Văn 9 Sang thu

chocolate cakes

Học sinh
Thành viên
13 Tháng mười 2019
88
48
26
Hà Nội
Đại học
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mùa thu và thi nhân vốn có nhiều duyên nợ. Trước cảnh thu, không ai cảm xúc sâu sắc bằng các nhà thơ. Cho nên trong các bài thơ hay kim cổ, phải kể đến các bài vịnh về mùa thu. Em cũng được học một thi phẩm hay về mùa thu của nhà thơ Hữu Thỉnh trong chương trình Ngữ văn 9.
1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ. Thời điểm sáng tác ấy có ý nghĩa như thế nào?
2. Đề cập tới những chuyển biến của đất trời vào thu nhưng tại sao nhà thơ không đặt tên cho
tác phẩm của mình là “Thu sang”?
3. Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp làm rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu được thể hiện qua khổthơ thứ hai của bài thơ; trong đoạn có câu sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân).
4. Cả bài thơ chỉ xuất hiện duy nhất một dấu chấm ở cuối bài. Điều này có dụng ý nghệ thuật gì? Ghi lại tên một bài thơ khác (nêu rõ tác giả) đã học trong chương trinhg Ngữ văn 9 cũng có đặc điểm như vậy.
Ai làm giúp mk thì gửi cho mk vào hội thoại được không ? Mk xin cảm ơn
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Mùa thu và thi nhân vốn có nhiều duyên nợ. Trước cảnh thu, không ai cảm xúc sâu sắc bằng các nhà thơ. Cho nên trong các bài thơ hay kim cổ, phải kể đến các bài vịnh về mùa thu. Em cũng được học một thi phẩm hay về mùa thu của nhà thơ Hữu Thỉnh trong chương trình Ngữ văn 9.
1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ. Thời điểm sáng tác ấy có ý nghĩa như thế nào?
2. Đề cập tới những chuyển biến của đất trời vào thu nhưng tại sao nhà thơ không đặt tên cho
tác phẩm của mình là “Thu sang”?
3. Viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp làm rõ cảm nhận tinh tế của nhà thơ về biến chuyển trong không gian lúc sang thu được thể hiện qua khổthơ thứ hai của bài thơ; trong đoạn có câu sử dụng thành phần biệt lập tình thái (gạch chân).
4. Cả bài thơ chỉ xuất hiện duy nhất một dấu chấm ở cuối bài. Điều này có dụng ý nghệ thuật gì? Ghi lại tên một bài thơ khác (nêu rõ tác giả) đã học trong chương trinhg Ngữ văn 9 cũng có đặc điểm như vậy.
Ai làm giúp mk thì gửi cho mk vào hội thoại được không ? Mk xin cảm ơn
1. Năm sáng tác: 1977. Đây là mùa thu đầu tiên tác giả trở về sau chiến tranh khốc liệt, bước ra khỏi cuộc sống cách mạng máu me, đầy rẫy khó khăn, tác giả quay về để tận hưởng những giây phút bình yên nhất của cuộc đời, thả tâm hồn mình vào vẻ đẹp của sự chuyển biến đất trời để viết nên bài thơ "Sang thu" đầy cảm xúc chân thành.

2.
- Thứ nhất, "Thu sang" là gì? Là mùa thu thay chỗ cho mùa hạ, nhất quán với dòng chảy thời gian tuần hoàn
- Tại sao tác giả đặt nhan đề "Sang thu"?
+ Nhan đề thể hiện cách nhìn và cảm xúc của tác giả, tác giả lựa chọn khoảnh khắc thời gian đang đi qua và mùa thu đang muốn gây nên cảm xúc cho tác giả. Chính mùa thu đã chủ động gọi mời tác giả chấm vào nghiêng mực của cuộc đời để viết nên bài thơ (Tác giả thụ động cảm nhận cái đẹp nhưng gây được cảm xúc ấn tượng rằng "Hình như thu đã đến", chỉ phỏng đoán chứ chưa hề khẳng định rằng thu đã đến rồi)
+ Tầng nghĩa khác: Đời người đang sang tuổi xế chiều (đang sang thu) nhìn lại và chiêm nghiệm cuộc đời (Tác giả quay về năm 1977)

3.
- Không gian được mở rộng theo chiều dài: dòng sông, chiều rộng: cánh chim bay và chiều cao: đám mây trôi
- Từ láy gợi hình "dềnh dàng": trời vào thu là trời có mưa => sông dài hơn, nước nhiều hơn, " vội vã": chim vội vã bay về phương Nam tránh rét, bay về tổ ấm
- "Vắt nửa mình sang thu": diễn đạt tinh tế sự chuyển mình của đất trời -> sự dở dang, lưng chừng giữa hạ và thu (nên mỗi bên một nửa)
- Miêu tả sự thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên lúc giao mùa, nhà thơ sử dụng cách nói gần gũi, giản dị và rất giàu chất tạo hình "vẫn còn" "đã vơi dần" "bớt bất ngờ". Những hiện tượng như sấm, mưa, nắng được "lượng hoá", trở thành những đại lượng có thể đong đếm được qua cách nhìn, cách cảm nhận của thi nhân.

4.
- Giúp bài thơ trở thành một câu chuyện, nối liền cảm xúc của nhà thơ, của bài thơ từ ngỡ ngàng đến say đắm rồi trầm tư, suy nghĩ, khiến bài thơ không bị đứt quãng, những chuyển biến của mùa thu và lòng người được diễn đạt sâu sắc, ấn tượng.
 
Top Bottom