CLB lịch sử [SHHV] Sản phẩm của hội viên

Status
Không mở trả lời sau này.

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:rongcon12Xin chào tất cả các bạn!:rongcon12

:meomun22Vừa qua CLUB của chúng ta đã triển khai 1 gameshow khá là mới, và hôm nay, như đã thông báo trong topic SHHV đợt cuối tháng 7 và đầu tháng 8, ngày hôm nay mình sẽ đăng sản phẩm của các nhóm lên để mọi người kêu gọi vote nhé! :meomun10

Nếu bạn nào chưa hiểu về nội dung này thì vui lòng qua đây để xem chi tiết: https://diendan.hocmai.vn/threads/shhv-dot-cuoi-thang-7-dot-dau-thang-8.762266/

Trước tiên, mình xin công bố danh sách các nhóm tham gia lần này và thể lệ kêu gọi vote nhé!

1. Tên nhóm + thành viên:

Sau khi triển khai game show này, đã có 4 nhóm liên hệ với BCN để tham gia dự thi, và thứ tự các nhóm như sau:
Nhóm 1: Team : Flash Team: @Minh Dora @Kyanhdo @Omen.1412 @Trâm Nguyễn Thị Ngọc
Nhóm 2: Team: Cafe Vỉa Hè: @tulethaovy6c1 @Miracle Twilight @Trang Vũ 2k5 @Tuấn Phong
Nhóm 3: Team: Team 3 thằng thanh niên và 1 bà già: @Pineapple <3 @Mart Hugon @Nguyễn Trần Thành Đạt 10A9, @temotojirimo12
Nhóm 4: Team 4 cô gái nhí nhố: @Cherry_cherry @Bắc Băng Dương @Peaches @Ngọc Trà

2. Chủ đề thuyết minh của các nhóm:

Nhóm 1: Napoleon Bonaparte
Nhóm 2: Napoleon Bonaparte
Nhóm 3: Tôn Đức Thắng
Nhóm 4: Lý Thường Kiệt

3. Cách tính điểm:

Bài của các nhóm sẽ được đăng theo thứ tự từ trên xuống. Các thành viên mỗi nhóm có quyền kêu gọi vote nhưng chỉ được kêu gọi ngay tại tường nhà mình và không vi phạm nội quy diendan.

Điểm của của các nhóm sẽ được tính như sau: (Điểm của 4 BGK + số vote)/5

Nhóm nào cao điểm nhất sẽ giành chiến thắng, và nhận được 16 điểm thi đua. Nhóm thứ hai sẽ có 12 điểm, và thứ 3 sẽ có 8 điểm. Nhóm còn lại có 4 điểm.

4. Thời gian kêu gọi vote:
  • Bài dự thi sẽ được mở công khai để mọi người Vote vào sáng thứ 6, ngày 9/8/2019. Các team có quyền mời mọi người tới vote cho team mình nhé. Thời gian vote từ 7h sáng thứ 6 ngày 9/8/2019 đến hết 24h ngày 10/8/2019. Kết quả sẽ được công bố vào tối chủ nhật tuần sau!
 
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[Bài dự thi của nhóm 1]

Gồm: @Minh Dora, @Kyanhdo, @Omen.1412, @Trâm Nguyễn Thị Ngọc
  • Thuyết minh về nhân vật:Napoleon Bonaparte
  • Bài thuyết minh:
hithwaterloonapoleon.jpg


23/6/1940, Hitler đi thị sát Paris- vốn mới bị quân phát xít Đức chiếm đóng. Và, việc đầu tiên Hitler làm là gì? Đi đến những địa điểm nổi tiếng và phá hủy chúng ư? Không, ông đến thăm ngôi mộ của Napoleon, tự tay đặt những bao cát để tránh sự phá huỷ của bom đạn và khi rời đi ông đã nói:“Đây là khoảnh khắc vĩ đại nhất và đẹp nhất của cuộc đời tôi". Một sự tôn trọng của tên trùm phát xít, cũng là sự nể trọng và sự ngưỡng mộ của người dân Pháp và thế giới dành cho Napoleon- một con người vĩ đại, một huyền thoại bất tử với thời gian.

Có một nhận xét thế này: Thường thì kẻ giỏi chính trị, ít khi giỏi quân sự. Kẻ giỏi quân sự, lại ít khi giỏi chính trị. Người vừa giỏi chính trị lại vừa thiên tài quân sự, sẽ làm Hoàng đế. Napoleon là người hiếm hoi hội đủ 2 yếu tố đó. Ông là nhà cai trị xuất chúng mà cũng là nhà quân sự thiên tài.

Khi nhắc đến Napoleon là nói đến các trận đánh. Nhưng điều khiến ông được tôn thờ đến như vậy, còn ở bộ óc của 1 nhà cải cách mà trăm năm sau nhìn lại, hậu thế mới biết nói lời cảm ơn muộn màng.

I) Chính trị:


Napoléon đã tiến hành những cải cách lâu dài, liên quan đến giáo dục bậc cao, một đạo luật thuế, hệ thống đường sá và cống thoát nước, và thiết lập nên Ngân hàng Pháp(Banque de France — ngân hàng trung ương của Pháp). Ông thương lượng Giáo ước 1801 với Giáo hội Công giáo, tìm cách hòa giải với dân chúng hầu hết theo Công giáo với nền cai trị của ông. Nó được ban hành song song với Bộ Điều Luật Cơ Bản(Les Articles Organiques), bộ luật chỉnh đốn tín ngưỡng dân chúng ở Pháp. Cùng năm đó, Bonaparte trở thành Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và bổ nhiệm Jean Baptiste Joseph Delambre làm Thư ký Thường trực.

Tháng Năm 1802, ông lập nên huân chương Bắc Đẩu Bội tinh (tiếng Pháp là Légion d'honneur, nghĩa là "Binh đoàn danh dự"), một sự thay thế cho các huân chương hoàng gia và tước hiệu hiệp sĩ cũ, để khuyến khích các thành tích quân sự lẫn dân sự; huân chương này hiện vẫn là phần thưởng danh dự cao nhất ở Pháp ngày nay..

Và Napoleon cũng là người thống nhất về đơn vị đo lường trên khắp nước Pháp và những vùng đất bị ảnh hưởng. Ông là người đã phổ biến ra đơn vị “mét” cho đến bây giờ.
Napoléon đã giải phóng những người Do Thái, cũng như những người Tin Lành ở các quốc gia Công giáo và những người Công giáo trong các quốc gia Tin Lành, khỏi các đạo luật hạn chế họ trong các khu biệt lập, và ông đã mở rộng quyền của họ đối với tài sản, tín ngưỡng và nghề nghiệp. Bất chấp phản ứng bài Do Thái đối với các chính sách của Napoléon từ các chính phủ nước ngoài và một bộ phận dư luận bên trong nước Pháp, ông tin rằng sự giải phóng đó sẽ làm lợi cho Pháp nhờ việc thu hút người Do Thái tới đất nước mình nơi không có những hạn chế như những nơi khác.

Ông từng tuyên bố: "Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận một đề xuất nào bắt buộc dân tộc Do Thái phải rời Pháp, bởi đối với tôi người Do Thái giống như bất kì công dân nào khác trên đất nước chúng ta. Đẩy người Do Thái khỏi đất nước sẽ làm suy yếu, nhưng đồng hóa họ sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho đất nước". Ông được người Do Thái mến mộ tới mức Giáo hội Chính thống Nga kết tội ông là "kẻ chống lại Giê-su và kẻ thù của Chúa Trời".

Nhưng, giá trị lớn nhất của hoàng đế chính là đặt ra bộ luật Code Civil (hay còn được biết đến với cái tên bộ luật Napoleon.)
Từ khi có hiệu lực vào năm 1804 Bộ luật Dân sự Pháp được chia thành 3 quyển:
  • Livre I: Des personnes (Cá nhân)
  • Livre II: Des biens et des différentes modifications de la propriété (Tài sản và thay đổi khác của sở hữu)
  • Livre III Des différentes manières dont on acquiert la propriété (Các cách khác nhau để đạt được sở hữu)
Đó là bộ luật dân sự quan trọng nhất, đã đánh tan hệ tư tưởng phong kiến ở Châu Âu. Và đúng như Napoleon đã nói:"Vinh quang thực sự của tôi không phải là thắng 40 trận chiến...Waterloo sẽ xóa sạch ký ức về rất nhiều chiến thắng như vậy.... Nhưng...thứ sẽ tồn tại mãi mãi, đó là Bộ luật Dân sự của tôi", ngay hôm nay, ¼ hệ thống luật thế giới bao gồm ở châu Âu, châu Mỹ và châu Phi đều lấy từ luật Napoleon.

"Trí tưởng tượng cai trị cả thế giới"- Napoleon đã tứng nói vậy. Ông đã muốn một EU từ thế kỉ 18.Giấc mộng của một Đại Châu Âu. Chỉ khác ở chỗ, ông muốn Paris là trung tâm. Còn mình là lãnh tụ tối cao.Và điều này đã gián tiếp cáo chung số phận của người đàn ông vĩ đại này.

Và ta sẽ đến với điều thứ 2. Ngoài bộ óc của chính trị. Còn là bộ óc của thiên tài quân sự. Một thiên tài như bao thiên tài khác, đã lên đến đỉnh cao rực rỡ mà mất dần đi sự tỉnh táo cuối cùng.

II. Quân sự

"Ta chỉ có một mình chống lại cả châu Âu, ông có bỏ rơi ta không?" - Napoleon đặt câu hỏi như thế với Davout. "Chim đại bàng hói" Davout – người thống chế bất bại, cánh tay phải của hoàng đế đã phủ phục dưới chân ngài.

Và câu hỏi đó cũng chính là số phận của Napoleon-một con người giữa vòng vây Châu Âu, và trí tuệ cũng cô đơn giữa Châu Âu thế kỷ 19. Xung quanh ngài là những con người trung thành và kính trọng Hoàng đế. Cả Châu Âu trật tự cũ Anh - Nga - Phổ phải đoàn kết lại để chống lai nước Pháp.Tại nơi này, thiên tài quân sự của người đàn ông ấy nở rực rỡ. Và họ đã cần tới 7 lần liên minh và gần 5 triệu quân sĩ tham chiến khắp Châu Âu chỉ để ngăn chặn “gã lùn Bonaparte” (lời Hitler)..

.
Cuộc đời binh nghiệp của Napoleon tóm tắt thế này:
1785:Được chọn vào Học viện Quân sự Paris, theo binh chủng Pháo Binh với quân hàm thiếu úy
10/1792: Được thăng hàm đại úy trong quân đội chính quy Pháp.
1792:Trở thành thiếu tướng
1796: Nắm quyền chỉ huy Tập đoàn quân Ý và dẫn dắt một cuộc chinh phạt nước Ý thắng lợi. 2 tháng sau, tiếp tục đánh bại quân đội Áo trên đất Ý.
1797: Chinh phục nước Ý và ép nước Ý ký một hòa ước cắt đất với Pháp.
1798: Đem quân viễn chinh Pháp qua Ai Cập. Đánh bại Ai Cập và cả sự can thiệp của đế quốc Ottoman.
1804: Lên ngôi hoàng đế Pháp, Có một hành động sau này còn được nhắc đến mãi: trên nhà thờ Đức Bà Paris, thay vì đợi giáo hoàng đặt vương miện lên đầu. Ông giật lấy từ tay giáo hoàng và tự đội lên. Như muốn nói: tất cả đều do bàn tay này giành được. 3 tháng sau, lên ngôi vua Ý. Tiếp đó, làm bảo hộ “Liên bang Sông Rhein”. Châu Âu nằm trong tay Napoleon.
800px-Imperial_Standard_of_Napol%C3%A9on_I.svg.png

Cờ hiệu đế chế của Napoleon I

1805:Chỉ huy 68 nghìn quân Pháp đã đánh tan 90 nghìn liên quân Nga - Áo tại trận Austerlitz ở vùng đồi Moravia, nay là CH Czech. Đó là trận chiến đỉnh cao quân sự của Napoleon
1806:Đánh bại liên minh thứ tư
1807: Đánh vào bán đảo Iberia, chiếm Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Phế truất vua Carlos IV rồi đưa anh trai của mình là Joseph Bonaparte lên ngôi.
Và đó là thời điểm rực rỡ nhất của Napoleon, khi ông đã xâm chiếm được 700.000 dặm vuông lục địa Châu Âu, từ bán đảo Iberia đến sông Vistula, từ Địa Trung Hải đến biển Balitc.
1808:Bị phản công ở Tây Ban Nha và liên quân Bồ Đào Nha-Pháp gây chiến tranh
1809:Đánh bại Liên minh thứ 5
1812:Xâm lược nước Nga và bại trận quan trọng đầu tiên. Và Nguyên soái Mikhail Illarionovich Kutuzov trở thành bất tử trong lịch sử quân sự thế giới từ đó.
1813:Bị Liên Minh thứ 6(số quân đông gấp 3 lần) đánh bại và Napoleon bị quân đội đảo chính và bị lưu đày ở Elba.

Thế nhưng,"kẻ đã chinh phục 700000 dặm vuông lục địa già" không dễ dàng bỏ cuộc như vậy
4/1815:Napoleon và 3 viên tướng trung thành đã đổ bộ lại nước Pháp, quanh hoàng đế lúc đó chỉ có 724 cận vệ.

Nhưng ông có sự yêu quý của nước Pháp. Và thế là quá đủ.
Napoleon xuất hiện ở đâu, quân đội của triều đình theo ông đến đấy. Các đạo quân Paris phái xuống phía Nam để chặn đường Napoleon thì đều lần lượt quy thuận ông. Đâu đâu cũng vang lên tiếng tung hô: “Hoàng đế muôn năm! Đả đảo giai cấp quý tộc!”.
Và Thống chế Ney – người chỉ trung thành với nước Pháp. Người thống chế lỗi lạc cuối cùng được triều đình cử mang quân đi ngăn chặn Napoleon. Nhưng cuối cùng, ông cũng quay về với Hoàng đế.Trong vòng 10 ngày, Hoàng đế duyệt binh tại Lyon, thành phố lớn thứ hai nước Pháp. Ông tuyên bố phế truất vua Louis 18.

Từ Paris, Napoleon tuyên bố hòa bình, nhưng Châu Âu không tin. Và họ đúng. Napoleon cần thời gian để xây dựng lại lực lượng và quân đội để lấy lại 700.000 dặm vuông của ông, chứ không phải là hòa bình thực sự. Con người Napoleon sinh ra là để chinh phục.

Và,vương triều cuối cùng đó chỉ tồn tại đúng 100 ngày
18 tháng Sáu 1815: Napoleon đã bại trận trong cơn mưa ở Waterloo.Hoàng đế chính thức gục ngã và không gượng dậy được nữa
Ngày 4/5/1821 , Napoléon qua đời khi chưa tròn 52 tuổi. Thi thể của ông được mặc bộ quân phục mà ông ưa thích và được phủ lên bằng tấm áo choàng màu xám, tấm áo trận mà ông đã khoác trong trận Marengo."Tôi ước muốn nắm xương tàn của tôi nằm bên bờ sông Seine, ở giữa những người dân Pháp mà tôi rất yêu mến. Tôi chết trước thời hạn, bị giết bởi thể chế hoạt đầu Anh và do các kẻ sát nhân được thuê mướn"

Vậy điều gì đã đem đến cho Napoleon những năm tháng rực rỡ, và đưa nước Pháp trở thành bá chủ của Châu Âu. Điều mà người Pháp hôm nay vẫn hoài niệm.

1. Napoleon là người đã nghiêm túc nhìn nhận đúng vai trò của pháo đạn trong chiến tranh cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, khi mà công nghiệp đã bắt đầu hiện đại. Qua đó, biến pháo binh thành một bộ phận cơ động gắn liền với các binh đoàn tác chiến độc lập, thay cho cách dùng pháo chỉ phụ trợ cho bộ binh và bảo vệ lâu đài. “Súng đại bác đã giết chết nền phong kiến, bút mực sẽ giết chết xã hội tân tiến” là câu nói bao hàm nhiều ý nghĩa của Napoleon. Hỏa lực pháo là con át chủ bài của Napoleon, ông tập trung bắn phá vào 1 điểm, đánh vỡ hệ thống phòng ngự.
2. Napoleon cải tổ toàn bộ quân sự Pháp theo hướng hiện đại. Các đơn vị tác chiến từ cấp trung đoàn trở lên, mỗi cấp đều có ban tham mưu, trinh sát, phối hợp hoả lực. Ông vứt bỏ đặc trưng cổ lỗ sĩ của quân đội trung cổ đánh thuê cho lãnh chúa.
3. Napoleon kết hợp pháo binh, kỵ binh và bộ binh hành quân nhanh, tập kích dụ địch tản quân, bao vây để rồi tập trung. Khi ấy, hỏa lực pháo, kỵ binh xung kích, bộ binh xung phong. Tất cả dồn vào phút quyết định đánh vào trung tâm phá tan đội hình địch.
Đi tiếp vào cái chiến lược cụ thể của Napoleon trong các trận đánh:
Tài năng chiến lược của Napoleon có thể ví dụ như trong cuộc chiến với Phổ. Nơi sẽ cho ta thấy sự khác biệt giữa Napoleon với phần còn lại lớn thế nào và vì sao có thể coi Napoleon là cha đẻ của quân sự hiện đại Châu Âu.

Napoleon xây dựng quân đội dựa trên thực tài chứ không phải con ông cháu cha. Còn Phổ thì khác. Quân đội Phổ cổ lỗ sĩ xây dựng trên chế độ nông nô. Binh lính là những người nông nô dù phải chiến đấu hết sức khổ sở nhưng không thể trở thành sĩ quan vì không phải thuộc dòng dõi quý tộc. Đây là điểm yếu chết người. Ngược lại Napoleon rất cải cách và biết cách động viên, khen thưởng binh sĩ, tặng tước hàm cho người dũng cảm.

Về sự hiện đại. Trong khi quân Phổ bố trận thì lạc hậu, khi đánh nhau thì bộ binh xếp thành ba tuyến, cứ thế bước lên, giữ nguyên đội hình hàng ngũ như thể đi đều 1, 2, 3, cứng ngắc và không cơ động, dàn hàng ngang thẳng tắp tiến lên như thể làm mồi cho đại bác của Napoleon vậy. Bên kia Napoleon lại xét địa hình, địa thế, đặt quân mai phục, đánh vào nơi hiểm yếu nhất và chia cắt lực lượng mỏng nhất của lực lượng địch.

Cái đáng nể của Napoleon là biết cách bố trí đội hình. Thống chế nào đứng ở vị trí nào? Quân nào ra trước tiên, quân nào tập hậu, khi nào xuất trận, khi nào nã pháo. Răm rắp theo khẩu lệnh. Có một chiêu mà Napoleon hay dùng đó là nghi binh ở mặt trận chính, đồng thời điều các thống chế của mình phân bổ ở các vị trí xa mặt trận nhằm đột kích vào đúng thời điểm để đánh đòn sấm sét. Kiểu đánh này cho ông những thành công rực rỡ.

Nhưng, chính cách bố trí đội hình đó lại có một điểm vô cùng liều lĩnh: Đó là quân dự bị mà đến kịp thì ông thắng, đến muộn thì ông sẽ thua.
Chúng ta sẽ xét điều đó qua hai trận chiến Austerlitz và Waterloo
-Trong trận Austerlitz,thống chế Davout di chuyển 110 km trong 48 giờ và vừa kịp ẩn nấp ở sương mù để chờ đợi thời cơ, và khi sương tan thì kết hợp với quân đôi chính đánh bại 90 vạn quân Áo-Nga

300px-Battle_of_Austerlitz_-_Situationat_0900%2C_2_December_1805-vi.gif


-Nhưng ở trận Waterloo, sự cẩn thận đến mức lú lẫn và chậm chạp của thống chế Grouchy khiến quân Phổ đến kịp và ẩn núp sau ngọn đồi sau đó tập kích đánh bại quân Pháp và Napoleon đã sụp đổ từ đó
300px-Waterloo_Campaign_map-alt3.svg.png


Và,là một vị chỉ huy giỏi, phải biết nắm thiên thời địa lợi nhân hòa. Như đã nói ở trên, Napoleon đã lợi dụng quá tốt sương mù để khiên cho liên quân Áo-Nga bị sốc và bị đánh bại.
Napoleon còn là một con người biết tiết kiệm từng máu xương của binh sông nói với bộ tham mưu rằng: “Binh sĩ sẽ là những sinh mạng có lý tưởng chứ không phải là những cỗ máy mà người ta muốn tùy ý đặt đâu thì đặt. Vì vậy chúng ta phải từ bỏ lối bố trí đội hình tác chiến cũ, tạo ra một đội hình thích ứng với yêu cầu tấn công. Đội ngũ của chúng ta vừa phải dàn thành một tuyến hàng ngang, vừa phải đánh nhau bằng các cánh quân và những đội hình phân tán dàn đều ra. Đội quân phải nắm chắc nhiệm vụ và dựa vào địa hình, linh hoạt cơ động, tạo điều kiện cho chúng ta tập trung binh lực hơn để từng đơn vị đánh thắng địch. Chúng ta sẽ làm cho toàn thế giới thấy rằng, đội hình tác chiến mới tất sẽ thắng đội hình tác chiến cũ. Tôi tràn đầy lòng tin vào việc đó”
Nhưng, thiên tài không có nghĩa là không có khiếm khuyết. Và Napoleon cũng vậy
Ông chưa bao giờ hiểu được sự cần thiết của một lực lượng hải quân có thể đối đầu được với hải quân Anh dù là để bảo vệ bờ biển, để xâm lăng hay mở rộng sức mạnh của ông trên biển.
Ví dụ, chiến thắng của ông trong Trận Kim Tự Tháp là vô nghĩa hoàn toàn khi Đô đốc Nelson đánh bại quân Pháp tại Trận Sông Nile, buộc Napoleon phải bỏ quân đội tại Ai Cập của mình và lẻn về nước Pháp.
Và, khi ông chiếm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha soán quyền Vua Tây Ban Nha và thay anh trai mình vào vị trí đó, khủng bố và giết chóc những đồng minh cũ của mình thì ông đã vô tình khiến quân Pháp phải chống lại các cuộc nổi dậy và cuối cùng bị đánh bại.
Nhưng có lẽ sai lầm lớn nhất của ông là đã gửi đội quân lớn nhất, đói khát nhất trong lịch sử vào địa phận đất nước Nga-một đất nước vô cùng rộng lớn, một nơi có thể sử dụng chiến thuật “tiêu thổ” (vườn không nhà trống) cùng với thời tiết vô cùng lạnh giá đã làm hao mòn sức lực và tinh thần chiến đấu của đội quân này, và là một phần nguyên nhân khiến cho Napoleon bại trận.
Kết:
"Là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại. Con người bé nhỏ đảo Corsica đã thẳng tiến tới tột đỉnh vinh quang: Hoàng đế nước Pháp, vua nước Ý, Chúa tể sông Ranh. Napoleon đã giáng cho chế độ phong kiến những đòn chí tử, đã bóp chết cách mạng Pháp, đã làm cho cả châu Âu khiếp đảm, đã nhào nặn lại lịch sử của nhiều quốc gia. Napoleon, người đã được thiên định để chấp hành những định mệnh bí ẩn của lịch sử”- trích câu nói của đại văn hào Nga A.Puskin

“Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ thắng cả cuộc chiến!” Napoleon đã đúng, Waterloo chôn vùi người thiên tài. Nhưng hậu thế 200 năm sau vẫn gọi tên ông bằng niềm trân trọng. Napoleon đã mang lại cho nước Pháp nhiều hơn những gì họ mong chờ ở ông. Và ông đã để lại cho thế giới nhiều hơn tất cả những gì ông nghĩ.

Hết​
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[Bài thuyết minh của nhóm 2]

Tên team: Cafe Vỉa Hè
Các thành viên trong team: Tuấn Phong, tulethaovy6c1, Trang Vũ 2k5, Miracle Twilight.
Thuyết minh về nhân vật: Napoleon Bonaparte.

Bài thuyết minh của team Cafe Vỉa Hè như sau:

Corsica, môt hòn đảo thuộc vùng tranh chấp thường xuyên trên giữa vùng biển của Pháp Và Ý ở vùng Địa Trung Hải. Dân tộc Corsica là một dân tộc có truyền thống yêu nước, và họ đã từng dũng cảm chống lại nhiều kẻ thù xâm lược hùng hãi trong quá khứ. Mùa Xuân năm 1769, quân Pháp đem quân đến chinh phạt đảo Corsica, người dân ở nơi đây bị áp đảo trước sực mạnh tuyệt đối của một đại cường quốc mạnh nhất khu vực Châu Âu. Vì thế, vùng đảo Corsica đã hoàn toàn thất thủ và phải chấp nhận trong việc trở thành một thuộc địa của nước Pháp. Cũng trong năm đó, sau cuộc chiến, Bonaparte Napoleon đã ra đời trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc Genova (Ý). Sinh ra trong thời kì vùng đất quê hương của mình bị chiếm đóng, Napoleon đã chìm ngập trong sự căm thù nước Pháp, một đất nước mà trong tương lai ông sẽ thống trị. Vào năm 1778, ông đã được người cha trao cho mình một xuất học bổng, và được gửi đến Học Viện Quân Sự Hoàng Gia Pháp tại thủ đô Paris. Vì lúc bấy giờ, Napoleon chỉ là một cậu nhóc 9 tuổi xanh xao gầy gò,và chỉ có thể thích nghi được với khí hậu trong vùng Địa Trung Hải ấm cúng, mà lại bị gửi đến một vùng đất lạnh lẽo ở miền Bắc nước Pháp, nên Napoleon dường như không thể nói chuyện một cách thành thạo bằng tiếng Pháp cộng thêm với hình dáng thấp bé, và những hành động kì quặc của mình nên ông đã thường xuyên bị các học sinh giới quý tộc Pháp coi thường, trêu trọc, và bắt nạt. Đây là một giai đoạn rất khó khăn của Napoleon, ông đã phải kìm nén lãi những cảm xúc, và nổi bất hạnh của mình qua từng năm tháng dài dằng dặc, trong giai đoạn học hành, Napoleon là một người có thành tích vượt trội trong môn toán học và lịch sử, và ông cũng đã từ chối mọi hoạt động vui chơi giải trí để dành hết thời gian chăm chú vào việc đọc sách và gửi tiền vế giúp mẹ ở quê tại hòn đảo quê hương của mình, Corsica. Nhờ sự chăm chỉ học hành và luôn dành hết thời gian của mình vào việc đọc sách, nên tài năng sử dụng pháo binh, sự tư duy về các chiến thuật trong chiến tranh của ông cũng đã hình thành trong giai đoạn này. Lên 16 tuổi, ông đã hoàn thành toàn bộ chương trình học của trường, tốt nghiệp và còn được phong quân hàng trung úy, từ đó, ông đã bắt đầu công việc của mình như một người lính và được luyện tập với một lực lượng pháo binh thiện xạ, và hiện đại nhất nước Pháp lúc đó.
Vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, cách mạng tư sản Pháp bùng nổ lật đổ chế độ quân chủ, Napoleon đã tham gia tích cực vào Câu lạc bộ Jacobin, lúc này ông mang quân hàm trung úy. Để tránh thế lực quân Anh tại đảo Corsica, Napoleon đưa gia đình mình về Marseille, Pháp. Cách mạng Pháp đã làm chấn động cả châu Âu, các thế lực phong kiến châu Âu liên kết lại để tấn công nước Pháp. Quân đội cách mạng tiến đến đâu đều giành được thắng lợi nhưng còn quân cảng Toulon nằm ở miền Nam nước Pháp vẫn bị quân bảo hoàng và quân Anh chiếm đóng.
Vào tháng 10 năm 1795, Napoleon được thăng cấp đại úy và trực tiếp chỉ huy quân đội trong cuộc vây hãm Toulon, lúc bấy giờ thành phố đang nằm trong tay quân Anh. Nhiệm vụ của ông là chỉ huy pháo binh nên ông có thể cho mọi người biết ông là một người có hiểu biết rộng về quân sự. Cuối năm 1795, Napoleon đuổi được quân Anh ra khỏi thành phố. Sau cuộc vây hãm đó, tiếng tăm của ông lan rộng khắp nước Pháp.
Năm 1795, sau một thời gian không được trọng dụng, vận may lại đến với Napoleon. Do quân bảo hoàng tiến hành bạo loạn tại Paris, tình hình trở nên hết sức nghiêm trọng, chính phủ quyết định bổ nhiệm Napoleon làm phụ tá cho Tử tước Barras, tư lệnh quân cảnh vệ Paris. Với pháo binh trong tay, Napoleon đã nhanh chóng dập tắt cuộc bạo loạn. Và kể từ đó con đường công danh của ông đã rộng mở.
Năm 1796 các nước Anh, Nga, Áo liên kết lại để tập trung tấn công nước Pháp. Chính phủ Pháp phái 4 đạo quân tiến đánh. Napoleon được bổ nhiệm làm tư lệnh đạo quân thứ 4 tiến đánh nước Ý để kiềm chế quân Áo. Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã đánh tan tác quân Áo tại Ý và tiến quân vào lãnh thổ nước Áo tới sát kinh đô Viên làm nước Áo phải ký hiệp định đình chiến. Đoàn quân chiến thắng của Napoleon trở về Paris trong vinh quang rực rỡ.
Để triệt để đánh bại nước Anh, vào năm 1798, chính phủ Pháp quyết định đánh Ai Cập để ngăn quân Anh tiến sang Ấn Độ. Napoleon được cử làm tư lệnh quân Đông chinh, và ông đã nhanh chóng đánh chiếm Ai Cập. Napoleon đã mang theo hơn 35.000 quân, trong đó có nhiều chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các nhà toán học nổi tiếng như Monge, Joseph Fourier, Laplace, Berthollet. Mặc dù Quân Pháp đại thắng quân Mameluk Ai Cập trong trận Kim Tự Tháp nhưng họ đã thất bại trong việc đánh chiếm Pháo đài Acre của người Thổ Nhĩ KIf do được sự trợ chiến của Hạm đội Anh do Đô đốc Sydney Smith chỉ huy. Sau hiệp ước hòa bình Tilsit (1807), Napoleon thỏa thuận với Nga hoàng và tổ chức lại kinh tế những nơi mà ông chiếm đóng. Do không thể đánh thắng được vương quốc Anh thời đó, nên Napoleon đã nghĩ ra một kế là không cho các tàu bè, thương gia nước anh cập bên vào những lãnh thổ, hay những vùng đã bị chiếm đóng bởi Napoleon. Chính điều này đã dẫn đến sự suy tàn của nền kinh tế Anh. Nhận thấy Nga vẫn còn giao thương với Anh, năm 1812 Napoleon đã huy động gần 65 vạn quân với mục đích xâm lược Đế chế Nga. Để đấu tranh bảo vệ đất nước, người Nga đã gấp rút xây dựng một đội quân đông đảo khoảng 70 - 75 vạn chiến binh nhưng trang bị tương đối thiếu thốn, chỉ khoảng 45 vạn quân chính quy được trang bị súng, số còn lại là dân quân và kỵ binh Cozak, ngoài ra, người Nga còn thông minh nảy ra một kế là đốt phá, và giấu hết lương thực trong các thành trì ở gần vùng chiến tranh, và để cho quân Pháp không thể tìm thấy lương thực và thực phẩm. Trong cuộc xâm lược Đế chế Nga, quân Pháp đã thất bại nặng nề vì không những không tìm thấy thực phẩm mà còn chết dần, chết mòn vì cái rét lạnh giá của nước Nga. Tháng 10 năm 1812, Napoleon buộc phải hạ lệnh rút quân khỏi Nga. Và trên đường rút quân, quân Pháp bị quân Nga truy kích quyết liệt và bị thiệt hại nặng nề. Khi ra khỏi lãnh thổ nuớc Nga, trong tay Napoleon chỉ còn 127.000 quân (và do phải rải quân dọc đường để bảo đảm liên lạc nên con số thực tế chỉ khoảng 30.000 quân). Các tướng lĩnh châu Âu thấy rõ ràng không thắng được Napoleon về mặt quân sự nên đã dùng sức mạnh chính trị đánh bại ông. Liên quân đã tấn công chiếm thủ đô Paris khi ông không cảnh giác. Đến đầu năm 1814, Napoleon buộc phải thoái vị và bị đày ra đảo Elba (một hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi Ý). Triều đình phong kiến Bourbon của vua Louis XVIII, em vua Louis XVI trở về nước Pháp, bắt đầu chiếm lại những đất đai đã bị mất trong cuộc cách mạng và trở thành vua kế vị. Ngày 30 tháng 5 năm 1814, nước Pháp lấy lại đường biên giới. Tuy vậy nhân dân và binh lính Pháp luôn mong mỏi Napoleon trở về. Không có Napoleon, Vua Louis XVIII mắc phải vô vàn khó khăn về chính trị và từ đó nước Pháp suy yếu dần, nền công nghiệp cũng phát triển chậm hơn, trong khi đó nước Anh đã giàu lên gấp bội nhờ kinh tế phát triển. Vào một buổi tối tháng 3 năm 1815, Napoleon từ đảo Elba bí mật trở về Lyon. Triều đình Bourbon phái nhiều quân đoàn đến đánh nhưng hết quân đoàn này đến quân đoàn khác cùng hô to "Hoàng đế vạn tuế" rồi chạy theo Napoleon. Napoleon không tốn một viên đạn để trở lại ngôi vị hoàng đế nước Pháp. Tin tức Napoleon quay trở về khiến các nước châu Âu hốt hoảng, họ vội vàng liên minh với nhau và kéo quân từ bốn phương tám hướng đổ về nước Pháp. Lần này liên quân do người Phổ và người Anh đứng đầu, tập trung đại quân tại vùng Bỉ. Nhưng chính ở đây, Napoleon chỉ huy quân Pháp đánh bại nhiều cánh của liên quân.
Trận Waterloo diễn ra vào Chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay. Quân đội Hoàng gia Pháp dưới sự chỉ huy của Napoleon Bonaparte đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh do Công tước Wellington chỉ huy và quân Phổ do Gebhard von Blucher chỉ huy. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch Waterloo và cũng là trận đánh cuối cùng của Napoleon. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoleon và vương triều một trăm ngày của ông.

------HẾT------
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[Bài thuyết minh của team 3]

Bi: Hôm nay kỉ niệm 1 tháng và 1 tuần mình quen nhau. Em thích gì?
Rimo: Hmmmmm Không thích gì cả :)
Bi: Học bài chưa?
Rimo: Chưa!
Bi: Tối nay thi event box Vật lí tốt nha em!
Rimo: Vâng, cảm ơn anh :)
Bi: Roài nhớ làm bài sinh hoạt của nhóm mình nha em?
Rimo: Ơ, ơ nhóm nào?
Bi: “Ba thằng thanh niên và một bà già”.
Rimo: Sao em lại phải làm, anh hứa làm rồi mà?
Bi: Kệ, anh thích , tự làm đi!
Rimo: Ơ, ơ…
Bi: Ơ ơ cái gì, ngoan, anh thương, làm đi nhé!
Rimo: Ơ ơ….
….Vài tiếng sau….
Rimo: Chồng ơi, em làm xong rồi nè.
Bi: Đâu, đâu?
Rimo: Đây nè!
Bi: Hả?
Rimo: Kỉ niệm “1 month & 1 week. Do you remember?”
Bi: Muahahaha…..tưởng vợ tui làm cái CLB Sử.
Rimo: :)
Bi: Sao đấy, lại giân anh à? Vợ ơi, anh xin lỗi.
Rimo: Không có gì :)
Bi: Thôi mà, anh xin lỗi mà..
Rimo: Nothing :)
Bi: Giận thì cho giận thật lun.
Rimo: Người ta đùa xíu mà…
Bi: Anh cũng đùa đó.
Rimo: Mà giờ còn kịp làm cái sinh hoạt CLB Sử không nhỉ?
Bi: Anh chưa làm, mà bà xã anh chưa làm hả?
Rimo: Ừ :)
Bi: Haizza, thoai hay hai vợ chồng mình tranh luận cho BCN chấm nhé. Thằng Mart có nhiệm vụ kêu gọi BCN chấm nhẹ tay cho mình. Okay không vợ?
Rimo: Hả?
Bi: Thì đó…. đó em.
Rimo: Ừ :)
Bi: Vợ ơi, nhớ nhiệt tình nhé - Nói rồi, Bi cầm tay Rimo, đặt nhẹ lên Rimo một nụ hôn nhẹ.
Rimo: Ớ, ớ...Ừ :)
Bi: Mình chọn nhân vật số mấy vợ nhỉ?
Rimo: Số 7.
Bi: Là ai vậy vợ?
Rimo: Ông Tôn Đức Thắng.
Bi: Okay! Đố vợ biết, ai là chủ tích nước ta hiện nay là ai?
Rimo tranh thủ search google.
Rimo: Là ông Nguyễn Phú Trọng.
Bi: Thế ai là chủ tịch đầu tiên của nước ta?
Rimo: Cái này em biết, là bác Hồ Chí Minh.
Mart: 2 ba cho con nói với ạ!
Rimo: Ừ :)
Bi: Hehe, Okay con. Mà nếu con thua là con phải cho ba ảnh vợ con nha!
Rimo: Em có ảnh Cương nè :D
Mart: Ơ…
Bi: Vậy muốn chơi không Mart?
Mart: Dạ có.
Bi: Vậy thôi, chơi nha! Vợ với con trai, hai người có nhớ sau bác Hồ, ai là vị chủ tịch nước thứ hai của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và là chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam?
Mart: Con biết! Là ông Tôn Đức Thắng ạ!
Bi: Chính xác. Vợ chậm quá nha! Dưới đây sẽ là một đoạn thông tin về ông Tôn Đức Thắng.
1-jpg.125547

Cố chủ tịch Tôn Đức Thắng- Nguồn ảnh: Wikipedia

“Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, Tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Nơi thường trú tại quận Nam Từ Liêm, thủ đô Hà Nội. Là con đầu của ông Tôn Văn Đề, và bà Nguyễn Thị Di. Gia đình đông con, theo thông lệ miền Nam, ông còn được gọi là Hai Thắng. Trong hoạt động chính trị, ông còn được gọi thân mật là Bác Tôn.Khi đủ 18 tuổi, ông lên Sài Gòn học việc và làm thợ. Vào năm 1912, ông tham gia tổ chức công nhân bãi công đòi quyền lợi, vì vậy bị sa thải. Sau đó một năm, ông sang Pháp làm công nhân ở Toulon (Pháp). Một năm sau khi sang Pháp, ông được tuyển mộ làm lính thợ cho một đơn vị Hải quân Pháp. Trong những năm 1915-1917, “anh Hai Thắng” học thợ máy ở trường Cơ khí Á Châu, nhưng chưa học xong đã bị động viên sang Pháp làm lính thợ phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tôn Đức Thắng làm việc trên chiến hạm France, xưởng Arsenal, quân cảng Toulon. Và cũng tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải (ngày 20 tháng 4 năm 1919), treo cờ đỏ trên một thiết giáp hạm của Pháp tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga... “
Khụ khụ…

Mart: Ba bị sao vậy ạ?
Rimo: Chắc ba con ốm đó.
Bi: Ai nói tiếp cho tui nghe những hoạt động về sau của cụ Hai Thắng đi!
Rimo: Để vợ nè!

“Năm 1920, chàng trai 32 tuổi - Hai Thắng bị trục xuất khỏi nước Pháp. Khi về Sài Gòn, ông thành lập Công hội bí mật, lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son, tháng 8 năm 1925. Vào năm 1926, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng. Sau đó một năm, được sự nhất trí của nhiều người, ông được bầu vào Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Kỳ bộ Nam Kỳ.Vào 1928, anh Hai Thắng bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn. Lúc đó, cảnh sát thực dân Pháp gán cho ông vào tội chủ mưu giết người trong vụ ám sát một người hợp tác với chính quyền thuộc địa Nam Kỳ tên là Phát do các đồng chí của ông thực hiện, đường Barbier (nay là đường Thạch Thị Thanh). Nhờ có một đồng chí trẻ tự nhận là chủ mưu, cùng với sự vận động của một số nhân sĩ trí thức người Việt như bà Trần Thị Cừu, Đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh Đình Thảo, nên ông chỉ bị chính quyền thuộc địa tuyên án chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo.Có tổng cộng hơn 60 người bị bắt trong vụ án này, theo hồi ký Passion, Betrayal, and Revolution in Colonial Saigon: The Memoirs of Bao Luong, của bà Nguyễn Trung Nguyệt (Bảo Lương). Khi bị đày ra Côn Đảo, ông vẫn không nhụt chí, quyết hướng một lòng về quê hương. Ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Côn Đảo vào năm 1930.”

Mart: Con có 1 thông tin muốn cho ba và bố biết ạ!

“Theo ông Christoph Giebel, giáo sư khoa Sử tại Đại học Washington, Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách nghiên cứu về ông Tôn Đức Thắng ("Tiền bối tưởng tượng của những nhà Cộng sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng và chính trị của lịch sử và ký ức" - Imagined Ancestries of Vietnamese Communism: Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory) cho rằng "không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí trước cả thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông Tôn đã hoạt động rất tích cực trong các hoạt động cách mạng tại Sài Gòn", ông Tôn không bị bắt lính sang Pháp năm 1914 mà được tuyển mộ. Trong sự kiện ở Hắc Hải năm 1919, Giebel "tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải", bộ máy tuyên truyền đã dùng hình ảnh ông Tôn cắm cờ trên một trong những con tàu ở Hắc Hải để kết nối cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười Nga. Trong cuộc đình công ở Ba Son năm 1925, theo Giebel không phải là một cuộc đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, và cũng không "giam chân" được chiến hạm Pháp trên đường đến Trung Quốc.”

Bi: Thật ra chúng ta không mặt tại thời điểm đó, dẫu có mặt chúng ta cũng chưa chắc biết được. Đây là những nguồn tham khảo thôi.

Mart: Dạ!

Bi: Vậy ba hỏi con nha, Bác Tôn có lấy vợ không nhỉ? Chúng ta kể đến năm 1930 mà chưa thấy Bác Tôn có vợ nhỉ?
Mart: Dạ, theo con biết là có đó pa.
Bi: Thế Bác Tôn có mấy người con nhỉ?
Mart: Dạ là 3 người con.
Bi: Chỉ đúng được một nửa thoai. Con chuẩn bị hình con dâu cho ba ngắm nha! :D
Rimo: Hmmmm
Mart: Ơ ơ…
Bi: Ơ cái gì, nghe nè: “Năm 33 tuổi, anh Hai Thắng kết hôn với cô gái tên Đoàn Thị Giàu (1898-1974) ở nhà ông bà ngoại của bà Giàu ở xã Vĩnh Kim, Tiền Giang. Đây là cuộc hôn nhân có ý nghĩa đền ơn trả nghĩa vì ông đã giúp an táng ông Ba Sứ, anh trai bà Giàu, một người bạn của ông ở Pháp. Vợ của Bác Tôn là một cô giáo trường làng.Hai người sinh được hai con gái, con gái đầu là Tôn Thị Hạnh, sinh năm 1924 và con gái thứ hai là Tôn Thị Nghiêm, sinh năm 1928. Đầu năm 1929, hai ông bà sinh con trai thứ ba tên là Tôn Đức Liêm, nhưng Liêm đã qua đời lúc 3 tuổi vì bị bệnh nặng.Bà Tôn Thị Hạnh kết hôn với ông Dương Văn Phúc, nguyên là Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, vào năm 1950. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Tôn Thị Hạnh và Tôn Thị Nghiêm theo cha lên chiến khu Việt Bắc. Tôn Thị Hạnh làm văn thư lưu trữ còn Tôn Thị Nghiêm làm điện báo viên ở Văn phòng Trung ương.Bà Tôn Thị Nghiêm kết hôn với ông Tưởng Bích Trúc, Phó Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Đại học Y khoa Hà Nội Vợ chồng bà Tôn Thị Nghiêm đã mất vào thập niên 1980, ít năm sau khi Tôn Đức Thắng qua đời. Hai người có ba con gái (Tưởng Bích Vân, Tưởng Bích Hà và Tưởng Hoài Nam).Con rể thứ và vợ của ông cũng qua đời vài năm sau khi ông mất. Ngoài 3 người con ruột, chúng ta còn kể đến 2 người con nuôi của ông, đó là bà Tôn Thị Ngọc Quang và Tôn Thị Tuyết Dung”

3-jpg.125549

Chú thích: Người phụ nữ bên phải là con gái lớn của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng- bà Tôn Thị Hạnh. Nguồn ảnh:Tin nóng 24h


Rimo: Để tui kể cho hai người nghe tiếp về hoạt động chính trị của Bác Tôn.
“Sau Cách mạng Tháng Tám, ông trở về đất liền tham gia Ủy Ban kháng chiến miền Nam. Sau đó một năm, ông trở thành Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Vào năm 1947, ông là Tổng thanh tra Chính phủ, quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ.Ông cũng là Quyền Trưởng Ban thường trực Quốc hội, Trưởng Ban Vận động thi đua ái quốc Trung ương vào năm 1948. Năm 1950, ông là Chủ tịch Hội nghị Việt- Xô. Năm 1951, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt.Sau đó 4 năm, Bác Tôn giữ thêm chức vụ Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới, Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam. Năm 1960, ông là Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm việc cùng chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1969, khi Bác Hồ mất, Bác Tôn lên làm chủ tịch nước, Bác Tôn là vị chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam dân chủ cộng Hòa. Năm 1976, nước ta đổi quốc hiệu thành “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bác Tôn là chủ tịch nước đầu tiên sau khi nước ta đổi quốc hiệu.Vào 30/3/1880, khi vẫn còn trên cương vị của một Chủ tịch, do tuổi cao sức yêu mà Bác Tôn mất. “

2-jpg.125548

Bác Tôn làm việc cùng Bác Hồ - Nguồn ảnh: Báo Chính Phủ


Bi: Thật tiếc, sau khi bác Tôn mất, mọi người cũng luôn thương nhớ đến Bác như Bác Hồ vậy đấy. Có con đường mang tên “Tôn Đức Thắng” ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đã Nẵng, Đồng Hới,...Ngoài ra còn có các khu tưởng niệm cố chủ tịch Tôn Đức Thắng. Bác Tôn được tăng huân chương Sao Vàng năm 1958 khi tròn 70 tuổi, và là người đầu tiên được tặng Huân chương này. Ngoài ra, bác Tôn còn được chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân." Trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông, đoàn Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng Huân chương Xukhe Bato - huân chương cao quý nhất của Mông Cổ.Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin do Chính phủ Liên bang Xô viết trao tặng.Tên ông được đặt cho một đường phố ở thành phố Odessa, Ukraina vì liên quan đến sự kiện phản chiến ở Hắc Hải, và cũng là tên của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều con đường ở Việt Nam cũng được đặt tên theo tên ông.Tên gọi Tôn Đức Thắng cũng được đặt cho một giải thưởng cấp thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh những công nhân, kỹ sư có thành tích đặc biệt trong lao động và sản xuất.Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (20/8/1888 - 20/8/1988), Nhà nước Việt Nam đã cho thành lập một bảo tàng với tên gọi ban đầu là "Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng" tại Thành phố Hồ ChíMi nh, sau đó được đổi tên thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng, bảo tàng này trước đây là tư dinh của Trần Thiên Khiêm,Thủ tướng chính quyền Việt Nam Cộng hòa..Hiện nay, Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng ở An Giang cũng đã đủ ược Thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt".

4-jpg.125550

Hình ảnh con đường mang tên "Tôn Đức Thắng" ở Ukaraina - Nguồn ảnh: Vietnammoi

5-jpg.125551

Trường đại học Tôn Đức Thắng- Nguồn ảnh: Plo.vn


Bi, Rimo, Mart: Team chúng ta cùng nhau đưa ra những thông tin thú vị về cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng roài. Mọi người có thích không?
Bi: Đưa hình Cương cho ba nha con trai :D hehe
[TBODY] [/TBODY]
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[Bài thuyết minh nhóm 4]

Xin chào các bạn. Chúng tôi là thành viên của team 4 cô gái nhí nhố. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu về một nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Ông là nhà quân sự, nhà chính trị kiệt xuất thời nhà Lý của nước Đại Việt. Ông cũng là 1 trong 2 vị tướng vĩ đại nhất triều Lý với chiến thuật đánh giặc tài tình và ngoại giao khôn khéo. Và người mà chúng tôi đang muốn nhắc tới ở đây chính là người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
Lý Thường Kiệt chắc hẳn là cái tên khá quen thuộc đối với các bạn. Nhưng không phải ai cũng biết nhiều về ông. Chính vì thế, không để các bạn chờ lâu hơn nữa, chúng ta bắt đầu tìm hiểu nhé!
Theo Wikipedia thì Lý Thường Kiệt sinh năm 1019, mất năm 1105, ông vốn là người phường Thái Hòa của thành Thăng Long. Các bạn đang được quan sát Tượng đài của ông ở Tam Giang (Yên Phong) bên phòng tuyến sông Như Nguyệt lịch sử:
1ed41143-4bb7-4d55-9fd6-e4949c8b96ba


Hay trong Đại Nam Quốc Tự:
300px-Tuong_Ly_Thuong_Kiet%2C_DNQT.jpg


Hay ở trung tâm Khu Đô thị du lịch biển Phan Thiết:
anh.jpg


Như chúng ta đã thấy, tượng đài của Lý Thường Kiệt xuất hiện ở rất nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S. Phải chăng ông đã có công lao rất lớn đối với lịch sử dân tộc?
Nhưng trước khi tìm hiểu về công lao của ông với dân tộc, các bạn hãy cùng chúng tôi ngược dòng thời gian để trở về với nơi ngọn nguồn của những công lao ấy.
Theo sử sách ghi lại, Lý Thường Kiệt sinh ra trong một gia đình quan lại, từ nhỏ ông đã tỏ ra là người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ, từng nghiên cứu về binh pháp. Một số nguồn thông tin khác cũng cho thấy "khuôn mặt vàng" ngay từ nhỏ của Lý Thường Kiệt:
" Khoảng niên hiệu Thiên Thành, đời Lý Thái Tông, cha đi tuần biên địa, ở Tượng Châu thuộc Thanh Hóa, bị bệnh rồi mất vào năm Tân Mùi (1031). Thường Kiệt bấy giờ mười ba tuổi, đêm ngày thương khóc không dứt.
Chồng của người cô là Tạ Đức thấy thế, đem lòng thương và dỗ dành. Nhân đó hỏi ông về chí hướng, ông trả lời: "Về văn học, biết chữ để ký tên là đủ. Về võ học, muốn theo Vệ Thanh, Hoắc Khứ, lo đi xa vạn dặm để lập công, lấy được ấn phong hầu, để làm vẻ vang cho cha mẹ. Đó là sở nguyện". Tạ Đức khen là có chí khí, bèn gả cháu gái tên là Thuần Khanh cho ông, và dạy cho học các sách binh thư họ Tôn, họ Ngô.
Thường Kiệt đêm ngày học tập. Đêm đọc sách, ngày tập bắn cung, cưỡi ngựa, lập doanh, bày trận. Các phép binh thư đều thông hiểu cả. Tạ Đức lại khuyên đọc sách nho. Thường Kiệt rất chịu gắng công học tập, nên chóng thành tài.
Năm ông 18 tuổi (1036), mẹ mất. Hai anh em lo đủ mọi lễ tống táng. Trong khi cúng tế, hễ có việc gì, cũng tự tay mình làm. Lúc hết tang, nhờ phụ ấm, Thường Kiệt được bổ chức "Kỵ mã hiệu úy", tức là một sĩ quan nhỏ về đội quân cưỡi ngựa."

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự nghiệp của ông. Dưới đây là những thông tin mà chúng tôi thu nhận được từ Wikipedia và một số web khác:
Năm 1041, Lý Thường Kiệt còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được sung làm Hoàng môn chi hậu - chức thái giám theo hầu Lý Thái Tông.
Trong mười hai năm làm nội thị trong triều, danh tiếng của Lý Thường Kiệt ngày càng nổi. Năm 1053, ông được thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô tri khi 35 tuổi.
Năm 1054, Thái tử Lý Nhật Tôn kế vị, sử gọi là lý Thánh Tông. Thánh Tông phong ông chức Bổng hành quân hiệu úy. Ông thường ngày ở cạnh vua, thường can gián. Vì có công lao, ông được thăng làm Kiểm hiệu thái bảo.
Năm 1061, người Mường ở biên giới quấy rối. Lý Thánh Tông sai ông làm Kinh phỏng sứ vào thanh tra vùng Thanh Hóa, Nghệ An, được toàn quyền hành sự. Ông phủ dụ dân chúng, lấy được lòng người. Tất cả năm châu 6 huyện, 3 nguồn, 24 động đều quy phục.
Tháng hai năm 1069, ông theo vua Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành. Lý Thường Kiệt làm tiên phong đi đầu, truy bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước. Vì có công trong cuộc chiến với Chế Củ, Thường Kiệt được ban quốc tính và từ đó ông chính thức được gọi là Lý Thường Kiệt. Bên cạnh vinh dự này, ông còn được hưởng tước và chức đáng kể, được thụ phong làm Phụ Quốc Thái phó, kiêm các hàm như Dao thụ chư trấn Tiết độ, Đồng trung thư môn hạ, Thượng trụ quốc , Thiên tử nghĩa đệ cùng Phụ quốc thượng tướng quân .
Với danh xưng "Thiên tử nghĩa đệ", Lý Thường Kiệt đã bán chính thức dự vào hàng quốc thích, và ông còn nhận được tước Khai quốc công.
Chà, với bề dày sự nghiệp như thế kia đủ để thấy ông tài giỏi như thế nào rồi phải không các bạn? :D

Nhưng, sự tài giỏi của ông còn được thể hiện rõ hơn qua công lao của ông đối với lịch sử dân tộc. Đó là những chiến công vĩ đại đã được lưu truyền hàng ngàn năm. Và đó cũng chính là chủ đề chính mà chúng tôi muốn bàn khi giới thiệu về anh hùng Lý Thường Kiệt ngày hôm nay.
Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đã từng viết: "Trong quân sự, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nước nhà trong thế kỷ thứ XI". Phải, thật vậy. Và điều đó ta có thể nhận thấy qua cuộc kháng chiến chống Tống vào những năm 70 của thế kỉ XVI.
666_2-jpg.125453

Khi vua Lý Thánh Tông từ trần, Lý Nhân Tông lên ngôi, Lý Thường Kiệt được giữ chức Thái úy. Với cương vị như Tể tướng, ông nắm toàn quyền cả văn lẫn võ. Điều đó cũng có nghĩa là phải gánh vác nặng nề và chịu trách nhiệm to lớn đối với giang sơn xã tắc.
Khi nghe tin quân Tống chuẩn bị xâm lược, Thái hậu Ỷ Lan cùng vua Lý triệu tập các đại thần hội bàn. Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ trương: " Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc". Kế sách "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt đã mau chóng nhận được sự tán đồng của triều đình và sự ủng hộ của quân sĩ.
Năm 1075, Lý Thường Kiệt- người chỉ huy cuộc kháng chiến đã kết hợp lực lượng quân đội của triều đình cùng lực lượng dân binh ở phía bắc mở cuộc tập kích lên đất Tống và đánh tan các đạo quân nhà Tống rồi rút về nước.
Theo trí nhớ, một giáo viên của chúng tôi đã từng cho biết rằng khi sang đất Tống, Lý Thường Kiệt còn bỏ lại rất nhiều bản thảo dân ở mỗi nơi mà ông đi qua. Bản thảo dân được gửi tới những người dân bên đó rằng chúng ta sang nước họ chỉ để tự vệ chứ không có ý xâm lược. Điều này đã càng cho thấy sự tài tình trong suy nghĩ cũng như hành động của ông.
Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt, quân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Theo sử sách ghi lại thì lúc bấy giờ quân Tống rất mạnh, nhưng lúc ấy tài năng của Thường Kiệt lại càng bộc lộ rõ hơn. Ông đã dùng kế sách "tâm công" ( đánh vào tâm lý) để tiêu diệt kẻ thù. Tương truyền, mỗi khi đêm đến, Lý Thường Kiệt nấp trong đền cạnh sông Như Nguyệt rồi đọc bài thơ "thần" - Nam quốc sơn hà- bài thơ đã khiến bao quân giặc run lẩy bẩy, không đánh đã tan:
"Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư".
( Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.)
3109005.jpg



Sự tài tình của Lý Thường Kiệt còn được thể hiện qua nghệ thuật kết thúc chiến tranh. Khi thấy thế giặc yếu, ông đã chủ động cử người sang giảng hòa, chấm dứt âm mưu xâm lược của quân Tống. Hơn nữa, ông còn cấp ngựa và lương thảo cho quân Tống về nước. Điều này đã cho thấy khả năng ngoại giao của ông.

Trên đây là một vài thông tin về Lý Thường Kiệt - người anh hùng dân tộc Việt Nam. Qua đó, ta có thể thấy được Lý Thường Kiệt là nhà quân sự, nhà chính trị kiệt xuất và cũng là một nhà ngoại giao tài ba. Quả đúng như nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần viết: Trong quân sự, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nước nhà trong thế kỷ thứ XI; Trong chính trị, Lý Thường Kiệt là đấng đại danh thần, là chỗ dựa tin cậy và vững chắc của nhà Lý, nhất là dưới thời trị vì của Hoàng Đế Lý Nhân Tông (1072-1127) ; Trong lịch sử văn học, Lý Thường Kiệt là cây đại bút, tác giả của Nam quốc sơn hà - áng hùng thi có giá trị thiêng liêng như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà. Cũng có thể đây không phải bài thơ của ông, nhưng dù là của ai đi chăng nữa, ta cũng không thể phủ nhận giá trị mà nó đã để lại. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cũng cần trau dồi tri thức đồng thời rèn luyện thể chất để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc một ngày tốt đẹp và vững mạnh hơn.
chua-co-ten-png.125456
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom