Bạn đợi xí để mình viết vì nó khá dài...
Bác Hồ từng nhận xét về đường lối cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật đánh Pháp chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì khác nào "xin giặc rủ lòng thương"?
Các nhà sĩ phu yêu nước, tiêu biểu là hai vị tiền bối đi trước, họ đứng lên đấu tranh vì dân tộc, vì tự do và hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu nước nhưng hướng giải phóng lại chỉ nằm gọn trong 2 hướng: hoặc là thiết lập lại chế độ phong kiến mục nát, hoặc là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa như các nước phương Tây. Cả 2 hướng này đều không phù hợp với tình hình đất nước lúc bấy giờ, lại càng không có lợi cho giai cấp vô sản.
Chính vì vậy mà Người không tán thành và quyết định ra đi tìm con đường cứu nước phù hợp ở phương Tây (cụ thể là ở Pháp) để tìm hiểu lý do Pháp lại thống trị nước ta và thực chất của cụm từ "tự do, bình đẳng, bác ái" bằng chính sức của mình. Tại nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái này, Người đã hiểu ra chân lý đầu tiên của Cách mạng " phải tự dựa vào sức mình để giải thoát dân tộc" và cũng tại đây, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu và gắn kết họ lại với nhau. Người hiểu ra thêm một chân lý nữa " cuộc sống của người dân lao động ở đâu cũng khổ cực cả, không chỉ ở Việt Nam mà tại Pháp cũng vậy". Những chân lý ấy giúp Người tìm đến và bước đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.