[Sinh 11] Bài tập ôn tập

D

doanletungkx

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: hoocmon sinh trưởng và hoocmon tiroxin đều kích thích quá trình phát triển của động vậtt có xương sống nhưng tác dụng của chúng khác nhau như thế nào? Khi thiếu hoặc thưà các loại hoocmon này ở trẻ em có biểu hiện ra sao?
Câu 2: quá trình truyền tin qua xinap diễn ra như thế nào? Tại sao xung thần kinh dẫn chuyền trong 1 cung phản xạ chỉ theo 1 chiều?
Câu 3: Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được? VD? Nêu cơ sở của các tập tính đó?
Câu 4: so sánh sinh sản vô tính và hữu tính ở động vật?
Câu 5: có mấy nhóm hoocmôn thực vật. nêu tác dụng sinh lí và ứng dụng của chúng
Câu 6: Phân biệt biến thía hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn?
Câu 7: phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn


Tiêu đề [Môn học + lớp] + nội dung.
Nhắc nhở,
Sasani!
 
Last edited by a moderator:
N

namsonquyen

Câu 1: hoocmon sinh trưởng và hoocmon tiroxin đều kích thích quá trình phát triển của động vậtt có xương sống nhưng tác dụng của chúng khác nhau như thế nào? Khi thiếu hoặc thưà các loại hoocmon này ở trẻ em có biểu hiện ra sao?
Câu 2: quá trình truyền tin qua xinap diễn ra như thế nào? Tại sao xung thần kinh dẫn chuyền trong 1 cung phản xạ chỉ theo 1 chiều?
Câu 3: Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được? VD? Nêu cơ sở của các tập tính đó?
Câu 4: so sánh sinh sản vô tính và hữu tính ở động vật?
Câu 5: có mấy nhóm hoocmôn thực vật. nêu tác dụng sinh lí và ứng dụng của chúng
Câu 6: Phân biệt biến thía hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn?
Câu 7: phân biệt biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn

Câu 2:
Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau:
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.
- Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.
- Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp.
Sở dĩ như vậy là vì khi xung thần kinh truyền đến tận cùng của mỗi sợi thần kinh, tới các chuỳ (cúc) xináp sẽ làm thay đổi tính thấm đối với Ca+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch bào ở chuỳ xináp làm vỡ các bóng chứa chất trung gian hoá học, giải phóng các chất này vào khe xináp. Các phân tử chất trung gian hoá học sẽ gắn với các thụ thể nằm trên màng sau xináp và làm thay đổi tính thấm màng sau xináp của nơron tiếp theo, xung thần kinh được hình thành và lại tiếp tục lan truyền dọc sợi thần kinh và cứ như thế cho tới cơ quan đáp ứng.
Điều đáng lưu ý là sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều, vì chỉ ở chuỳ xináp mới có các bóng xináp chứa các chất trung gian hoá học, chỉ màng sau xináp mới có các thụ quan tiếp nhận các chất này. Vì vậy, trong 1 cung phản xạ, xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng. Ngoài loại xináp phổ biến là xináp hoá học (như đã trình bày ở trên) còn có loại xináp điện.
Câu 3:
Tập tính bẩm sinh:
Có được do sự di chuyền từ bố mẹ.
Mang tính bản năng, đặc trưng cho loài.
Không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện sống.
Là tập hợp của nhiều phản xạ không điều kiện.
Các tác động và hoạt động cơ thể xảy ra liên tục theo một trình tự nhất định tương ứng với kích thích.
Tập tính học được:[/COLOR][/COLOR]
Có được trong quá trình sống từ sự tập luyện
Có sự rút kinh nghiệm qua hoạt động thực tế và có thể trong loài.
Thường thay đổi theo môi trường và hoàn cảnh sống khác nhau.
Là các phản xạ có điều kiện.
Các hoạt động xảy ra có thể khác nhau tùy theo điều kiện tập luyện và biểu hiện thay đổi trước cùng một kích thích.
Ví dụ:
tập tính bẩm sinh ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Tập tính học được: chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.
Câu 4:
Sinh sản vô tính diễn ra ở một cá thể sinh vật như ở động vật cấp thấp, các loài vi sinh vật, thực vật… không cần phân tính và cũng không cần hai cá thể đực và cái. Từ một cơ thể không cần biết giới tính diễn ra quá trình sinh sản vô tính từ ngay chính cơ thể mẹ. sau quá trình sinh sản vô tính sẽ tạo ra một cá thể mới giống hoàn toàn với cơ thể mẹ về thông tin di truyền hay bộ ADN sinh vật mẹ và có thể nó đó là bản sao của cơ thể mẹ ít có sự khác biệt.
Một số kiểu sinh sản như thế này không qua quá trình giảm phân tạo giao tử một cách bình thường như ở các động vật hoặc thực vật mà là quá trình tạo cơ thể mới từ cơ thể mẹ, và quá trình sinh sản sinh dưỡng cũng là một trong những kiểu sinh sản vô tính như thế.

Sinh sản hữu tính chỉ diễn ra ở các sinh vật có phân tính hoặc diễn ra một cách đơn giản ở một số sinh vật cấp thấp và đòi hỏi có hai cơ thể. Quá trình sinh sản hữu tính diễn ra có sự trao đổi thông tin di truyền giữa hai cơ thể bố và mẹ để cuối cùng tạo ra một cơ thể mới có bộ gene khác với cơ thể bố mẹ (là một tổ hợp mới của bộ gene từ bố và mẹ). nếu có sự phân tính thì chính bộ gene sẽ quy định giới tính ở đời con.
Sinh sản kiểu này không cần phải luôn có giới tính (chỉ cần hai cá thể), sinh sản tiếp hợp và một số kiểu sinh sản khác ở các loài cấp thấp, trong sinh sản hữu tính cũng bao gồm sinh sản có thực hiện giảm phân ở các tế bào nhân thực.
Câu 5:Có 5 hoocmon thực vật.
Auxin: kích thích ra rễ của cành giâm (chiết) và kích thích thụ tinh tạo hạt.
Gibêrêlin: pha ngủ cho mầm hạt, củ khoai tây và tạo quả không hạt.
Xitôkinin: Nuôi cấy tế bào và mô thực vật (nhân giống vô tínha) và kích thích sinh trưởng của chồi non.
Êtilen: Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây dứa (tạo dứa trái vụ).
Axit abxixic: ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá.
Câu 6:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=222869
Câu 7:bị trùng giống câu 6
Chúc bạn học tốt !
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom