[sinh 11] nội môi

M

maitronkute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

năm ngoái mình có thi sinh HSG có một câu làm mình thắc mắc mãi:
Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp nào thì nên tiêm insulin?
mong các bạn giúp đỡ để mình ko phải mất ăn mất ngủ:confused:
( Mà thực ra thì mình ăn ngủ vẫn đều cả:D)

Chủ đề: [sinh 11] + tên tiêu đề
Đã sửa ~ Thân
 
Last edited by a moderator:
N

ngoleminhhai12k

năm ngoái mình có thi sinh HSG có một câu làm mình thắc mắc mãi:
Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp nào thì nên tiêm insulin?
mong các bạn giúp đỡ để mình ko phải mất ăn mất ngủ:confused:
( Mà thực ra thì mình ăn ngủ vẫn đều cả:D)

* Tuýp 1 là đối với những người bị mắc tiểu đường thường không sản sinh đủ lượng insulin trong cơ thể vì vậy phải có insulin thay thế.

Nếu như không cung cấp đủ insulin thay thế thì những người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ bị đường trong máu cao và cơ thể chuyển sang đốt cháy các chất béo dự trữ.

Liên tục trong một vài ngày như thế sẽ dẫn đến nhiễm axit tiểu đường và tính mạng bị đe doạ.


* Tiểu đường tuýp 2 thì không thiếu sự sản sinh insulin nhưng các tế bào cơ thể ngày càng tăng cường đề kháng, làm giảm ảnh hưởng của insulin.

Trong những năm đầu, cơ thể bù đắp được insulin đề kháng bởi sản sinh insulin từ tuyến tuỵ.

Tuy nhiên, những năm tiếp theo thì tuyến tuỵ không còn khả năng bù đắp được nữa và khoảng 25% người mắc tiểu đường tuýp 2 cuối cùng vẫn cần phải điều trị bằng insulin.
 
H

hoanghai200493

mình nghĩ chắc là để nó nhanh chóng trở về tim. Còn bạn nghĩ sao?Chứ tiêm vào động mạch nó chảy đi mất.
 
N

nhaque_buidoi

[Sinh 11] Cân bằng nội môi: Thận, gan và hệ đệm

Các bạn làm ơn giúp mình trả lời mấy câu hỏi, mình sắp kiểm tra 1 tiết thứ 5 tuần này:
1. Vai trò của áp suất thẩm thấu trong môi trường nội môi?
2. Thận điều chỉnh áp suất thẩm thấu bằng cách điều chỉnh những thành phần nào(nói rõ)
3. Gan cân bằng áp suất thẩm thấu bằng cách cân bằng thành phần nào trong môi trường nội môi
4.Có những hệ đệm nào trong máu?(chắc là 3)
5. Hệ đệm duy trì pH bằng cách nào?(pH cao thì làm thế nào để cân bằng pH ổn định, pH thấp thì làm thế nào??)
6. 1 số bệnh về gan thận? 1 số bệnh về gan thận dẫn đến hậu quả như thế nào với môi trường trong cơ thể?
cảm ơn các bạn nhiều , giúp mình nhé :D
 
T

thaibinh96dn

[Sinh 11] Sinh lý động

1) Nêu tác hại khi cân bằng nội môi bị phá vỡ?
2) Có những biện pháp nào để giữ cân bằng nội mội trong một giới hạn bình thường?
 
S

scoblamson

Sinh Lí Động vật

Câu 1: Lạc đà đứng dưới nắng cần uống nhiều nước khi lông của nó bị cắt, mặc dù thân nhiệt vẫn như nhau? Kết luận điều gì về áp suất thẩm thấu và bao bọc bởi lông của lạc đà
Câu 2: Nếu huyết áp trong tiểu động mạch đến của 1 tiểu cầu thận giảm đi thì mức lọc trong bao nang giảm đi như thế nào? Tại sao nguy hiểm khi uống 1 lượng nước lớn trong thời gian ngắn.

Giúp mình với. thanks trước nha
 
T

thaihang99

1) Nêu tác hại khi cân bằng nội môi bị phá vỡ?
2) Có những biện pháp nào để giữ cân bằng nội mội trong một giới hạn bình thường?

1) Cân bằng nội môi bị phá vỡ thì sẽ gây ra biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, các cơ quan, cơ thể gây tử vong.
2)Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều kiển, bộ phận thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm. bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong và ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển
- Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc các tuyến nội tiết. Bộ phận này có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi các tín hiệu thần kinh hoặc hocmon.
- Bộ phận thực hiện là các cơ quan như thận, gan, tim, phổi..... Bộ phân này dựa trên tín hiệu thần kinh và hocmon để tăng hay giảm hoạt động, đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng ổn định. Ví dụ, khi huyết áp tăng cao thì nhịp tim giảm và giảm lực co bóp làm cho huyết áp bình thường trở lại.
Sự trả lời của bộ phận thực hiện làm thay đổi điều kiện lí hóa của môi trường trong. Sự thay đổi đó có thể trở thành kích thích tác động ngược trở lại lên bộ phận tiếp nhận kích thích. Sự tác động ngược trở lại đó gọi là liên hệ ngược.
Bất kì một bộ phận nào thuộc cơ chế cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi
 
Top Bottom