1.- Bỗng : diễn tả tâm trạng của con người như ngỡ ngàng, như bâng khuâng, pha chút vui sướng vì chợt nhận ra 1 cái gì đã biết, đã quen.
- Chợt: đột ngột, thình lình nhận ra.( điều gì đó đã xảy ra)
- Nếu thay từ “bỗng” thành từ “chợt” thì ý nghĩa câu thơ sẽ thay đổi nhưng sự thay đổi không quá lớn : vẫn là những động từ gợi đc sự ngạc nhiên của tác giả . Tuy nhiên, điều mà ta muốn nói ở đây chính là khoảnh khắc,là thời gian. Nhan đề "ST" để nhấn mạnh những cảm giác tinh tế, dấu hiệu đầu tiên của mùa thu . Và từ " bỗng" đã hoàn thành tốt vai trò đó.Còn từ" chợt" dường như đang gợi cho ta một cảm giác đột ngột hay vô tình nhận ra 1 việc gì đó đã qua( quá khứ). Vì vậy, k nên thay đổi như vậy.
2.
- Tỏa: hương thơm từ 1 vị trí xác định lan truyền ra xung quanh.
-Phả: hương thơm bốc mạnh và tạo thành luồng , gợi cảm giác hương thơm như sánh lại.
=>Từ " tỏa" và "phả" đều là những động từ đặc tả sự lan truyền của 1 mùi hương nào đó ra không gian nhưng sắc thái biểu cảm của " phả"mạnh hơn, giúp ý thơ trở nên hay hơn, hình ảnh hơn. Nếu viết" tỏa" ta sẽ thấy ý thơ có gì đó nhàm chán, không mới mẻ,không có sức hút.
-Chùng chình: cố ý chậm lại để kéo dài thời gian .
-Bồng bềnh :gợi tả sự chuyển động lẻn xuống, cảm giác mềm mại .
=> mặc dù đều là những từ ngữ tượng hình gợi sự chuyển động tuy nhiên nếu thay đổi sẽ khiến cho ý thơ trở nên bình thường, k đột phá, quen theo lối viết cũ.
Dùng từ " bồng bềnh ", nghe chừng đơn giản, đơn thuần khi miêu tả thiên nhiên, ít sắc thái biểu cảm và k cảm nhận đc cái hồn thơ, cái hồn thiên nhiên. "Chùng chình" lại khác, nó đem ta đến cảm giác gần gũi( nhân hóa), cảm nhận đc sông cũng như đang có tâm trạng giống con người : luyến tiếc....
3.
Tất cả đều mách bảo thu đã sang nhưng tác giả vẫn " Hình...về".
Phút giây giao mùa của thiên nhiên dù đã nhìn thấy rồi, cảm thấy rồi nhưng dường như vẫn chưa thể tin , k dám chắc nên có sự thầm hỏi như là để khẳng định : thu đã đến thật rồi
Chúc bạn học tốt