Sử ★Series ★ Atlantis – Thế giới bị lãng quên ★

S

scientists

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời nói đầu
atlantis-temple.jpg


Ảnh minh họa

Ngày nay có rất nhiều giả thuyết về lục địa Atlantis. Lục địa Atlantis từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới. Dựa trên những tài liệu đáng tin cậy, người ta đã xây dựng rất nhiều những giả thuyết khác nhau về lục địa này.

Hôm nay, Scientist sẽ đưa các bạn đến với hành trình khám phá vùng đất bí ẩn này.
________________________
*Bài viết lấy từ các nguồn trên Internet như tienhoatamlinh.blogspot.com, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt,... cũng như 1 số website khác.
 
S

scientists

Atlantis – Thế giới bị lãng quên (kì 1)

Theo chân các nhà khảo cổ và các nhà nghiên cứu, lần lượt từng huyền thoại và truyền thuyết được khám phá ra là sự thật. Atlantis là một trong số các huyền thoại như vậy.
320px-Plato_Silanion_Musei_Capitolini_MC1377.jpg

Plato (428 TCN – 348 TCN) là một trong những nhà hiền triết Hy Lạp vĩ đại nhất trong lịch sử.

Atlantis là một thiên đường trên mặt đất được Plato mô tả trong tác phẩm Timaeus và Critias của ông. Plato đã mô tả hòn đảo Atlantis nằm trong biển Thái Bình Dương, phía tây Gibraltar, đã bị hủy diệt do sự đồi bại và độc ác của con người. Hàng ngàn năm nay Atlantis đã làm điên đầu các nhà thám hiểm và các học giả trên thế giới, làm họ phải bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu và tìm kiếm tàn tích của nó.

Tham khảo tác phẩm Timaeus và Critias của Plato, bản dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Anh của Benjamin Jowett (15/4/1817 – 1/10/1893), một trong những vị giáo sư vĩ đại nhất Anh quốc thế kỷ 19:http://www.atlantisbolivia.org/atlantisjowetttranslation.htm
Tóm lược các nội dung chủ yếu của bản dịch:

Atlantis1.jpg

Atlantis2.jpg

Atlantis3.jpg


AtlantisThegioibilangquenky1_Tin180com_002_1315797896.gif

Bản đồ thành phố Atlantis, phục chế theo mô tả của Plato.

Thật đáng ngạc nhiên là, các phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy khắp thế giới cổ xưa có rất nhiều thành phố và kiến trúc dạng tròn giống như Atlantis chứ không chỉ có một thành phố tròn Atlantis. Có thể thấy đây là dạng kiến trúc phổ biến hoàn cầu thời đó.
Nhóm các nhà khảo cổ Peru và Đức vào năm 2008 đã khám phá ra khu quảng trường hình tròn, nằm sâu bên dưới một công trình đổ nát khác có tên là Sechin Bajo ở Casma, cách thủ đô Lima của Peru 368 km về phía bắc.

Gilgal Refaim, còn có tên là Rujm el-Hiri, Rujm al-Hirrī, Rujm Hiri và Rujum al-Hiri, là tàn tích của một kiến trúc cự thạch hết sức cổ xưa trên cao nguyên Golan, Syria, thuộc vùng đất Lưỡng Hà, khá gần khu đền khổng lồ Baalbek. Nó được ước định niên đại là 5.000 năm, tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng nó còn cổ xưa hơn thế nhiều.
Những bí mật của thành phố cổ Arkaim (Nga), cùng thời với Ai Cập và Lưỡng Hà, đã dần được phơi bày ra ánh sáng:
Tổng thống Nga V.Putin đã từng đến thăm một trong những vùng đất huyền bí nhất trên địa cầu – tàn tích của thành phố cổ xưa Arkaim – nằm ở ngoại ô thành phố công nghiệp Ural ở Chelyabinsk, Liên bang Nga. Nhiều sử gia, nhà khảo cổ và các nhà nghiên cứu vật thể bay không xác định (UFO) đã mất nhiều năm trời ròng rã cố gắng vén bức màn bí mật của đô thị cổ này. Quốc gia nào đã có mặt tại Arkaim từ 40 – 60 thế kỷ trước? Tại sao những người thuộc về một nền văn minh cổ xưa như thế lại đạt đến thành tựu khoa học kỹ thuật cao đến như vậy?
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo
S

scientists

Atlantis – Thế giới bị lãng quên (kỳ 2)

Trong thực tế, nhiều câu chuyện từng được cho là huyền thoại về sau đều đã được chứng minh là sự thật lịch sử. Atlantis là một trong số các huyền thoại như vậy.

Hội nghị Milos Atlantis đã được tổ chức từ ngày 11 tới 13 tháng 7 năm 2005 tại đảo Milos, Hy Lạp. Tại đây các nhà nghiên cứu Atlantis thuộc nhiều ngành khoa học như khảo cổ học, địa chất, hỏa sơn học, giáo sư của nhiều trường đại học trên thế giới… đã đưa ra xem xét và phân tích một loạt các địa điểm khảo cổ có khả năng là Atlantis, dựa trên 24 tiêu chuẩn khách quan.

atlantis-the-gioi-bi-lang-quen-ky-2-image.jpg

Quang cảnh Hội nghị Hội nghị Milos Atlantis 2005
Các nhà nghiên cứu đã phân tích và chứng minh rằng địa điểm của một di tích được xem xét cần phải thỏa mãn 24 tiêu chuẩn sẽ liệt kê sau thì mới có thể thực sự là Atlantis mà Plato mô tả.
Danh sách các tiêu chuẩn:
1. Thủ phủ của Atlantis phải nằm tại nơi đã từng là một hòn đảo và nhiều phần của nó ắt vẫn còn tồn tại.
2. Thủ phủ của Atlantis phải có địa mạo rõ ràng gồm các vòng tròn đồng tâm của đất và nước.
3. Atlantis phải nằm bên ngoài Pillars of Hercules
4. Thủ phủ của Atlantis lớn hơn Lybia, Anatolia và Trung Đông, Sinai cộng lại.
5. Atlantis phải là nơi ở của một quần thể dân cư có học thức, biết kỹ năng luyện kim và đi biển.
6. Thủ phủ của Atlantis phải nối liền theo đường biển với Athens.
7. Vào thời đó, Atlantis phải từng có chiến tranh với Athens.
8. Thủ phủ của Athens (đúng như nguyên văn) phải đã bị phá hủy ghê gớm ở quy mô chưa từng có.
9. Thủ phủ của Atlantis phải từng bị chìm ngập hoàn toàn hoặc một phần dưới mặt nước biển.
10. Thủ phủ của Atlantis đã bị hủy diệt 9.000 năm (theo lịch Ai Cập cổ) trước thời điểm thế kỷ 6 trước công nguyên. (nghĩa là khoảng 11.600 năm trước).
11. Phần của Atlantis được mô tả cách thành phố khoảng 50 stadium (7,5km).
12. Atlantis có mật độ dân cư đông, đủ để hỗ trợ cho một đội quân lớn (10.000 chiến xa, 1.200 tàu, 1.200.000 quân).
13. Khu vực Atlantis có lệ hiến tế bò.
14. Sự hủy diệt của Atlantis là do động đất.
15. Sau khi bị hủy hoại, lối đi cho tàu thuyền bị trở ngại.
16. Ở Atlantis có voi.
17. Không có tiến trình vật lý hay địa chất không thích đáng nào có liên quan đến sự hủy diệt của Atlantis.
18. Có những dòng suối nước nóng, nước lạnh, với trữ lượng khoáng sản tại Atlantis.
19. Atlantis nằm trên một bình nguyên 2.000 x 3.000 stadium bao bọc xung quanh bởi những ngọn núi chìm xuống biển.
20. Atlantis đang thống trị các quốc gia khác vào thời đó.
21. Gió tại Atlantis đến từ hướng Bắc (chỉ tại bán cầu Bắc).
22. Đá tại Atlantis có nhiều màu: đen, trắng và đỏ.
23. Có những kênh đào phục vụ nông nghiệp tại Atlantis.
24. Cứ 5 6 năm một lần, họ hiến tế bò.
Sử dụng các tiêu chuẩn nêu trên, tất cả các đề cử đều không thỏa mãn yêu cầu, chỉ trừ tàn tích tại Bolivia. Trong số các ứng cử viên, tàn tích tại Bolivia Nam Mỹ hội đủ hầu hết các tiêu chuẩn đó. Hơn thế nữa, tàn tích Bolivia cũng chứng tỏ nó khớp với rất nhiều chi tiết kể về Atlantis trong văn bản của Plato.
1. Thủ phủ của Atlantis phải nằm tại nơi đã từng là một hòn đảo và nhiều phần của nó ắt vẫn còn tồn tại. Có, là Pampa Aullagas thuộc Altiplano của Bolivia.
2. Thủ phủ của Atlantis phải có địa mạo rõ ràng gồm các vòng tròn đồng tâm của đất và nước. Có, tại Pampa Aullagas.

3. Atlantis phải nằm bên ngoài Pillars of Hercules Có.

4. Atlantis lớn hơn Lybia, Anatolia và Trung Đông, Sinai cộng lại. Có. Lục địa Atlantis nghìn xưa nay đã trở thành Nam Mỹ.

Bản đồ “Đảo Atlantis” của nhà bản đồ học người Pháp Guillermo Sanson vẽ năm 1661 chỉ rõ Nam Mỹ chính là Atlantis. Trong thực tế có một số bản đồ cổ kỳ dị từ nhiều thế kỷ trước đã đề cập Nam Mỹ là Atlantis, nhưng về sau tên Atlantis đã bị loại bỏ và thay bằng tên mới là “America” vì những nguyên do bí ẩn.
5. Atlantis phải là nơi ở của một quần thể dân cư có học thức, biết kỹ năng luyện kim và đi biển. Có. Tại Nam Mỹ, nhiều phát hiện khảo cổ cho thấy luyện kim, đi biển đã được biết đến từ rất lâu đời.
6. Thủ phủ của Atlantis phải nối liền theo đường biển với Athens. Có. Các kim tự tháp Nam Mỹ được xây dựng dựa trên đơn vị đo “Cubit Ai Cập”. Chữ hình nêm Lưỡng Hà đã được tìm thấy gần hồ Titicaca, và những cái bình đặc trưng Nam Mỹ được tìm thấy tại đảo Síp.

7. Vào thời đó, Atlantis phải từng có chiến tranh với Athens. Không xác định được. Lưu ý rằng các tên địa danh như Athens, Lybia… đã xuất hiện trong các văn bản cổ xưa nhất. Không ai biết các tên địa danh đó có từ bao giờ.
8. Thủ phủ của Athens (đúng như nguyên văn) phải đã bị phá hủy ghê gớm ở quy mô chưa từng có. Nếu đúng nguyên văn thì không xác định được. Nếu câu hỏi là đối với Atlantis thì Có: Tại Pampa Aullagas hầu hết các tàn tích đều do động đất phá hủy.
9. Thủ phủ của Atlantis phải từng bị chìm ngập hoàn toàn hoặc một phần dưới mặt nước biển. Có. Những lớp trầm tích trắng trên những khối đá là từ thời kỳ khu vực này chìm dưới mực nước biển. Dấu vết xói mòn nước cũng cho thấy nó đã từng chìm hoàn toàn dưới mặt nước biển.

10. Thủ phủ của Atlantis đã bị hủy diệt 9.000 năm (theo lịch Ai Cập cổ) trước thời điểm thế kỷ 6 trước công nguyên. Khó xác định.
11. Thủ phủ Atlantis cách biển khoảng 50 stadium (7,5km). Có, ngày nay Pampa Aullagas cách hồ Poopo khoảng 50 stadium. Xưa kia rất có thể hồ Poopo nối liền với biển bên ngoài khi mực nước biển cao hơn ngày nay.

12. Atlantis có mật độ dân cư đông, đủ để hỗ trợ cho một đội quân lớn (10.000 chiến xa, 1.200 tàu, 1.200.000 quân). Có.
Guaman Poma phát biểu rằng đất nước này có dân cư đông đúc. Nhưng quan trọng nhất, là Google Earth cho thấy tàn tích của các hệ thống nông nghiệp rất lớn đã bị hóa thạch, cùng với hệ thống kênh đào và lô đất được quy hoạch tinh vi theo đơn vị đo lường của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
13. Khu vực Atlantis có lệ hiến tế bò. Khó xác định. Tuy nhiên cư dân Nam Mỹ ngày nay có lệ hiến tế lạc đà không bướu.
14. Sự hủy diệt của Atlantis là do động đất. Có. Dấu vết tàn phá của động đất rất mạnh có thể được tìm thấy dễ dàng khắp khu vực.

15. Sau khi bị hủy hoại, lối đi cho tàu thuyền bị trở ngại. Có. Phần biển gần bên đã không còn nối liền với Pampa Aullagas nữa.
16. Ở Atlantis có voi. Có. Hóa thạch xương voi răng mấu đã được tìm thấy gần Oruro. Điều đáng quan tâm là loài này theo sách giáo khoa sinh vật hiện đại đã tuyệt chủng từ 10.000 năm trước.

Cách không xa Altiplano, người ta đã tìm được hóa thạch xương voi răng mấu. Cái đầu và ngà voi này đang được trưng bày tại Bảo tàng Tarija, gần Altiplano.
17. Không có tiến trình vật lý hay địa chất không thích đáng nào có liên quan đến sự hủy diệt của Atlantis. Thỏa mãn.
18. Có những dòng suối nước nóng, nước lạnh, với trữ lượng khoáng sản tại Atlantis. Có. Nhiều suối nước nóng và lạnh cũng như các khoáng vật Plato mô tả đều có mặt tại đây.

19. Atlantis nằm trên một bình nguyên 2.000 x 3.000 stadium bao bọc xung quanh bởi những ngọn núi chìm xuống biển. Có. Đây là khu vực duy nhất tại Nam Mỹ có một bình nguyên hình chữ nhật. Hình dạng cân đối của nó đã bị động đất phá hủy và thời gian bào mòn.
20. Atlantis đang thống trị các quốc gia khác vào thời đó. Khó xác định.
21. Gió tại Atlantis đến từ hướng Bắc (chỉ tại bán cầu Bắc). Khó xác định.
22. Đá tại Atlantis có nhiều màu: đen, trắng và đỏ. Có. Tại Pampa Aullagas, các khối đá xây dựng có đủ 3 màu mà Plato đề cập.

23. Có những kênh đào phục vụ nông nghiệp tại Atlantis. Có. Nhìn thấy được từ các hình ảnh vệ tinh chụp khu vực Altiplano này. Rất nhiều và rõ ràng.

24. Cứ 5 6 năm một lần, họ hiến tế bò. Khó xác định.
Tổng cộng Altiplano đạt 17/24 tiêu chuẩn do Hội nghị Milos Atlantis đưa ra. Có hàng chục đặc điểm khác cho thấy Altiplano rất khớp với văn bản của Plato.
 
S

scientists

Atlantis – Thế giới bị lãng quên (kỳ 3)

Charles Berlitz đã ghi chép lại chuyến đi của bác sỹ Ray Brown trong cuốn sách xuất bản năm 1984: “Atlantis: Lục địa thứ 8”. Câu chuyện này cũng góp mặt trong chương trình truyền hình “Tìm kiếm Atlantis”, lần đầu tiên được phát sóng vào năm 1979.

Quả cầu pha lê kỳ lạ

Charles Frambach Berlitz (20/11/ 1914 – 18/12/ 2003) là một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thế giới, được biết đến với những cuốn sách về đề tài các hiện tượng lạ thường cũng như các khóa giảng dạy ngôn ngữ của mình. Ông được vinh danh là một trong số 15 nhà ngôn ngữ học xuất sắc nhất thế giới (theo Niên giám nhân dân – The People’s Almanac).
Charles Berlitz đã ghi chép lại chuyến đi của bác sỹ Ray Brown trong cuốn sách xuất bản năm 1984: “Atlantis: Lục địa thứ 8″. Câu chuyện này cũng góp mặt trong chương trình truyền hình “Tìm kiếm Atlantis”, lần đầu tiên được phát sóng vào năm 1979.
Vào năm 1970, bác sỹ Ray Brown và nhóm của mình đang đi tìm báu vật, vốn đã bị chìm cùng với những con thuyền buồm lớn của Tây Ban Nha nhiều thế kỷ trước, và được cho là đang nằm rải rác dưới đáy đại dương. Lúc đó, bác sỹ Ray Brown từ Mesa, Arizona đi lặn cùng với bạn bè gần quần đảo Barry ở Bahamas. Một cơn bão đã đổ bộ vào khu vực này và khuấy động đáy biển, có nghĩa là cát đáy biển sẽ bị cuốn đi, những con thuyền có thể sẽ lộ ra và nhóm của ông có thể tìm được báu vật. Trận bão cũng cuốn trôi các thiết bị và tài sản trên con tàu của nhóm, gồm cả chiếc máy ghi hình, và đó là nguyên nhân tại sao chúng ta không có nhiều tư liệu về câu chuyện của Brown.

Nơi bác sỹ Brown tìm thấy quả cầu pha lê nằm ở rìa tam giác Bermuda

Khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ là nơi tập trung nhiều bất thường các tàn tích kỳ lạ. Người Maya, Kogi, Inca, Olmec,… những quả bóng bằng đá Costa Rica,những hòn đá ICA, thành phố 800m dưới đáy biển Cuba, vv… đều tập trung tại vùng đất này. Người Maya, Kogi, Inca đều nói rằng họ là con cháu của một nền văn minh vĩ đại đã diệt vong trong một đại thảm họa toàn cầu. Một số bản đồ thời Trung Cổ ghi Nam Mỹ là Atlantis.
Lời kể của bác sỹ Ray Brown:
Tôi không phải là người đã khám phá ra thành phố cổ đại dưới đáy biển ấy. Chúng tôi nói chuyện với những người khác và họ bảo rằng đã biết về những tàn tích ấy nhiều năm trước đó. Ngay sau khi chúng tôi tới khu vực này, một cơn bão dữ dội ập đến, nên chúng tôi đã ẩn náu xung quanh một trong những hòn đảo gần đó, cho đến khi cơn bão đi qua. Mặc dù chúng tôi đã đánh mất nhiều thiết bị của mình, nhưng chúng tôi vẫn quyết định lặn xuống biển ngay sau khi cơn bão tan.
Lúc ấy làn nước rất tối tăm. Ngay khi chúng tôi tới khu vực này, nơi mà chúng tôi đã trông thấy có thứ gì đó vào năm 1968, chúng tôi đã thấy những tòa nhà, mặc dù trời tối. Chúng tôi chỉ có thể trông thấy hình thù bên ngoài của các kiến trúc. Chúng tôi di chuyển con thuyền hết tới lại lui, và ở bất cứ chỗ nào mà chúng tôi quan sát đều có những kiến trúc ấy. Chúng tôi chọn một chỗ để thả thùng Anke xuống, và trong một trạng thái gần như hoảng sợ, chúng tôi nhảy xuống. Chúng tôi có 5 người lặn, và tôi là người cuối cùng nhảy xuống. Bơi theo từng nhóm 2 người là ý kiến hay, nhất là khi lặn ở những khu vực xa xôi. Lúc nào tôi cũng thấy một cặp chân vịt bơi ở trước mặt mình, và tôi cố gắng bắt kịp họ. Trong một lúc cố gắng, tôi đã bắt kịp, nhưng bị đuối sức, nên dừng lại nghỉ trên một rặng san hô.
Tôi trông thấy ánh sáng vàng kim lấp lánh xuyên qua làn nước tối tăm, và nhận ra rằng ánh sáng phát ra từ một kim tự tháp. Tôi ngồi đó nhìn chằm chằm, đơn giản bởi vì lẽ nào nó lại có thể ở đó được, và tôi ước sao nó đừng biến mất. Ánh sáng phát ra từ phía sau kim tự tháp, tỏa ánh sáng lấp lánh ra các hướng. Cứ như thể ai đó đã vẽ nên bức tranh lộng lẫy này. Tôi nghĩ “Giá như có camera!” thì tôi đã có thể chụp được thời khắc ấy, cảnh tượng vĩ đại nhất trong đời tôi từng thấy, đẹp hơn bất kỳ buổi hoàng hôn nào của thiên nhiên. Một cảnh tượng rực rỡ! Có nhiều màu sắc và cái gì đó rất đẹp xung quanh nó. Ngay khi hoàn hồn, tôi nhận ra rằng cái mà tôi đang trông thấy là bê tông. Nó thực sự tồn tại. Và thay vì chỉ ngồi trên rặng san hô ngắm nhìn nó, tôi đã bơi tới đó. Chỉ có một phần của kim tự tháp ấy nằm ló lên trên lớp cát đáy biển. Tôi có thể thấy được khoảng 30m của nó, căn cứ theo hình thù tôi cho rằng nó giống với một kim tự tháp Ai Cập, và thậm chí có thể còn to hơn. Kim tự tháp này có bề mặt như gương. Nó làm bằng đá, những khối đã láng bóng – một công trình xây dựng xuất sắc phi thường. Những khối đá vỏ ngoài láng bóng ấy được ghép rất khít nhau, đến mức tôi nghĩ cả lưỡi dao cạo cũng không len vào được. Chúng tôi không hiểu làm cách nào người ta có thể đặt những khối đá đẹp đẽ ấy khít nhau đến thế.
Tôi bơi quanh đỉnh của kim tự tháp này. Đang có sóng lớn, nên nguy hiểm nếu ở gần đỉnh, chỗ mà tôi đã bơi quanh lần thứ 3. Trên đường lặn xuống tôi bơi ngang qua một lối vào. Trước đó tôi không thấy lối vào này, và tôi biết chắc là mình đã xem xét kiến trúc này kỹ lưỡng rồi. Tôi không thể giải thích tại sao trước đó lối vào không có ở đó, rồi thình lình nó lại ở đó – Tôi chỉ đang kể cho anh nghe chuyện đó đúng theo những gì tôi nhớ.
Ý nghĩ đầu tiên của tôi là: Chỗ nào có lối vào, ở đó phải có một cánh cửa. Tôi xem xét rất cẩn thận lần nữa, nhưng không thể tìm thấy cánh cửa nào. Chỉ có lối vào, và không có cửa. Chẳng có gì có thể mở ra được cả. Tôi rất tò mò, và tôi bơi vào bên trong lối vào đó. Tôi băng qua một hành lang nằm ngay bên dưới lối vào, rồi tôi tới một căn phòng rất nguy nga. Căn phòng này chắc phải nằm ở phần bên trên của kim tự tháp. Căn phòng hình chữ nhật, với trần phòng có dạng kim tự tháp. Ở đỉnh chóp của trần phòng có treo một cây gậy kim loại. Cây gậy có bề dày khoảng 8cm và trông giống như vàng, nhưng dường như nó là một thứ kim loại khác chứ không phải vàng. Ở chính giữa phòng có một bệ đá được chạm khắc, bên trên được phủ bằng một tấm kim loại với các cạnh có thể co kéo được. 2 bàn tay kim loại đúng kích thước thật gắn bên trên tấm kim loại, đang giữ một quả cầu pha lê. Cây gậy treo trên đỉnh chóp của trần phòng chỉ thẳng trực tiếp vào quả cầu pha lê đó. Một viên đá màu đỏ bóng láng sắc cạnh gắn chặt vào đầu của cây gậy. Có 7 chiếc ghế rất lớn xung quanh bệ đá, một trong số đó được đặt ở vị trí cao hơn một chút, nó được đặt trên một cái bệ đá của riêng nó. Tôi bơi lên trần phòng, và chổng ngược đầu đạp chân vào trần phòng, cố nhổ cây gậy khỏi đó. Tôi cảm thấy chắc hẳn rằng đó là vàng. Cây gậy không hề nhúc nhích. Tôi hiểu rằng mình cần có sự giúp đỡ mới lấy được vật báu này. Tôi biết các bạn tôi chỉ còn lại nửa lượng oxy trong bình lặn, và có lẽ họ sẽ không lặn nữa. Vì thế tôi quyết định lấy một thứ gì đó về, để có thể chứng minh với bọn họ điều mà tôi đã nhìn thấy. Tôi lấy dao ra và cố cào cắt cây gậy, nhưng điều đó chỉ làm lưỡi dao tôi bị hỏng. Mặc dù con dao của tôi làm bằng thứ vật liệu cứng bậc nhất – thép đã tôi luyện. Và không có dấu vết nào trên cây gậy cả! Tôi bơi trở lại phía những cái ghế và bệ đá, rồi ngồi xuống một trong những cái ghế. Chúng có chỗ gác tay, ngồi rất thoải mái. Sau khi nghỉ một chút, tôi lại bị cuốn hút bởi quả cầu pha lê phát ra ánh sáng rực rỡ. Tôi nhìn quanh phòng, xem liệu có thứ gì lỏng lẻo để tôi có thể mang về được không. Bởi vì lúc ấy tôi chỉ nghĩ “Đây là thực ư? Nó quá đẹp, có thể là một cảnh tượng trong mơ lắm”. Tôi tóm lấy giữa đôi bàn tay ấy, và quả cầu pha lê dịch chuyển. Nó không bị gắn chặt! Tôi mang nó về. Đôi bàn tay giữ quả cầu pha lê có màu giống như đồng thau, lòng bàn tay màu vàng kim giống như cây gậy. Nhưng nó còn có màu đen, như bị đốt bằng lửa hay bằng một loại năng lượng cao khác. Tôi hơi sợ khi gỡ quả cầu ra khỏi đó. Nếu nó có thể đốt cháy kim loại, thì nó có thể gây ra điều gì đối với tôi? Tôi nắm lấy nó, không có gì xảy ra cả.

Quả cầu pha lê của bác sỹ Ray Brown

(CÒN NỮA)...
 
S

scientists

(KÌ 3 TIẾP THEO...)
Tôi dừng lại một giây, cảm giác rất thanh bình. Và bấy giờ có một giọng nói, không nhã nhặn gì và rất rõ ràng. Nghe như giọng nói vang ra từ chính tòa nhà, từ mọi phía xung quanh tôi. Như là một loại sóng radio nào đó, bảo tôi: “Ông đã đến và có cái mà ông tìm. Giờ thì đi đi và đừng bao giờ quay trở lại nữa”.

Khi tôi trở lại mặt nước và con thuyền, tất cả mọi người trong số chúng tôi đều có trải nghiệm tương tự như thế. Mỗi người đều đã tìm thấy một vài hiện vật và mang một cái về với họ. Một số đồ tạo tác là những thứ trông rất kỳ lạ, có một cái trông giống như chiếc máy tính điện tử, nhưng không có nút bấm. Chúng tôi chưa bao giờ hiểu được chúng hoạt động như thế nào, hoặc là chúng được dùng để làm gì. Kể từ đó tôi đã có lần lặn ở vùng tam giác Bermuda này, nhưng không bao giờ ở khu vực ấy, tôi không bao giờ muốn quay trở lại nơi ấy nữa.
Brown kể rằng “Các tàn tích và những tòa nhà có ở khắp nơi”, và những người bạn trong nhóm của ông cũng đã trông thấy nhiều tàn tích. “Đối với họ, những tòa nhà ấy trông giống phong cách Ai Cập hoặc cổ điển”. Brown tính toán rằng kim tự tháp này có phần nổi trên đáy biển cao khoảng 30m, và một phần bị chìm bên dưới lớp cát đáy biển.
Sợ rằng vật báu kỳ lạ của mình có thể bị chính phủ Mỹ tịch thu, bác sỹ Brown không tiết lộ về sự tồn tại của quả cầu pha lê và cũng không đề cập đến những gì ông đã trải nghiệm. Mãi cho đến tận năm 1975, lần đầu tiên ông mới cho trưng bày quả cầu pha lê tại một hội nghị chuyên đề tâm linh ở Phoenix.
Kể từ thời điểm đó, quả cầu pha lê chỉ được xuất hiện trước công chúng khoảng 6 lần, nhưng trong tất cả những lần ấy người ta lại trải nghiệm những hiện tượng dị thường mà nó gây ra.
(Vui lòng tìm trên Google)
Video thuộc seri phim “In Search of” của kênh truyền hình History Channel nổi tiếng thế giới. Đoạn phim nói về những đặc tính kỳ dị của quả cầu pha lê của bác sỹ Brown là từ đầu tới phút 01:22 và từ phút 14:22 đến hết
Nếu nhìn chăm chú vào sâu bên trong quả cầu pha lê, người ta thấy được hình ảnh 3 kim tự tháp, cái này xếp sau cái kia kích thước lớn dần. Một số người, trong trạng thái thiền định thâm sâu có thể nhận ra được còn có một hình kim tự tháp vô hình nữa, nằm chồng lên phía trước 3 kim tự tháp kia.
Brown còn nói dưới những điều kiện nhất định, ta có thể trông thấy một con mắt lớn đang nhìn, và thậm chí hình ảnh của con mắt này đã được chụp, tuy nhiên không được công bố.
Nhà ngoại cảm người Mỹ sống tại New York là bà Elizabeth Bacon khẳng định, trong trạng thái xuất thần, bà được biết rằng quả cầu pha lê này thuộc về Thoth, vị đã chôn giấu một kho tàng kiến thức tại Giza, gần 3 kim tự tháp lừng danh của Ai Cập.
Ánh sáng ảo ảnh, cảm giác gió thổi qua mặc dù phòng kín, sự tồn tại các lớp không khí nóng và lạnh xung quanh quả cầu tại các khoảng cách khác nhau, cảm giác năng lượng, những giọng nói kỳ lạ.
Kim la bàn quay tròn ngược chiều kim đồng hồ khi ở gần quả cầu, nhưng nếu đưa ra bàn xa thêm 5cm nữa kim lại quay tròn theo chiều kim đồng hồ. Khi ở gần quả cầu, các kim loại trở nên có từ tính tạm thời. Quả cầu pha lê có thể đẩy một thanh thép và khiến nó trôi nổi trong không khí, như thể không còn trọng lượng.
Một số người còn khẳng định quả cầu có khả năng chữa bệnh. Một người chạm vào quả cầu có cảm được chữa lành, còn người kế tiếp chạm vào cảm giác như thể lâm bệnh, cùng thứ bệnh mà người thứ nhất bị trước khi được chữa lành.
Cũng như nhiều nhà nghiên cứu và khảo cổ học khác, tiến sỹ Brown tin rằng quả cầu pha lê thuộc về một nền văn minh tồn tại liền trước chu kỳ nhân loại hiện tại, sở hữu những khả năng kỳ lạ mà nhân loại hiện đại chưa hiểu được. Ông nói: “Có thể người xưa hiểu biết hơn chúng ta, về các dạng sống và lực sống, và chúng ta có thể khám phá ra những bí mật của họ”.
Một điều khó hiểu khác nữa, là kể từ sau khi Brown công bố quả cầu pha lê ra công chúng, các thông tin về ông cũng như những người bạn trong chuyến lặn lạ lùng đó đã trở nên rất khó tiếp cận. Có nguồn tin cho biết ông cùng những người khác đã bị buộc phải im lặng, và mọi chi tiết về họ cùng với chuyến đi của họ đều đã bị phong tỏa vì những nguyên do bí ẩn.
Hiện nay quả cầu thuộc về Arthur Fanning, một nhà tâm linh nổi tiếng nước Mỹ.

Arthur Fanning
Thực tế bao giờ cũng lạ lùng hơn tiểu thuyết. Lịch sử thực sự của nhân loại cũng là một thực tế như vậy.
Dưới đây là trích đoạn trong một tài liệu đáng chú ý, cho chúng ta một góc nhìn rất sâu sắc về những thời kỳ bị lãng quên.
“Nhưng chúng tôi phát hiện một vấn đề; tại nhiều địa phương trên thế giới còn lưu lại rất nhiều những tích cổ văn minh, [tuổi của chúng] vượt xa rất nhiều lịch sử nền văn minh nhân loại chúng ta. Những tích cổ ấy, đứng về góc độ công nghệ mà xét, thì có trình độ công nghệ rất cao; còn về góc độ nghệ thuật mà xét, thì cũng khá cao siêu; con người hiện đại [dường như] chỉ là mô phỏng lại nghệ thuật của người xưa, [vốn] có giá trị thưởng thức rất sâu sắc. Nhưng chúng đã được lưu lại từ trên mười vạn năm, mấy chục vạn năm, vài trăm vạn năm, thậm chí trên vài trăm triệu năm về trước. Mọi người thử nghĩ xem, điều ấy chẳng phải đang cười giễu lịch sử ngày nay hay sao? Cũng không có gì đáng cười hết; bởi vì nhân loại không ngừng tự hoàn thiện, không ngừng tự nhận thức lại một cách mới, xã hội chính là đang phát triển như thế, [và] nhận thức ban đầu không nhất định là tuyệt đối chính xác.

("Chuyển Pháp luân", bài 1, mục 4, đoạn 2)
Chúng ta đang sống trong một thời mạt thế, khi mọi giá trị nhân văn của nhân loại đã bị đảo lộn và chà đạp, nơi mà sự thật luôn luôn bị biến thành của riêng cho một số ít người và là món hàng xa xỉ đối với đại chúng. Tuy nhiên, thời đại ấy sắp sửa không còn. Thế giới nhân loại tương lai gần là thời thịnh thế, hòa bình, tươi sáng, nhân ái, hạnh phúc lâu dài, sự thật và lương tâm nhân loại được hồi sinh và tỏa sáng.
Khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ là nơi tập trung nhiều bất thường các tàn tích kỳ lạ. Người Maya, Kogi, Inca, Olmec,… những quả bóng bằng đá Costa Rica,những hòn đá ICA, thành phố 800m dưới đáy biển Cuba, vv… đều tập trung tại vùng đất này. Người Maya, Kogi, Inca đều nói rằng họ là con cháu của một nền văn minh vĩ đại đã diệt vong trong một đại thảm họa toàn cầu. Một số bản đồ thời Trung Cổ ghi Nam Mỹ là Atlantis.
 
S

scientists

Atlantis – Thế giới bị lãng quên (kỳ 4)

Cao nguyên Nazca là một trong những bằng chứng về sự hiện hữu của một nền văn minh tiền sử cao cấp, hoàn toàn khác với nền văn minh của chúng ta. Dù đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc, Nazca vẫn tiếp tục là một trong những “hiện tượng bí ẩn nhất của lịch sử loài người”.

Các đường Nazca là những đường thẳng và hình vẽ lớn bao phủ sa mạc Nazca ở Peru, Nam Mỹ. Các đường kẻ này đã làm các nhà khoa học đau đầu trong suốt nhiều năm qua. Chúng lần đầu tiên được đề cập đến bởi một nhà văn người Tây Ban Nha là Pedro de Cieza de Leon vào năm 1547. Vào những năm 1920, chúng được “tái khám phá” bởi các máy bay bắt đầu bay qua sa mạc này.
Người đầu tiên thực sự nghiên cứu các đường kẻ này là giáo sư Paul Kosok người Mỹ. Năm 1939, Paul Kosock đã dùng một chiếc máy bay nhỏ để quan sát sa mạc Nazca từ trên cao, và ông đã không tin vào mắt mình khi nhìn thấy hình một con chim cách điệu khổng lồ trên sa mạc. Bên cạnh đó là một “tuyến đường” thẳng tắp cắt ngang qua địa hình mấp mô của sa mạc và mất hút ở phía chân trời.
Sa mạc Nazca là một “cao nguyên cao và khô cằn”, bao phủ hơn 200 dặm vuông. Nhiệt độ khắp cao nguyên này thường giữ ở mức 25 độ C quanh năm, mặc dù vậy nó không dễ chịu gì vì là nơi khô bậc nhất trên thế giới. Sa mạc này có mặt đất màu vàng nhạt, bao phủ bên trên là một lớp sỏi đá giàu oxit sắt màu nâu đỏ. Khi sỏi đá được gỡ bỏ đi, các đường nét sẽ trở nên tương phản rất đậm giữa mặt đất và lớp sỏi đá ấy. Đó là cách mà các hình vẽ nổi bật lên.
Ở đây có nhiều đường thẳng trải dài như vô tận, xuyên qua các đồi núi mà vẫn thẳng nguyên. Còn có nhiều đường thẳng khác nằm song song với nhau, nhiều dạng hình học và tả thực khác có kích thước từ 60 đến gần 300m. Người ta có thể nhận ra hình dáng của một con nhện khổng lồ, một con khỉ có đuôi xoắn ốc, hay hình cá voi, chim, chó, vv… Được chú ý nhiều nhất có lẽ là hình ảnh trên một sườn núi mô tả một người khổng lồ đi giày ống đang giơ tay lên như vẫy chào.

Hình ảnh một con nhện khổng lồ trên sa mạc Nazca

Con khỉ khổng lồ đuôi xoáy ốc

Người khổng lồ trên sườn núi đang vẫy tay chào
Tóm lại, Nazca khiến người ta kinh ngạc vì nhiều điều kỳ lạ:
1) Các hình thù có kích thước lớn, có thể đến 300m, chỉ có thể nhìn thấy được từ trên không. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng xuất hiện ít nhất cách đây 1500 năm trước, thời mà theo sách giáo khoa và tài liệu lịch sử thì con người hoàn toàn chưa có phương tiện bay nào cho phép quan sát chúng hoặc vẽ nên chúng.
2) Có nhiều đường thẳng dài đến hàng chục km. Có những đường thẳng băng qua các đồi núi mà vẫn giữ nguyên thẳng tắp. Nhiều đường kích thước rất lớn, có thể quan sát được từ vệ tinh.
3) Có những dãy núi rộng lớn bị san bằng một cách hoàn hảo. Trên đó có những đường hình thang khổng lồ trông tựa như những sân bay. Không có dấu vết nào của những người đã tạo ra công trình vĩ đại này. Không tìm thấy bất kỳ công cụ hay thiết bị xây dựng nào, cũng như phần đất đá phần đỉnh đã bị cắt đi của các ngọn núi ấy, ở bất kỳ đâu trong sa mạc Nazca.

Những đường thẳng hoàn hảo, cực dài và cực lớn có thể nhìn thấy được từ vệ tinh, dù đã trải qua hàng ngàn năm phơi trong gió và cát

Đường thẳng cực dài cắt ngang qua những ngọn đồi phía sau nhưng vẫn thẳng tắp không lệch hướng


Người “tiền sử” không thể dùng tay và đồ đá để bạt phẳng 1 dãy núi như thế này được. Trong khi chung quanh các dãy núi khác đều còn đỉnh thì riêng dãy núi này các đỉnh núi đã bị san phẳng, trở thành cái mặt bàn cho các hình vẽ sau này. Để san phẳng được cả dãy núi khổng lồ như thế, đến cả công nghệ ngày nay cũng chưa chắc đã làm nổi, nhưng “người tiền sử” từ hàng ngàn hàng vạn năm trước đã làm được

Phân tích các giả thuyết
Vào mùa hè năm 2007, một đoàn nghiên cứu quốc tế lớn nhất từ trước đến nay, gồm các nhà khoa học Mỹ, Úc, Đức, Thụy Sĩ và Peru đã đến vùng Nam Mỹ này để xem xét lại toàn bộ các giả thuyết về nguồn gốc của những hình vẽ trên cao nguyên Nazca.
Vào năm 1946, nữ toán học kiêm thiên văn người Đức – Maria Reiche, nhận định rằng, những hình vẽ trên cao nguyên Nazca thể hiện nhận thức về vũ trụ của các bộ lạc sống tại đây từ xa xưa. Ví dụ, họ có thể đã vẽ các chùm sao hay các vật thể khác trên trời, vì hình con nhện tại đây liên tưởng đến tinh vân trong chòm sao Orion, còn hệ thống các đường hình học thì Maria cho rằng đó có thể là lịch của người xưa. Tuy nhiên các nhà khoa học hiện nay đã bác bỏ nhận định trên. Tiến sĩ G.Armin, người Thụy Sĩ thông báo: Ông đã thiết lập bản đồ trắc địa bao gồm 18.000 hình vẽ, sau đó cho vào hệ thống máy vi tính để phân tích, thì không có gì trùng khớp với sự chuyển động của các chòm sao trên trời. G.Armin nói: “Tất cả những gì mà Maria đưa ra chỉ là phỏng đoán mơ hồ, không có căn cứ”.
Cũng có những nhà khoa học đưa ra ý tưởng rằng các bộ lạc nơi này từng sùng bái nước, và dùng các hình vẽ để đánh dấu nơi có thể tìm thấy các nguồn nước sinh hoạt. Tuy nhiên, vào thời đại khi mà những hình vẽ Nazca được tạo ra ít nhất 1500 năm trước thì cao nguyên này có thung lũng trù phú và thổ dân sinh sống, khi đó không bao giờ họ gặp vấn đề khó khăn về nguồn nước, cho nên cũng không có lý do gì để dánh dấu như thế cả.
Vào năm 1955, nhà nghiên cứu người Anh – J.Mozel, đưa ra giả thiết cao nguyên Nazca ngày xưa là sân bay vũ trụ của người ngoài hành tinh và được nhiều người ủng hộ. Nhưng vì sao người ngoài hành tinh lại cần sân bay rộng 500 km2 như thế? Nhiều người cho rằng những thổ dân Nazca trước đây chưa thể có kỹ thuật để vẽ những bức tranh lớn và phức tạp như thế, rằng đó là do người ngoài hành tinh vẽ. Nhưng vào đầu những năm 1980 một nhóm sinh viên và giáo viên đã dùng những chiếc muôi bằng gỗ và trong vòng 14 ngày có thể “vẽ” trên cao nguyên này hình ảnh một con voi lớn mà nhìn từ trên cao không khác các hình cổ. Vì thế giả thiết này cũng không thuyết phục.
Nhà khảo cổ người Đức, trưởng đoàn nghiên cứu quốc tế cho biết: họ đã xem xét, kiểm tra lại các giả thuyết một cách nghiêm túc. Tất cả các giả thuyết đều có lỗ hổng và thiếu thuyết phục. Sau đó họ áp dụng phương pháp loại trừ để suy ra rằng các hình vẽ được sử dụng vào các nghi lễ tôn giáo, rằng người xưa vẽ ra chúng để làm đồ tế lễ dâng cho thần linh để đổi lấy nước mưa, vv… Nhưng tại sao những hình vẽ khổng lồ này chỉ có thể nhìn thấy từ trên không? Theo kết quả khai quật một thành phố cổ nơi đây, các nhà khoa học cho rằng khi đó người Nazca cổ có lẽ đã chế tạo các khinh khí cầu nhỏ có thể bay lên trời trong vòng nửa giờ đồng hồ, nhờ đó quan sát và tạo ra những hình vẽ kỳ lạ này. Tuy nhiên đây cũng chỉ là suy đoán, không có bằng chứng nào cả…
Tất cả các giả thuyết đã biết đều chỉ mới nhằm giải quyết câu hỏi số 1) vì nó có lẽ là dễ trả lời nhất. Như vậy, dẫu miễn cưỡng cho rằng đã có lời giải cho câu đố ấy thì cũng không có ý nghĩa gì, bởi vì bí ẩn thực sự nằm ở 2 câu hỏi hóc búa còn lại đã nêu ở trên. Chúng sẽ mãi mãi là bí ẩn không lời giải đáp, nếu giới khoa học chủ lưu vẫn không dám (hoặc không muốn) nhảy ra khỏi cái khung tư tưởng chật hẹp cũ để tiếp thu nhận thức mới về lịch sử thật của loài người.
(CÒN NỮA)...
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

(TIẾP THEO KÌ 4)...
Nền văn minh bí ẩn
“Nhiều nhà khoa học dũng cảm ở nước ngoài đã công khai thừa nhận rằng chúng [thuộc về] văn hoá tiền sử, là nền văn minh có trước nền văn minh lần này của nhân loại chúng ta; chính là trước nền văn minh kỳ này của chúng ta đã tồn tại [những] thời kỳ văn minh khác, hơn nữa [đã] không chỉ một lần.”
(trích Chuyển Pháp Luân, bài 1, mục 4, đoạn 6)
“Thời tiền sử có những lúc, văn minh nhân loại duy trì được lâu hơn, có lúc ngắn hơn; có văn minh nhân loại duy trì được khá lâu. Mỗi thời kỳ nhân loại có con đường phát triển khoa học đều không giống nhau. Con người hiện nay đứng trong cái khung phát triển của khoa học hiện nay, họ nhận thức không nổi rằng còn có tuyến đường khoa học khác nữa.”
(trích Chuyển Pháp Luân quyển 2, bài 1, đoạn 11)
Trên thế giới càng ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu sau khi khảo cứu vô số tài liệu lịch sử và khảo sát thực địa, đã đi đến kết luận: Cao nguyên Nazca là công trình của một nền văn minh cổ xưa trên trái đất, từng phát triển cực thịnh nhưng đã diệt vong. Nói cụ thể hơn, nó thuộc về nền văn minh vĩ đại mà Plato từng nhắc đến: Atlantis. Vì cao nguyên Nazca là sản phẩm của nền văn minh khác, cho nên phương pháp xây dựng ra nó cũng như mục đích của nó là không thể xác định nếu dùng phương pháp của nền khoa học chúng ta. Hà Đồ, Lạc Thư, Chu Dịch, Bát Quái, Tử Vi Đẩu Số, quả cầu pha lê, kim tự tháp Giza,… cũng đều như vậy. Nền khoa học chúng ta bất quá cũng chỉ tìm hiểu và ứng dụng được chúng ở tầm mức rất hạn chế chứ không thể hiểu thấu đáo được, bởi vì đường lối và “cây phát triển” khoa học của các nền văn minh hoàn toàn khác nhau.
Có lẽ ai cũng biết chuyện khi Christopher Columbus đặt chân lên châu Mỹ vào thế kỷ 16 nhiều người đã nhầm lẫn nơi đây với Ấn Độ và vì thế họ gọi thổ dân da đỏ châu Mỹ là người Anh Điêng. Tuy nhiên còn có nhiều người khác biết rằng lục địa được khám phá chính là Atlantis. Quyển sách đầu tiên đề cập đến điều này là “Lịch sử Ấn Độ và những vùng phụ cận” của Franciso Lopez de Gomara, xuất bản lần đầu năm 1552, bị cấm ngay năm sau đó, và chỉ được tái bản 174 năm sau – tức là năm 1727.
Một quyển sách nữa khẳng định rõ ràng Nam Mỹ là Atlantis, là cuốn “Lịch sử của người Incas” do học giả sử gia vĩ đại của thế giới – Sarmiento de Gamboa – viết. Đó là kết quả có được sau một cuộc nghiên cứu chính thức về lịch sử thực sự của người Incas do phó vương Peru thời bấy giờ hậu thuẫn. Quyển sách nói rất rõ rằng Nam Mỹ chính là Atlantis, và vào lúc mà ông đang viết cuốn sách, lục địa này còn được biết đến dưới nhiều cái tên khác nữa là “New Castile” (Castile mới), “New Spain” (Tây Ban Nha mới) hoặc là “Atlanticus”, rồi về sau là “America”. Quyển sách của Sarmiento de Gamboa được gửi tới đức vua Tây Ban Nha thời đó là vua Philip đệ nhị vào năm 1572 và “mất tích” trong hơn 300 năm. Mãi đến năm 1893 nó mới được tìm thấy trong một thư viện ở Đức và được tái bản vào năm 1906.
Bản đồ đầu tiên cho biết Nam Mỹ là Atlantis có lẽ là “Bản đồ Tân Thế giới” của Sebastian Muller vẽ vào năm 1540, trong đó ghi rõ “đảo Atlantis”

Bản đồ do nhà bản đồ học người Pháp Guillermo Sanson vẽ tại Paris vào năm 1661 nói rõ Nam Mỹ là Atlantis

Khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ là nơi tập trung nhiều bất thường các tàn tích kỳ lạ. Người Maya, Kogi, Inca, Olmec,…những quả bóng bằng đá Costa Rica,những hòn đá ICA,thành phố 800m dưới đáy biển Cuba, vv… đều tập trung tại vùng đất này. Người Maya, Kogi, Inca… nói rằng họ là hậu duệ của những người tốt được lựa chọn của một nền văn minh vĩ đại đã diệt vong trong cơnĐại Hồng Thủy, khi đạo đức nhân loại thời kỳ đó đã trở nên bại hoại xấu xa. Nhấn chuột trái vào hình để phóng lớn.
Thực ra câu hỏi “Atlantis có thật hay không?” đã có câu trả lời từ lâu. Tại sao phần lịch sử quan trọng bậc nhất ấy lại bị đẩy vào bóng tối để rồi bị lãng quên? Chúng ta cần phải làm gì, khi mà tương lai phụ thuộc vào việc con người hiện tại rút ra được bài học gì từ quá khứ? Chúng ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu, điều đó tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng ta.
 
Top Bottom