năng lượng được giải phĩng v một phần năng lượng đó tích luỹ trong ATP.
2.Phương trình tổng quát :
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 +6 H2O +Năng lượng ( nhiệt + ATP)
3. Vai trị của hơ hấp đối với cơ thể thực vật:
- Thải ra nhiệt: cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho cc hoạt động sống của cơ thể thực vật.
-Tích luỹ ATP: sử dụng nhiều cho cc hoạt động sống của cy.
- Tạo ra cc sản phẩm trung gian cho cc qu trình tổng hợp cc chất hữu cơ khc trong cơ thể.
II. Các con đường hô hấp ở thực vật:
III. Hơ hấp sng:
Hơ hấp sng l qu trình hấp thụ O2 v giải phĩng khí CO2 ở ngồi sng.
- Điều kiện xảy ra : Cường độ nh sng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích luỹ nhiều.
- Enzim: Cacboxilaza.
- Vị trí : xảy ra kế tiếp nhau trong 3 bo quan lục lạp, peroxixoom, ti thể.
- Ý nghĩa:
+ Khơng tạo ra năng lượng ATP, nhưng lại tiu tốn 30- 50% sản phẩm quang hơp.
+ Tạo ra một số axit amin.
Ở cây thuốc bỏng nếu lấy lá nhai vào buổi sáng sớm ta thấy lá có vị chua còn buổi chiều thì có vị hơi nhạt vì:
- Cây thuốc bòng thuộc nhóm thục vật CAM , ban đêm khí khổng mở thực hiện cố định CO2 lần 1 tạo axit malic, nên sau một đêm axit malic tích luỹ nhiều nên lá có vi chua.
- Ban ngày khí khổng đóng, một lượng axit malic được biến đổi để cố định CO2 lần 2 nên lá có vị nhạt.
 
N

natural_tam

 Phần B: Sinh học động vật:
• Tiêu hoá - Hô hấp - Tuần hoàn - Cân bằng nội môi.
1. ĐV chưa có cơ quan tiêu hoá:
* trùng biến hình, trùng roi....:
- t/ăn nhận vào bằng hình thức thực bào→ các không bào tiêu hoá chứa thức ăn,
- các lyzoxom tới gắn vào không bào tiêu hoá nhờ có enzim thuỷ phân trong lyzoxom vào không bào tiêu hoá thuỷ phân các dd phức tạp thành chất dd đơn giản.
- các chất dd dơn giản được hấp thụ từ không bào → ra TBC . riêng phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi TB theo kiểu xuất bào
2. Ở động vật có túi tiêu hoá
- đv có túi tiêu hoá như ruột khoang → chủ yếu tiêu hoá ngoại bào,
- thức ăn được biến đổi trong khoang tiêu hoá nhờ có enzim của TB tuyến tiết ra → chất dd đơn giản → hấp thụ qua màng TB vào TB
3. Ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá:
- cơ quan tiêu hoá của giun đã phân hoá( ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá) → tuiêu hoá gồm 2 quá trình:
+ biến đổi cơ học : nhờ tác dụng của cơ quan nghiền và cơ thành dạ dày
+ Biến đổi hh : nhờ tác dụng của enzim từ tuyến tiêu hoá tiết rabiến dổi t/a → dd hấp thụ vào máu và bạch huyết rồi cung cấp cho TB.
I. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT
1. Biến đổi cơ học
a. Ở động vật nhai lại:
Lúc ăn chúng chỉ nhai qua một lần rồi nuốt,sau đó ợ lên và nhai lại.
b. Ở động vật dạ dày đơn:
Tiêu hoá cơ học chủ yếu ở miệng, chúng nhai ở miệng kĩ hơn động vật nhai lại.
c. Gà và các loại chim ăn hạt:
Tiêu hoá cơ học chủ yếu ở dạ dày do lớp cơ của dạ dày chắc, khoẻ.
2. Biến đổi hoá học và biến đổi sinh học:
a. Ở động vật nhai lại:
- Dạ dày ở động vật nhai lại chia thành 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
- Thức ăn thức ăn được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ, khi dạ dày đã đầy thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
- Ở dạ dày cỏ vi sinh vật phát triển mạnh gây các biến đổi về mặt sinh học.
- Thức ăn được đưa đến dạ múi khế và ở đây dưới tác động của axit HCl và enzim dịch vị, vi sinh vật trở thành nguồn cung cấp prôtêin cho động vật.
- Như vậy quá trình tiêu hoá ở dạ dày bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hoá học.
b. Ở các động vật dạ dày đơn:
Quá trình biến đổi sinh học xãy ra ở ruột tịt.
Ruột tịt chứa một lượng lớn vi sinh vật.
c. Ở chim và gia cầm:
- Thức ăn được chuyển từ diều đến dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
+ Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hoá.
+ Dạ dày cơ khoẻ và chắc nghiền nát các hạt thấm dịch tiêu hoá sẽ biến đổi một phần chuyển xuống ruột.
- Ở đáy ruột, thức ăn tiếp tục biến đổinhờ các enzim có trong dịch tiêu hoá tiết ra từ tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến mật.
• Thức ăn chủ yếu của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulôzơ. Xenlulôzơ chụi sự biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật sống trong hệ tiêu hoá của động vật chủ.
• Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulôza đẻ tiêu hoá xen lulôzơ, tạo nên các sản phẩm dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên các chất sống của bản thân chúng.
- Chính vi sinh vật là nguồn bổ sung prô tê in cho cơ thể chủ.


I. TRAO ĐỔI KHÍ GIỮA CƠ THỂ VỚI MÔI TRƯỜNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT
- Hoạt động của mọi sinh vật đều cần năng lượng do hô hấp tế bào cung cấp.
- Nhờ sự ô xi hoá các chất dinh dưỡngcó trong tế bào, chủ yếu là glucô với sự có mặt của ôxi.
- Sản phẩm của quá trình là CO2 và H2O được đưa ra khỏi tế bào.
- Sự cung cấp O2 cho tế bào được lấy từ môi trường ngoài thông qua màng tế bào hoặc cơ quan hô hấp đã được chuyên hoá tuỳ mức độ tổ chức của cơ thể.
1. Sự trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể
( hình 17.2).
2. Sự trao đổi khí qua mang
- Sự trao đổi khí được thực hiện qua mang.
- Ô xi hoà tan trong nước khuếch tán vào máu, đồng thời CO2từ máu qua các lá mang, vào dòng nước chảy, nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp.
+ Ở cá là sự nâng hạ của xương nắp mang, phối hợp với sự mỡ đóng của miệng.
+ Ở tôm, cua là hoạt động của các tấm quạt nước.
3. Sự trao đổi khí qua hệ thống ống khí:
* Ở sâu bọ:
Sự lưu thông thông khí qua phổi là nhờ cơ hô hấp co giản ---> thay đổi thể tích của khoang thân.
• Ở chim phổi nằm sát vào hốc sườn ---> không thể thay đổi thể tích của khoang thân ---> sự lưu thông khí phổi được thực hiện nhờ sự co giản của hệ thống túi khí thông với phổi.
- Khi thể tích của khoang thân thay đổi theo sự co giản của cơ sườn hoặc sự nâng hạ của đôi cánh khi bay làm các túi khí phồng xẹp ---> không khí lưu thông qua các ống khí ở phổi diễn ra theo một chiều nhất định .
4. Trao đổi khí ở các phế nang
Đặc điểm trao đổi khí ở động vật Tác dụng
- Tỉ lệ S/V lớn
- Bề mặt mỏng và ẩm ướt
- Bề mặt nhiều mao mạch
- Có sự lưu thông khí - Tăng S bề mặt trao đổi khí
- Giúp O2,CO2 dễ dàng khuếch tán qua
- Chứa sắc tố hô hấp vận chuyển khí
- Tạo chênh lệch nồng độ O2 và CO2
Chim là động vật trao đổi khí hiệu quả nhất trên cạn vì:
Hệ hô hấp của chim gồm; đường dẫn khí, phổi và hệ thống túi khí. Phổi của chim bao gồm hệ thống mao mạch bao quanh. Chim có hệ hô hấp kép:
- Khi hít vào, không khí giàu oxi từ đi vào phổi và vào túi khí sau, còn không khí giàu cacbonic từ phổi vào túi khí trước.
- Khi thở ra, không khí giàu oxi từ túi khí sau đi vào phổi , còn không khí giàu cacbonic từ phổi và túi khí trước ra ngoài.

I. TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN
1. Ở động vật chưa có hệ tuần hoàn
- Các tế bào ở cơ thể đơn bào hoặc đa bào bậc thấp trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài ( lấy thức ăn, thu nhận ô xi, thải các sản phẩm không cần thiết).
2. Ở động vật đã xuất hiện hệ tuần hoàn.
- Các tế bào cơ thể đa bào tiếp nhận chất cần thiết từ máu và dịch mô quanh tế bào.
- Chuyển sản phẩm cần loại thải đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài nhờ hoạt động của tim và hệ mạch.
II. HỆ TUẦN HOÀN HỞ VÀ HỆ TUẦN HOÀN KÍN
- Thành phần quan trọng của hệ tuần hoàn gồm tim và mạch.
1. Hệ tuần hoàn hở:
a. Ở đa số thân mềm và chân khớp:
- Tim đơn giản, khi tim co bóp, máu với một áp lực thấp vào xoang cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất, sau đó tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên tim để trở về tim.
- Giữa các mạch từ tim đến (động mạch) và các mạch đến tĩnh mạch không có mạng nối hở đảm bảo cho dòng dịch chuyển dễ dàng mặc dầu với áp suất thấp.
b. Chức năng:
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất khí và sản phẩm hoạt động của tế bào.
- Ở sâu bọ vận chuyển các chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết, không vận chuyển khí trong hô hấp.
2. Hệ tuần hoàn kín
- Có ở giun đốt, bạch tuộc và động vật có xương sống.
- Máu được vận chuyển trong hệ thống kín: tim và hệ mạch. Các mạch xuất phất từ tim ( động mạch) được nối với các mạch đưa máu trở về tim (tĩnh mạch) bằng các mao mạch, máu không trực tiếp xúc với các tế bào mà thông qua dịch mô.
- Ở động vật có xương sống còn có mạch bạch huyết.
- Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim theo một chiều hướng nhất định nhờ các van tim.
* Mọi cơ thể sống đều cần cung cấp các chất dinh dưỡng và ôxi, đồng thời thải loại các sản phẩm giải không cần thiết.
- Các động vật đơn bào và đa bào có kích thước nhỏ trao đổi trực tiếp các chất qua tế bào. Các sinh vật đa bào bậc cao trao đổi các chất qua hoạt động của tim và hệ mạch.
Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật ít hoạt động là vì ở hệ tuần hoàn hở
- Máu chảy với tốc độ chậm -> điều hoà phân phối máu đến cơ quan chậm -> Không đáp ứng đủ nhu cầu O2 và thải CO2
*Mặc dù hệ tuần hoàn hở nhưng côn trùng vẫn có khả năng hoạt động tích cực vì côn trùng không sử dụng tuần hoàn hở để cung cấp O2 và thải CO2
Mà côn trùng sử dụng hệ thống ống khí
Chân khớp tuy xuất hiện sau giun đốt trong quá trình tiến hoá, nhưng hệ tuần hoàn lại chuyển từ kín sang hở vì: tầng cutin chuyển thành bộ xương ngoài đã vô hiệu hoá hoạt động bao cơ trong khi tim chưa trở thành một cơ quan chuyên hoá đủ mạnh để thắng lực ma sát của mao mạch. Trong điều kiện đó việc chuyển sang hệ tuần hoàn hở là kết quả của quá trình tiến hoá và thích nghi.
1. Hoạt động của tim và hệ mạch
a. Cơ tim hoạt động theo quy lật “tất cả hoặc không có gì”
- Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng ---> cơ tim hoàn toàn không co bóp.
- Khi kích thích ở cường độ ngưỡng ---> cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa.
- Khi kích thích cường độ trên ngưỡng ---> cơ tim không co mạnh nữa.
b. Cơ tim có khả năng hoạt động tự động
- Tim người, động vật khi cắt khỏi cơ thể vẫn có khả năng đập nhịp nhàng nếu được cung cấp đầy đủ ô xi và nhiệt độ thích hợp.
- Hoạt động của tim có tính tự động do trong thành của tim có hệ dẫn truyền.
* Hệ dẫn truyền tim:
+ Nút xoang nhĩ tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất
bó His mạng puôc- kin phân bố trong 2 tâm thất làm các tâm nhĩ, tâm thất co.
c. Tim hoạt động theo chu kỳ:
- Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kỳ:
Pha co tâm nhĩ pha co tâm thất pha dãn chung, chu kỳ cứ thế diễn ra liên tục.
*Hoạt động của cơ tim
- Cơ tim hoạt động theo quy luật”tất cả hoặc không có gì”.
- Cơ tim hoạt động tự động.
- Cơ tim hoạt động theo chu kỳ.
*Hoạt động của cơ xương
- Cơ vân co phụ thuộc vào cường độ kích thích.
- Cơ vân hoạt động theo ý muốn.
- Cơ vân chỉ hoạt động khi có kích thích có thời kỳ trơ tuyệt đối.
Phân biệt huyết áp và áp suất thảm thấu của máu
a. Huyết áp:
Là áp lực của máu do tim co, tống vào các động mạch Huyết áp động mạch.
.
b. Áp suất thảm thấu của máu do nồng đọ các chất hoà tan trong huyết tương, phụ thuộc vào lượng nước và nồng đọ chất tan, đặc biệt là Na+
b. . c. Sự điều hoà hoạt động của hệ mạch
- Nhánh giao cảm co thắt mạch ở những nơi cần ít máu.
- Nhánh đối giao cảm giản nở mạch ở những nơi cần nhiều máu.
d. Phản xạ điều hoà hoạt động của tim mạch
Xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm áp lực và thụ quan hoá học nằm ở cung động mạch và xoang động mạch cổ đến sợi hướng tâm trung khu vận hành mạch trong hành tuỷ điều chỉnh áp lực và vận tốc máu.
 
N

natural_tam

CƠ CHẾ ĐẢM BẢO CÂN BẰNG
1. Cân bằng áp suất thẩm thấu
a. Vai trò của thận trong sự điều hoà nước và muối khoáng:
- Điều hoà lượng nước phụ thuộc vào 2 yếu tố: áp suất thẩm thấu và huyết áp.
- Điều hoà lượng nước lấy vào:
+ Ap suất thẩm thấu tăng, huyết áp trong cơ thể giảm, khối lượng nước trong cơ thể giảm, kích thích trung khu dưới đồi ---> gây cảm giác khát.
+ Khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất thẩm thấu và tăng huyết áp làm tăng bài tiết nước tiểu ---> giúp cân bằng nước trong cơ thể.
- Điều hoà muối khoáng:
+ Là điều hoà Na+ trong máu.
+ Khi hàm lượng Na+ trong máu giảm, Hooc môn Anđôstêron của vỏ tuyến trên thận sẽ tiết ra, có tác dụng tăng khả năng tái hấp thu Na+ vào ống thận.
+ Khi lượng NaCl được lấy vào quá nhiều ---> P thẩm thấu tăng sẽ gây khát.
b. Vai trò của gan trong sự chuyển hoá các chất
- vai trò: Điều hoà glucôzơ, prôtêin, huyết tương.
- Nếu rối loạn chức năng gan, prôtêin, huyết tương giảm ---> áp suất thẩm thấu giảm ---> nước bị ứ đọng trong các mô, gây phù nề.
2. Vai trò của hệ đệm trong sự điều hoà pH nội môi:
- Giữ thăng bằng axit - bazơ đảm bảo mọi hoạt động sống của tế bào.
- Chất đệm có khả năng lấy ion H+ và ion OH-, khi các ion này xuất hiện làm cho pH của môi trường trong thay đổi.
- Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu:
+ Hệ đệm bicacbonat
+ Hệ đệm phốt phát
+ Hệ đệm prôtêin
a. Hệ đệm bicacbonat:
Vai trò: Nồng độ của dịch nội bào và ngoại bào đều được điều chỉnh. Nồng độ của CO2 được điều chỉnh bởi phổi và nồng độ bicacbonat được điều chỉnh bởi thận.
b. Hệ đệm phốt phat: Có vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận.
c. Hệ đệm prôtêin: điều chỉnh cả độ toan hoặc kiềm.
3. Cân bằng nhiệt: Trời nóng thân nhiệt tăng toát mồ hôi điều hoà thân nhiệt.
I.Cảm úng ở thực vật
Vận động tự vệ của cây trinh nữ:
- Do cấu trúc của các thể gối luôn căng nước ---> cành lá xoè. Khi va chạm, nước bị mất di chuyển nhanh ion K+ rời khỏi không bào ---> lá cụp xuống.
- Phản ứng nhanh được truyền bằng tín hiệu điện.
- Tế bào cảm giác nhận tín hiệu sinh học tế bào vận động ở thể gối làm thay đổi thể tích gối lá chét cụp xuống.
II. Cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau
1. Ở động vật chưa có tổ chức thần kinh
- Cơ thể phản ứnglại kích thíchbằng sự chuyển trạng thái co rút của chất nguyên sinh.
- Hình thức cảm ứng này được gọi là hướng động. Chúng chuyển động hướng tới các kích thích có lợi (hướng động dương) hoặc tránh xa các kích thích có hại (hướng động âm).
2. Ở động vật có tổ chức thần kinh
- Sự phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác hơn tùy thuộc vào mức độ tiến hóa của tổ chức thần kinh.
a. Dạng thần kinh lưới (ruột khoang):
- Tổ chức thần kinh bao gồm các tế bào cảm giác và tế bào thần kinh. Các tế bào thần kinh có nhánh liên hệ với các tế bào mô bì cơ và các tế bào gai.
- Khi tế bào cảm giác bị kích thích sẽ chuyển thành xung thần kinh → tế bào mô bì cơ (hay tế bào gai) ==> cơ thể co lại để tránh kích thích hay phóng gai vào con mồi.
==> Phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa chính xác.
b. Dạng thần kinh chuỗi hạch:
- Ở động vật có đối xứng hai bên, cơ thể phân hóa thành đầu – đuôi, hệ thần kinh tập trung thành hệ thần kinh chuỗi, có não ở đầu từ đó phát đi hai chuỗi hạch bụng hay các dây thần kinh chạy dọc cơ thể.
==>Cơ thể đã có phản ứng định khu nhưng chưa hoàn toàn chính xác (Động vật thuộc các ngành giun).
- Dạng thần kinh hạch (thân mềm, giáp xác, sâu bọ - động vật không xương sống) có tổ chức cao, có dạng thần kinh hạch trong đó hạch não phát triển và phân hóa.
Tổ chức thần kinh tiến hoá theo hướng tập trung hoá và đầu hoá
- Tập trung hoá: Từ phân tán đến tập trung: thần kinh dạng lưới phân tán (thuỷ tức) -> dạng chuỗi hạch thang (giun dẹp), chuỗi hạch bụng (giun đốt) -> 3 khối hạch: hạch ngực, hạch bụng, hạch não (thân mềm và chân khớp).
- Đầu hoá: cơ thể phân biệt đầu đuôi, hệ thần kinh tập trung phần đầu. Não phát triển qua các ngành động vật từ thấp đến ca. Ở các ngành động vật cso xương sống hình thành hệ thần kinh dạng ống và có hiện tượng đầu hoá rõ rệt qua các lớp.
a. c. Dạng thần kinh ống (Động vật có xương sống):
- Được bảo vệ trong hộp sọ và cột sống, bao gồm: cơ quan thụ cảm, não và tủy sống, bằng cơ chế phản xạ đảm bảo tính chính xác cao trong phản ứng trả lời kích thích.
- Nói chung, ở động vật có hệ thần kinh, hình thức cảm ứng xảy ra đều là các phản xạ không điều kiện, phản xạ có điều kiện.
- Dựa vào chức năng thì có 2 dạng hệ thần kinh:
+ Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động (theo ý muốn)
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển và điều hòa hoạt động của các nội quan (tự động, không theo ý muốn): hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm.
III. Phản xạ - một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có tổ chức thần kinh
- Phản xạ là một thuộc tính cơ bản của mọi cơ thể có hệ thần kinh, giúp cơ thể trả lời lại các kích thích của môi trường.
- Các hình thức cảm ứng ở động vật liên quan đến sự tiến hóa của tổ chức thần kinh.
- Động vật đa bào bậc thấp → Động vật đa bào bậc cao.
- Có 2 dạng phản xạ:

+ Phản xạ không điều kiện
+ Phản xạ có điều kiện

- Bẩm sinh có tính chất bền vững
- Di truyền mang tính chất chủng loại
- Số lượng hạn chế
- Do tuỷ sống và trụ não điều khiển - Hình thành trong quá trình sống, không bền vững
- Không di truyền, mang tính cá thể
- Số lượng không hạn chế
- Do vỏ não điều khiển
b. II. Điện thế hoạt động
1. Khái niệm
- Khi bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động (nơi tiếp nhận kích thích bị hưng phấn).
- Cửa Na+ mở ==>Na+ tràn vào bên trong do chênh lệch građien nồng độ ==>(khử cực rồi ảo cực) ==>chênh lệch điện thế theo hướng ngược lại: trong(+) ngoài(-).
- Cửa Na+ mở trong khoảng khắc rồi đóng lại.
- Cửa K+ mở ==> K+ tràn qua màng ngoài ==>tái phân cực : trong (-) ngoài (+).
→Quá trình biến đổi trên là quá trình hình thành điện động hay xung điện (xung thần kinh).
- Trong dịch bào chứa nhiều Na+ hơn ngoài dịch mô.
- K+ trong dịch bào chứa ít hơn ngoài dịch mô.
- Lập lại trật tự ban đầu bằng phân phối lại Na+ K+ giữa trong và ngoài màng nhờ bơm Na+ - K+ (Cứ 3Na+ được chuyển ra ngoài dịch mô, có 2K+ được chuyển trở lại dịch bào).
2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao myelin
- Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích được lan truyền dọc sợ trục.
- Xung thần kinh không chạy trên sợi trục nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở phía trước→thay đổi tính thấm của màng ở vùng này→ xuất hiện xung thần kinh tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc sợi trục.
- Xung thần kinh chỉ gây lên sự thay đổi tính thấm ở vùng màng phía trước, còn ở phía sau nơi điện động vừa sinh ra , màngđang ở giai đoạn trơ tuyệt đối, nên không tiếp nhận kích thích do điện động vừa hình thành ở phía trước gây nên.
- Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát.
3. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao myelin
- Thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác.
- Giữa 2 eo Ranvier sợi trục được bao bằng bao myelin có tính chất cách điện.
- Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo.

 Phần B: Sinh học động vật:
• Cảm ứng ở động vật - Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
• Phản xạ - Tập tính.
c. Chương 3: Sinh trưởng và phát triển.
 Phần A: Sinh học thực vật:
• Sinh trưởng ở thực vật – Hoocmon thực vật – Phát triển ở thực vật có hoa
2. Hoocmôn kích thích sinh trưởng
2.1. Auxin
* Đặc điểm: Auxin a, auxin b, heterôauxin
* Tác dụng sinh lý: Rễ mọc nhanh(50 -100 ppm nâm cách chiết 24 giờ), tạo quả không hạt (cam, dưa hấu ,nho…)
* Auxin ở mô phân sinh chồi, lá mầm và rễ
2.2. Giberelin
- Đặc điểm: Axít Gberelic
- Tác động sinh lí: thân cao ,dài ,quả không hạt( cam , dưa hấu, nho…)
2.3. Xitrokinin
- Đặc điểm: Dẫn xuất adenine
- Tác dụng sinh lí: phân chia tế bào→ dung trong nuôi cấy mô, tạo cơ quan sinh dưỡng (rễ mới, cành mới…)
3. Hoocmôn ức chế sinh trưởng
3.1. Axit abxixic: (AAB,C14H19O4)
- Đặc điểm chất gây ngủ
- Tác dụng sinh lí: Kìm hãm sự sinh trưởng của cành , long, gây trạng thái ngủ của chồi, hạt; làm khí khổng đóng
3.2. Etilen(H2C=CH2)
- Đặc điểm: dạng khí
- Tác dụng sinh lí: Làm quả chín nhanh(cà chua , chuối,..),làm dụng lá ,quả, làm chậm sự sinh trưởng của các mầm tân củ
1.3. Hoocmôn ra hoa- Florigen
a. Bản chất florigen- hoocmôn kích thích ra hoa gồm: gibêrilin và antezin ( kích thích sự sinh trưởng của đế hoa và mầm hoa)
b. Tác động của florigen
- Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sang và sản sinh florigen kích thích sự ra hoa của cây dài ngày, ngắn ,trung tính
1.4. Quang chu kì (QCK)
a. Khái niệm
là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bong tối( độ dài cùa ngày ,đêm) lien quan đến hiện tượng sinh trưởng, phát triển của cây
-QCK tác động đến hiện tượng ra hoa, rụng lá ,tạo củ, di chuyển các hợp chất QH
b. Phân loại cây ra hoa theo QCK
- Cây trung tính : Ra hoa ở ngày dài và ngày ngắn( cà chua ,lạc ,đậu ,ngô..)
- Cây ngắn ngày: Ra hoa trong điều kiện chiếu sang ít hơn 12 giờ (hành, cà rốt, rau diếp, lúa mì…)
 
N

natural_tam

Xin lỗi vì mình không biết cách trình bày văn bản, con nữa nhưng do mình chưa học tới nên không post được
Bổ sung giúp mình nhé mọi người.
Ah wen, thấy hay nho thak nha!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom