Sinh 11 hoi chut

Q

quynhdihoc

Hãy so sánh hình thức cảm ứng của các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau.
Cảm ơn mọi ng nhiều.

Phần này dài đó bạn :)>-
Nó là tổng hợp của 3 mục ở trong sgk, bạn chỉ cần lọc một số thông tin chính, chia về 4 đặc điểm để so sánh như sau:
Mình sẽ làm 2 phần là ở dv có HTK dạng lưới và HTK dạng chuỗi hạch thôi nha :)
Còn ở dv có HTK dạng ống thì bạn tự làm nha :)>-

Cảm ứng ở dc có HTK dạng lứoi:
*Đại diện :

dv có cơ thể đối xứng toả tròn thuộc ngành Ruột khoang

*Cấu tạo HTK:
Các Tb thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi TK tạo thành mạng lưới TB thần kinh
- Các TB tk có các sợi tk liên hệ với các TB biểu mô cơ quan hoặc các TB gai.

* Cơ chế cảm ứng:
Phản ứng = cách co toàn bộ cơ thể khi có kích thích.
- ĐẶc điểm: nhanh, kịp thoìư, chưa chính xác và tiêu tốn nhiều năng lượng

Cảm ứng ở dv có HTK chuỗi hạch:
* Đại diện: dv có cơ thể đối xứng 2 bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp , thân mềm giun đốt.

* Cấu tạo HTK:
Các tbtk tập trung lại taọ thành các hạch thần kinh
Các hạch tk dc nối với nhau bởi các dây tk và tạo thành chũôi hạch tk nằm dọc theo chiều dài cơ thể.
Mỗi hạch tk là một trung tâm điều khiển hoạt động của một vùng xác định của cơ thể
+ giun: gồm chũôi hạch thần kinh bụng, hạch đầu
+ thân mềm, chân khớp: gồm hạch não, hạch ngực và hạch bụng

* Cơ chế cảm ứng:
Phản ứng ở 1 vùng xác định

* ĐẶc điểm: ít tiêu tốn Q, chính xác hơn so với dạng TK lưới

còn lại 1 cái nữa, bạn làm nha , cố lên nào :)>-
 
K

khicon306

Cảm ứng ở động vật có HTK dạng ống

*Đại diện :
các động vật có xương sống như cá , luỡng cư , bò sát , chim thú

*Cấu tạo HTK:
- có 2 phần :
+ TK trung ương : não bộ (gồm bán cầu đại não , não trung gian , não giữa , tiểu não và hành não) , tuỷ sống
+ TK ngoại biên : dây TK li tâm(đường vận động) và dây TK hướng tâm(đường cảm giác)

-Căn cứ vào chức năng của hệ thần kinh có thể phân hệ thần kinh thành hệ thần kinh vận động (hệ thần kinh cơ xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng.
+ Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động, đó là những hoạt động có ý thức (theo ý muốn).
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hoà hoạt động của các nội quan (cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản), đó là những hoạt động tự động, không theo ý muốn. Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: bộ phận thần kinh giao cảm và bộ phận thần kinh đối giao cảm.


* Cơ chế cảm ứng:theo nguyên tắc phản xạ : từ đơn giản --> phức tạp tuỳ theo cấu trúc của HTK ( phản xạ có điều kiện , phản xạ ko có điều kiện )

- ĐẶc điểm: nhanh, kịp thời , chính xác , ít tiêu tốn năng lượng
 
M

matrungduc10c2

Phản xạ - Cảm ứng

Hôm nay ở lớp mình học bài Cảm ứng ở đv.Cô mình nói là Phản ứng là phản xạ,còn phản xạ thì chưa chắc là phản ứng..!Vậy bạn nào pro Sinh thì nói rõ và cho ví dụ giúp mình với.;)
 
Last edited by a moderator:
A

astrasheld

Hôm nay ở lớp mình học bài Cảm ứng ở đv.Cô mình nói là Phản ứng là phản xạ,còn phản xạ thì chưa chắc là phản ứng..!Vậy bạn nào pro Sinh thì nói rõ và cho ví dụ giúp mình với.;)

Phản ứng là hình thức trả lời các kích thích của môi trường.Và chỉ trả lời các môi trường ngoài(tức môi trường sống ý àm) :D
Phản xạ là chuỗi những phản của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường(Gồm môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể)
Do đó,Phản ứng là tập con của phản xạ>>>>>Phản ứng là phản xạ nhưng phản xạ lại chưa chắc là phản ứng

Nhấn Thank Nha Pro:)):D:)):D
Thank Càng Nhiều,Post Bài Càng Hay Càng Pro
 
M

matrungduc10c2

Vậy bạn cho mình cài cái ví dụ nha,mình hơi ''ngu lâu'' ý mà :)..Để xem nó có đúng ko ?
 
A

astrasheld

Thế sao lại ko thank cho tui nhỉ.Đã bảo là nhấn thank mà
Ví dụ nè
Phản ứng nè:Khi ta chạm vào cây hoa xấu hổ thì lá cây cụp lại.
Phản xạ nè:Khi ta làm việc nhanh,mạnh huyết áp tăng cao>>>tác động lên hóa thụ quang và áp thụ quang>>>>>theo dây thần kinh hướng tâm>>>>>trung khu điều hòa tim mạch ở hành tủy>>>>>Trung ương đối giao cảm>>>>Tim co bóp chậm yếu>>>huyết áp giảm(đây alf vsi dụ về môi trường trong đấy)

Thank càng nhiều post bài càng hay nha mấy pro:)):D:)):D
 
S

susubuon

Phản xạ - cho hỏi chút ^^!

Có câu hỏi này, tớ không hiểu cho lắm. Nhờ các bạn xem hộ xem có vấn đề gì không? Trả lời giùm tớ nha: " Vì sao nói đặc điểm của phản xạ khác hoàn toàn đặc điểm của phản xa không điều kiện".
Thanks các bạn nhiều ^^!
 
H

hoangtumattrang_dl_92

cho mình hỏi có phải là phản xạ có diều kiện hay là chỉ mình phản xạ ko thôi bạn ????????????????????????????????????????????
 
0

0onhox_alone0o

xem lại sgk lớp 8 đj
phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh và phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về TW thần kinh để TW điều chỉnh phản ứng cho chính xác
CÒn phản xạ không điều kiện là trả lời kích thjck tương ứng hay ko có điều kiện, mang tính bẩm sinh, có tính di truyền mang tính chất chủng loại, số lượng có giới hạn, cung phản xạ đơn giản, TW nằm ở trụ não, tuỷ sống và phản xạ này sẽ không bị mất đi
 
S

susubuon

xem lại sgk lớp 8 đj
phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh và phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về TW thần kinh để TW điều chỉnh phản ứng cho chính xác
CÒn phản xạ không điều kiện là trả lời kích thjck tương ứng hay ko có điều kiện, mang tính bẩm sinh, có tính di truyền mang tính chất chủng loại, số lượng có giới hạn, cung phản xạ đơn giản, TW nằm ở trụ não, tuỷ sống và phản xạ này sẽ không bị mất đi

Vẫn không hiểu lắm =.=. Phản xạ được chia ra 2 loại là phản xạ có điều kiện và ko điều kiện. phản xạ nào cũng có luồng thông tin ngược báo về mà. Tớ thấy 2 cái khái niệm bạn nêu trên chưa làm nổi bật được nội dung câu hỏi.
 
S

silence_cricket

Phản ứng là hình thức trả lời các kích thích của môi trường.Và chỉ trả lời các môi trường ngoài(tức môi trường sống ý àm) :D
Phản xạ là chuỗi những phản của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường(Gồm môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể)
Do đó,Phản ứng là tập con của phản xạ>>>>>Phản ứng là phản xạ nhưng phản xạ lại chưa chắc là phản ứng

Nhấn Thank Nha Pro:)):D:)):D
Thank Càng Nhiều,Post Bài Càng Hay Càng Pro

Phản xạ là một trường hợp đặc biệt của phản ứng (cảm ứng) nên nó phải là tập con của phản ứng. Phản xạ chẳng qua là phản ứng ở đv có thần kinh thôi, nó là một lọai phản ứng mà có sự điều khiển của hệ thần kinh. Còn vd trong bài bạn mới post thì đúng rồi.
 
Top Bottom