Sinh 11 : Câu hỏi ôn tập học kì 1

N

nganseung0102

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1 : giải thích nguyên nhân hiện tượng ứ giọt ở cây vào sáng sớm ?
2 : Đối chiếu với 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trap đổi khí , hãy lí giải tại sao trao đôir khí của mang cá cueowng đạt hiệu quả cao ?
3: Hãy chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hiàn đơn của cá ( xuất phát từ tim) và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn ?
4: nếu có 1 ống gỗ bị tắc , dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không? Vì sao?
 
O

one_day



4: nếu có 1 ống gỗ bị tắc , dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không? Vì sao?
Có, bởi vì: mạch gỗ gồm hệ thống các ống mạch thông với nhau nhờ các lỗ bên, do đó nếu một ống mạch bị tắc thì dòng mạch gỗ trong ống đó sẽ được vận chuyển ngang qua các lỗ bên sang ống mạch khác và tiếp tục đi lên.

Nguồn: Yahoo
 
K

kute2linh

c1)
Ban đêm cây hút nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ước, độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hoà hơi nước, nước không chuyển sang dạng hơi nước để thoát ra ngoài qua khí khổng mà thoát ra ở dạng giọt qua thuỷ khổng nhờ áp suất rễ và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau nên nước ở dạng giọt.
 
K

kute2linh

c2)
Nếu ống mạch gỗ bị tắc,dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên.
 
D

dung03022003

1)Ban đêm cây hút nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ước, độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hoà hơi nước, không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày, do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có khí khổng. Hơn nữa do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt, hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá. Đặt biệt, hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở thực vật một lá mầm như cây lúa, cây ngô, cây cỏ (sương treo đầu ngọn cỏ).
Đối với những lá xẽ thuỳ(có nhiều đầu lá) thì có thể ứ giọt tại nhiều đầu lá.
 
N

nganseung0102

1)Ban đêm cây hút nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ước, độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hoà hơi nước, không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày, do đó nước ứ qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có khí khổng. Hơn nữa do các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt, hình thành nên giọt nước treo đầu tận cùng của lá. Đặt biệt, hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở thực vật một lá mầm như cây lúa, cây ngô, cây cỏ (sương treo đầu ngọn cỏ).
Đối với những lá xẽ thuỳ(có nhiều đầu lá) thì có thể ứ giọt tại nhiều đầu

Nhưng còn câu 3 và câu 4 thì làm như thế nào vậy ạ ???
 
N

nganseung0102

c1)
Ban đêm cây hút nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ước, độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hoà hơi nước, nước không chuyển sang dạng hơi nước để thoát ra ngoài qua khí khổng mà thoát ra ở dạng giọt qua thuỷ khổng nhờ áp suất rễ và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau nên nước ở dạng giọt.

Ths nhé , nhưng còn câu 3 và câu 4 thì làm như thế nào vậy ?
 
Top Bottom