[Sinh 11] Câu hỏi về hồng cầu

M

marucohamhoc

Chức năm của hồng cầu là vận chuyển O2 và CO2
cấu tạo của hồng cầu phù hợp chức năng là có hình đĩa dẹt, mỏng, khi trải qua pha G1 thì bị mất nhân:D
hơ, quên mất, hình như còn có cái sắc tố hemoglobin màu đỏ( chứa Fe)= > có thể liên kết vs O2 và CO2 trong quá trình tuần hoàn
hic, nhớ mỗi cái đó, hình như còn thiếu:((, coi hộ tớ nhá
 
C

cloudy_smile

Hồng cầu có cầu tạo biệt hoá phù hợp với chức năng. Cấu tạo hình cầu, dạng đĩa lõm 2 mặt giúp cho hồng cầu di chuyển dễ dàng qua các mao mạch máu và để tăng diện tích tiếp xúc với oxi. Hồng cầu không có nhân(giai đoạn còn non thì hồng cầu có nhân, khi trưởng thành thì nhân tiêu biến) để chứa đc nhiều hemoglobin liên kết với các nguyên tử oxi-> tăng hiệu quả hô hấp. Không nhân cũng giúp hồng cầu có khối lượng nhẹ hơn, dễ di chuyển. Hồng cầu cũng ko có ti thể để giảm bớt lượng oxi hồng cầu sử dụng. Tuy ko có nhân nhưng hồng cầu vẫn đc nhân lên nhở tế bào máu gốc đa năng. Ở người, hồng cầu đc sinh ra từ tuỷ đỏ. chức năng của hồng cầu là vận chuyển khí oxi và cacbonic trong cơ thể.
 
Last edited by a moderator:
T

thaibinh96dn

[Sinh 11] Tuần hoàn và hô hấp

1) Tại sao chim có thể hoạt động tốt hơn ở độ cao so với các loài động vật có vú? Cái này trong campbell mình thấy nó nói vì không khí trong phổi chim được làm mới mỗi lần thở ra. PO2 tối đa trong phôi chim cao hơn so với ở các động vật có vú. Theo mình hiểu là do phổi chim sau mỗi lần thở ra hít vào thì nó làm sạch được khí cặn còn động vật có vú thì vẫn còn khí cặn nên...Mọi người cho xin ý kiến với.
2)Người ta phân biệt giữa Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới thế tại sao không có động mạch chủ trên và động mạch chủ dưới?
3)Tại sao Lại có van 2 lá với van 3 lá ở tim mà cả hai ko phải cùng là van 2 lá or cùng là van ba lá.
4) Và hiện tượng tràn clorit tại sao ion HCO3- ko dc giữ lại trong hồng cầu luôn mà phải được đẩy ra ngoài cho CL- tràn vào?
 
Y

yuper

1) Tại sao chim có thể hoạt động tốt hơn ở độ cao so với các loài động vật có vú? Cái này trong campbell mình thấy nó nói vì không khí trong phổi chim được làm mới mỗi lần thở ra. PO2 tối đa trong phôi chim cao hơn so với ở các động vật có vú. Theo mình hiểu là do phổi chim sau mỗi lần thở ra hít vào thì nó làm sạch được khí cặn còn động vật có vú thì vẫn còn khí cặn nên...Mọi người cho xin ý kiến với.

- Thế này thì khác gì khi chim ko bay, chim vốn đã là loài hô hấp hiệu quả nhất trên cạn rồi :|. chú hay hỏi mấy cái vớ vẩn

2)Người ta phân biệt giữa Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới thế tại sao không có động mạch chủ trên và động mạch chủ dưới?

- Cái này chắc là do:

+ Tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới tách biệt vs nhau, sự vận chuyển máu khác nhau...ect

+ Động mạch chủ thì chỉ có 1, chỉ phân nhánh và

3)Tại sao Lại có van 2 lá với van 3 lá ở tim mà cả hai ko phải cùng là van 2 lá or cùng là van ba lá.

- Câu này anh ko rõ lắm:

- Chú dựa vào cấu tạo khác nhau của 2 tâm thất ko đều nhau, vs áp lực mà 2 van này phải chịu khi tim co bóp

- Vs lại có liên quan tới QT phát triển của phôi:

As I said, eariler, the position of the endocardial cushions was of importance. It is believed the cushion tissue shown in the middle of Figure 1 bulges more on the left side of the heart than on the right side. Some studies suggest this bulge becomes incorporated into the mitral valve by fusing two areas of the valvular ring of tissue into a single leaflet. The remaining tissue develops into the second valve leaflet (a bicuspid valve). On the right side of the heart, there is no similar bulge, so the developing valvular tissue splits into three leaflets -> the tricuspid valve.


---> Cái này anh dịch đc là ( anh dịch ý chính thôi ^^): trong QT phát triển của phôi, mô đệm ( chỉ có ở phần tim bên trái ), mô đệm này kết hợp vs mô van tim --> hình thành van 2 lá. Bên phải ko có mô đệm nên mô van tim phát triển thành van ba lá :))

4) Và hiện tượng tràn clorit tại sao ion HCO3- ko dc giữ lại trong hồng cầu luôn mà phải được đẩy ra ngoài cho CL- tràn vào?

- Cái này có lẽ là do chênh lệch nồng độ, nên nó khuếch tán ra huyết tương :-?. Vs lại, chỉ phần lớn [TEX] HCO_3^-[/TEX] khuếch tán ra ngoài thôi, còn [TEX]Cl^- [/TEX] tràn vào để cân bằng điện tích trong hồng cầu
 
Last edited by a moderator:
T

thaibinh96dn

Câu 4 vậy trong huyết tương nồng độ Cl- luôn cao hơn trong hồng cầu hả anh yuper.
 
B

baycaomouoc

[sinh 11] tuần hoàn máu

ở động vật có kích thước lớn ,các tế bào có thể tiếp nhận các chất cần thiết lấy từ môi trường ngoài hoặc lọa bỏ các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể bằng cách nào và theo con đường nào?
 
L

ljnhchj_5v

- Các tế bào trong cơ thể động vật có kích thước lớn chỉ tiếp nhận được các chất cần thiết (ôxi và các chất dinh dưỡng) từ môi trường ngoài một cách gián tiếp, thông qua môi trường bên trong là máu và dịch mô bao quanh tế bào.
- Máu và dịch mô được vận chuyển khắp cơ thể, đem theo các chất tiếp nhận từ môi trường ngoài qua cơ quan hô hấp và cơ quan tiêu hoá đến các tế bào, đồng thời chuyển các sản phẩm cần loại thải đến cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài.
Động lực làm cho máu vận chuyển là sự co bóp của tim và con đường vận chuyển máu là hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch), đó là sơ đồ chung của hệ tuần hoàn.
 
B

bombombi

1) Tại sao chim có thể hoạt động tốt hơn ở độ cao so với các loài động vật có vú? Cái này trong campbell mình thấy nó nói vì không khí trong phổi chim được làm mới mỗi lần thở ra. PO2 tối đa trong phôi chim cao hơn so với ở các động vật có vú. Theo mình hiểu là do phổi chim sau mỗi lần thở ra hít vào thì nó làm sạch được khí cặn còn động vật có vú thì vẫn còn khí cặn nên...Mọi người cho xin ý kiến với.
BL:chim có thể hoạt động tốt ở trên cao là do trong quá trình thông khí ở phổi có sự tham gia của hệ thống 9 túi khí có tác dụng như hệ thống bơm hút đẩy khí qua các ống khí trong phổi thay cho sự có dãn của phổi ( vì phổi chim nằm sát các hóc tường phí lưng nên hạn chế sự thay đổi thể tích của phổi), sự vẫn chuyển các ống khí theo một chiều và trong các ống khí k có khí đọng, phổi của chim được các tú khí cũng cấp 02 liên tục vì vậy chim khỏi lo thiếu khí khi ở trên cao
 
Top Bottom