[Sinh 11] giúp với

A

acidnitric_hno3

Các động lực vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá:
1, Lực đẩy ( áp suất rễ)
2, Lực hút do thoát hơi nước ở lá
3, Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
Hiện tượng chứng tỏ có lực đẩy ở rễ là hiện tượng ứ giọt!
- Là ht rễ cây đó đẩy nước lên lá trong điều kiện không khí đã bão hòa hơi nước –> nước không thoát ra ở dạng hơi mà đọng lại thành giọt.
- Xảy ra ở mép lá, tại thủy khổng.
- Thường xảy ra ở những cây bụi thấp mà không xảy ra ở những cây gỗ cao. Vì, những cây mọc thấp ở điều kiện mặt đất, không khí dễ bão hòa ( trong điều kiện ẩm ướt), áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá gây ra hiện tượng ứ giọt.
 
H

hardyboywwe

Câu trả lời thứ 2 của em acidnitric còn thiếu 1 ý rất quan trọng,dưới đây là phần bổ sung hoàn chỉnh của anh

Hai câu này có thể trả lời 1 cách phổ thông nhất như sau
Câu 1:Các lực vận chuyển nước trong cây gồm:
-Lực hút của lá(do quá trinh thoát hơi nước)
-Lực đẩy của rễ(do quá trình hấp thụ nước)
-Lực trung gian(lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dãn)


Câu 2:Cac hiện tượng chứng minh có sự tồn tại của áp suất rễ: Gồm 2 hiện tượng
-Hiện tượng rỉ nhựa: cắt cây thân thảo đến gần gốc sau vài phút sẽ thấy những giọt nhựa bị rỉ ra từ phàn thân cây bị cắt.
-Hiện tượn ứ giọt: úp cây trog chuông thủy tinh kín sau 1 đêm sẽ thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá.Thường xảy ra ở cây thân thảo và cây bụi thấp


p/s: em bjmshi chú ý cách đặt tên tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
V

verylazy

lực đó gồm :
- lực đây (áp suất rễ)
- lực hút do thoát hơi nước ở lá làm khí khổng mất nước và hút nước ở các tế bào nhu mô bên cạnh , đến lượt các tế bào nhu mô lại hút nước từ mạch gỗ ở lá cứ như vậy xuất hiện một lực hút từ lá đến tận rễ
- lực liên kết giưũa các phân tử nước vs nhau và với thành mạch gỗ
các hiện tượng
-ứ giọt
-chảy nhựa
 
Top Bottom