I
iloveyou247_tintin
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
GIÁP RANH
Tác giả : Đỗ Kim Cuông
NXB : Quân đội nhân dân.
Năm XB: 1996
số hóa : BloodX
" Quá khứ luôn luôn ở bên ta, cho dẫu ta cố tình lảng tránh. Và nếu không soi rọi cho rõ ràng quá khứ thì sẽ khôgn có gì bảo đảm không gặp lại sai lầm trong tương lai".
Ơ.YUĐIN
MỘT
Trận mưa đêm như trút nước vẫn còn để lại trên cánh rừng nhiều dấu vét.
Con suối đá sau kỳ nắng hạn bị vắt kiệt khô, chỉ một đêm bỗng sinh ồn ã. Nước từ trên sườn đồi dồn xuống suối chảy cuồn cuộn, đủ sức cuốc trôi đi lá khô, cành củi mục tấp xuống lòng suối lâu ngày. Ở những thác đá tiếng nước đổ ào ào.
Lũ chão chuộc suốt cả mùa hè nắng gắt chui lủi sâu trong các hang hốc, kẹt đá để trốn cái nòng bức, ngột ngạt sáng nay được dịp tuồn ra ngời cửa hang ngồi chễm chệ trên các tảng đá , cất tiếng kêu đĩnh đạc:
- Chuô ... uộc. Chuô ... uộc...
Vợ chồng chị ễnh ương bám tren cọng cây môn nước, giương đôi mắt xanh biếc ngắm bóng mình và bóng tán lá in dưới lòng khe, cũng chẳng chịu thua.
- Oạp ... Oạp ... Oạp !
Xao động hơn vẫn là tiếng chim họa mi hót véo von trên những tầng lá xanh rì. Cây cối tự như được rửa mặ́t, tiếp thêm nhựa sống bù đắp cho những ngày dài quắt queo say nắng vì ngọn gió tây khô xác. Bầy chim vừa hót ca, vừa tranh nhau ăn trái cây rừng. Dâu mọc thành chùm vàng rộm treo lúc lỉu trên cành cây cao. Những trái chín, vỏ tách ra thành bốn múi rơi lả tả xuống vạt đất quanh gốc và rơi xuống cả lưng áo của những người lính giải phóng.
Họ ngồi im và chờ đơi. Giỏng tai lên nghe âm thanh rộn rã của cánh rừng ban mai yên ả và cũng đầy bí ẩn giấu sau màn cây xanh kia.
Đơn vị bộ đội năm phục kích địch được trải dài hơn một trăm mét, chia ra thành bốn cụm chính ẩn kín đáo trong rừng cây, tạo thế bố trí theo hình cánh cung bao quanh lấy bãi ngụy. Mảnh đất rộng lọt thỏm giữa rừng cây trống trải, chi chít các hố công sự hình tròn, hình chữ nhật. Có những căn hầm được tụi lính ngụy chặt cây, lấp đất phủ chỉ còn chừa ra một cửa hầm chui lọt thân người, liên kề đấy l à bệ đất lấy hướng xạ kích ra xung quanh.
Nhác trong toàn bộ khu vực bãi đóng quân rộng rinh, tưởng địch trú đêm, hoặc nghỉe lại một hai ngày giữa ừng trong những chuyến đi càn, chúng ăn ở tự do, tùy thích. Nhưng không phải. Ba trung đội chia làm ba góc theo một tam giác đều, hoặc một tam giác cân. Mỗi trung đội lại cho lính đào hầm hào, theo hình bán nguyệt. Ban chỉ huye đại đội nằm ở giữa trong đội hình của đơn vị mình.
Với cách cấu trúc như vậy, hỏa lực và xung lực của địch dư sức đánh trả những trận tập kích bất ngờ của bộ đội, nếu lực lượng đối phương yếu hơn và không biết cách cắt mảng ra tiêu diệt.
Công sự tụi ngụy đào thường nông choèn nhưng chúng lại khôn ngoan tận dụng những thân cây đổ , hốc cây to giấu chiếu hầm cá nhân bé tí tẹo của mình trong đó. Vả lại tụi lính ở lớp bên trong còn ỉ vào các chốt tiền tiêu nằm xa chừng vài chục mét, trấn giữ những nèo đường mòn dẫn vào khu vực đóng quân của đại đội lính ngụy...
Những người lính giải phóng vẫn nằm im và chờ đợi. Tiếng là khô rơi xào xạc , và tiếng cành cây gãy do một chú sóc nhảy vô tình cũng không lọt ra khỏi vòng kiểm soát chặt chẽ của họ.
Sự chờ đợi bị kéo căng ra như một sợi dây đàn. Mặt trời kéo lên cao quá bụi mây ở đầu bãi nguỵ phía đông. Nắng rải vàng trên vùng đất trống trải. Đại đội bộ binh đến địa điểm bãi ngụy từ lúc trời chưa sáng rõ mặt người. Họ chuẩn bị công sự gấp rút cho một trận đánh phục kích. Năm khẩu B.40 và B.41, hai mươi nhăm khẩu AK đều hướng điểm xạ vào bãi nguye. Bao giờ những chiếc mũ đồng và những bộ quần áo xanh xám sẽ xuất hiện?
Bất chợt một người chiến sĩ húng hắng ho khan. Nhưng lập tức anh ta bị ngay người ngồi bên cạnh dúi đầu xuống hố cá nhân. Đây đó phóng tới chỗ vừa phát ra tiếng ho những cái nhìn thiếu thiện cảm. Ánh mắt của trung đội trương Tông long lên sòng sọc, gương mặt rỗ hoa của anh bỗng ửng đỏ.
- Đồ chết dẫm ... - Tông làu bầu trong cổ họng.
Lại một tiếng động nữa phát ra. Cậu Mai giữ khẩu B.40 vô ý để quả đạn chạm vào súng.
- Chà, mần chi rứa bay !
Phong không kìm được bật kêu lên. Anh bước ra khỏi công sự, đi tới chỗ Tông.
- Sao chưa nghe ngóng gì anh Phong? - Tông hỏi đại đội trưởng.
- Chưa ! Trinh sát bám đã về đầu... Nhắc anh em đừng nhộn nhao.
- Tôi sợ tụi này đi đường khác...
Phong không trả lời Tông. Ánh mắt anh hướng ra ngoài trảng nắng chói chang. Nắng đã gắt. Những chiếc bao cát tấp lên mặt hào, hơi nước bốc lên la đà. Từ một đầu bãi ngụy xuất hiện hai người. Họ mặc áo vài xanh Tô Châu, tay xắn cao, quần đùi, AK báng gấp treo trước ngực.
- Thằng Xu, thằng Nghi về kìa ! - Phong nói và bước nhanh lại chỗ Nhàn.
Nhàn là tiểu đoàn phó, tham gia chỉ huy trận đánh của đại đội 1 bữa nay, đang ở bên công sự sau ụ mối lớn cạnh một gốc cây to. Nhàn đứng chống nạnh, khẩu K59 đeo trễ bên hông. Anh nheo mắt dõi theo hai người trinh sát đang chạy men theo bãi nguỵen lại chỗ họ đang đứng chờ. Nhàn có khổ người thấp, to ngang. Kỳ này chẳng biết tay thợ cắt tóc nào của tiểu đoạn bộ đã tỉa cho anh cái đầu bốc, cạo trắng gáy. Chỉ còn để lại một chóm tóc phía trên, thành thử đầu của anh đã dài trong lại càng nhọn. Nhàn đội chiếc mũ vài mềm có ngôi sao nửa xanh nửa đỏ. Tay xắn cao, mặc chiếc quần đùi may bằng vài xanh pha ni-lông. Bắp chân, bắp tay mập mạp, ngắn ngủn. Anh gốc người Nam Định, vốn trước kia là đại đội trưởng C1, lên cán bộ tiểu đoàn đã gần được một năm, nhưng thường bám trụ vùng giáp ranh với đại đội 1 vừa trực tiếp chỉ huy tác chiến, vừa lo việc mua cơm gạo ở vùng đồng bằng cung cấp cho tiểu đoạn bồ và đại đội hỏa lực., đóng ở vùng địa đạo nam sông Bồ.
- Báo cáo thủ trưởng... - Xu lột chiếc mũ tai bèo lau mồ hôi trên mặt - Tụi lính ngụy bắt đầu dỡ bạt, nấu cơm sáng.
- Đi muộn vậy cơ à ? Tổ cậu Bảo vẫn tiếp tục bám hử? - Nhàn hỏi người trinh sát.
- Dạ.
- Hai đứa đã ăn sáng chưa?
- Rồi ạ! - Xu đáp.
- Thôi thế này nghe. Tổ cửa cậu quay trở lại bắt liên lạc với Bảo, Xu ạ... Chừng nào, địch bắt đầu di chuyển cho ngày người về báo... Nếu địch di chuyển hướng hành quân ra ngả đường 12, cậu cho một tổ bám theo... Phải không Phong nhỉ? - Nhàn quay sang bảo Phong - Cho mấy đứa ăn cơm đi thôi, Phong. Ta còn rảnh rang chừng hai giờ đồng hồ nữa.... Cậu nên cho một tổ ra bám vạt nhà cháy ở ngã bà Hương Trà đề phòng địch trên Chóp Nón tụt xuống hợp điểm ở đây.
- Vẫn một đại đội như bữa qua, phải không Xu? - Phong hỏi.
- Dạ, vẫn chừng nớ. Tụi E.54 anh Phong. Thằng đại trường già khọm.
- Sao mi biết.
- Nó ra *** chỗ em nằm ém có một bụi giang chớ mấy.
- Bay coi chừng đó - Anh Nhàn dọa - Để địch nghi ngờ chuồn hướng khác là tao phạt mấy thằng trinh sát.
- Thủ trưởng khỏi lo! - Xu cười toe toét - thôi tụi em đi đây.
Xu chụp cái mũ vải lên đầu, xốc khẩu AK. Cậu ta bình thản bứt con vắt đang cong người bò lên quai dép vất xuống đất.
Nhàn ngồi ngả người trên tấm ni-lông gấp tư, dựa lựng sau gò mối. Cơ thể anh dường như được thư giãn sau một khoảng thời gian chờ đợi căng thẳng. Ăn vài muỗng cơm với Phong, anh thấy mồm miệng đắng ngắt, bỏ đứng dậy. Mối lo và cả sự hồi họp cho một trận đánh có phần nào khiến anh không yên tâm:
- Ăn chút nứa chớ, anh Nhàn - Phong ép.
- Các cậu ăn đi.
Nhìn những hạt lạc trộn lẫn trong cơm, Nhàn phát ớn. Cơm độn lạc, ăn với muối lạc. Thậm chí đến món canh của nhà bếp bưng lên mỗi bữa sáng cũng là canh lạc nấu với dầu xà lách.
Hơn nửa tháng nay, đường về đồng bằng thông suốt. Đêm đêm, lực lượng của huyện và các xã cùng phối hợp với bộ đội C1, C3 đi đồng bằng. Đang mùa giỡ lạc. Trong sân nhà dân lạc vỏ chất chồng. Bốn trăm tám1 một thùng lạc vỏ. chỉ cần vào ấp không gặp địch, bộ đội tha hồ gùi. Gùi lạc trông thì to, lồng cồng nhưng đến khi lột vỏ, chẳng được bao lăm. Gạo mùa này it. Có lạc ăn cũng tốt. Lạc ăn độn cơm them tỷ lệ, một lon gạo, nửa lon lạc. Tạm qua đi những ngày đói khổ, đói sở trong suốt tháng hai, tháng ba, tháng tư giữa lúc địch càn dữ vùng ranh để xây dựng căn cứ Hòn Vượn, Chóp Nón, Am Cây Sen, điểm cao 367 bên kia sông Bồ tạo lập tuyến hành lang bao gồm một hệ thống cứ điểm mạnh giữ vùng bắc Huế.
Gương mặt, da dẻ của những người lính có chút gạo, chút mỡ đã tươi tắn trở lại. Sốt rét là chuyện thường tình đối với chiến trường. Ai đã trụ bám qua mùa mưa và trận sốt rét ban đầu coi như nhận chứng chỉ của người lính chiến trường. Cơn sốt đến rồi đi tựa như những trận gông đầu mùa hạ. Ngoại trừ trường hợp ác tính bị mất sức mới chịu đưa ra tuyến sau điều trị. Còn không , phương châm chiến lược về con người ở vùng giáp ranh là trụ bám tới cùng. Nó vừa biểu hiện ý thức tự giác trong mỗi chiến sĩ cán bộ tiểu đoạn 10 , vừa là quân lệnh, biến thành nghị quyết của đảng bộ. Mỗi một chiến sĩ chiến đấu ở truyến trước, chửa chủ lực, nửa địa phương, đã thông thạo đồng đất vùng giáp ranh, và đường về các xóm ấp đồng bằng không phải dễ kiếm như cây trên rừng. Đành răng, ai chả biết trên trục đường giao liên Trường Sơn, quân đi như nước chảy từ Bắc vào Nam. Nhưng con đường rẽ để đưa họ vào vị trí chiến đấu chia thành hàng trăm nhanh nhỏ. Đâu cũng cần tới sức người. Và đâu cũng quan trọng. Thành thử , để có được một anh bộ đội biết mặc quẩn đùi , đi dép, đầu trần, cơm gạo ăn mỗi bứa phải tính bằng một phần mấy của loong ( mỗi loong là hai lạng rưỡi ), ăn được môn vót, môn thục và ứng chiến được hàng chục kiểu đánh với tụi lính ngụy, là một tài sản quý cho những đơn vị trụ bám vùng giáp ranh. Sau tháng, những anh bộ đội tân binh được huấn luyện ở hậu phương miền Bắc nếu đem so sánh đối chiếu giữa bài bản trường lớp và thực tế của chiến trường chỉ còn là câu chuyện đáng buồn cười cho những anh cán bộ khung huấn luyện. Nếp sinh hoạt của những người lính sống ở vùng giáp ranh buộc họ phải tuân thủ theo một quy định riêng, khác với những người lính quen sống trong các trung đoàn, sư đoạn chủ lực. Lính giáp ranh phải quen với môi trường mới, tạo ra một cách sống mới. Địch ở cách anh có vài ba trăm mét, hãy coi chừng ! Hãy nhìn những người lính cũ làm và bắt chước mau lẹ. Anh vô ý gây ồn nơi hậu cứ ư? Những quả pháo điểm, cối điểm sẽ nhắc thay cho cán bộ. Và chỉ vài phút sau pháo cối đã dọn sẵn tọa độ nện thẳng vào đấy.
Những người lính địa phương trụ bám vung giáp ranh liên tục bị tiêu hao. Bộ đội tân binh của Quân khu bổ sung nhỏ giọt. Những gương mặt chiến sĩ mới nhận về, chỉ sau vài chuyến xuống đồng bằng, tham gia một hai trận đánh họ đã trở nhành những anh lính cựu. Cả một tiểu đoạn chỉ có chừng hơn một trăm ba chục tay súng. Đến ngay như đại đội 1, đơn vị chủ công của tiểu đoàn, huy động và trận đánh phục kích này cũng chỉ còn hơn ba chục tay súng.
Nhàn ngồi vấn thuốc hút và nhìn từng gương mặt của cácn bộ, chiến sĩ. Hai ba người cụm lại thành từng nhóm tranh thủ ăn phần cơm bọc trong những túi ni-lông.
Trong mối quan hệ với chiến sĩ đại đội 1, Nhàn thân quen quá. Trừ vài chục tân binh mới được đưa về đầu năm, còn hầu hết anh em không mấy ai kêu anh bằng "thủ trưởng". Chính Nhàn cũng có cảm giác lạ tại, khó chịu khi các cậu tân binh gọi anh bằng cái tên ấy. Khi vui, anh kêu "mi" , "tao" với chiến sĩ. Có lẽ cũng bởi trong cuộc sống của người lính luôn đối đầu với những trận chiến đấu, với cái đói khổ, bệnh hoạn đã xóa bớt đi phần nào sự cách bức về cương vị, cấp bậc. Nhưng điều này, thì Nhàn không thể chệ được họ: sự chấp hành mệnh lệnh. Công việc đang bàn, mặc sức cãi nhau, tranh luận. Nhưng một khi đã trở thành phương án tác chiến thì dù có phải đánh đổi bằng mạng sống, họ vẫn cứ chấp hành...
Tác giả : Đỗ Kim Cuông
NXB : Quân đội nhân dân.
Năm XB: 1996
số hóa : BloodX
Phần I
" Quá khứ luôn luôn ở bên ta, cho dẫu ta cố tình lảng tránh. Và nếu không soi rọi cho rõ ràng quá khứ thì sẽ khôgn có gì bảo đảm không gặp lại sai lầm trong tương lai".
Ơ.YUĐIN
MỘT
Trận mưa đêm như trút nước vẫn còn để lại trên cánh rừng nhiều dấu vét.
Con suối đá sau kỳ nắng hạn bị vắt kiệt khô, chỉ một đêm bỗng sinh ồn ã. Nước từ trên sườn đồi dồn xuống suối chảy cuồn cuộn, đủ sức cuốc trôi đi lá khô, cành củi mục tấp xuống lòng suối lâu ngày. Ở những thác đá tiếng nước đổ ào ào.
Lũ chão chuộc suốt cả mùa hè nắng gắt chui lủi sâu trong các hang hốc, kẹt đá để trốn cái nòng bức, ngột ngạt sáng nay được dịp tuồn ra ngời cửa hang ngồi chễm chệ trên các tảng đá , cất tiếng kêu đĩnh đạc:
- Chuô ... uộc. Chuô ... uộc...
Vợ chồng chị ễnh ương bám tren cọng cây môn nước, giương đôi mắt xanh biếc ngắm bóng mình và bóng tán lá in dưới lòng khe, cũng chẳng chịu thua.
- Oạp ... Oạp ... Oạp !
Xao động hơn vẫn là tiếng chim họa mi hót véo von trên những tầng lá xanh rì. Cây cối tự như được rửa mặ́t, tiếp thêm nhựa sống bù đắp cho những ngày dài quắt queo say nắng vì ngọn gió tây khô xác. Bầy chim vừa hót ca, vừa tranh nhau ăn trái cây rừng. Dâu mọc thành chùm vàng rộm treo lúc lỉu trên cành cây cao. Những trái chín, vỏ tách ra thành bốn múi rơi lả tả xuống vạt đất quanh gốc và rơi xuống cả lưng áo của những người lính giải phóng.
Họ ngồi im và chờ đơi. Giỏng tai lên nghe âm thanh rộn rã của cánh rừng ban mai yên ả và cũng đầy bí ẩn giấu sau màn cây xanh kia.
Đơn vị bộ đội năm phục kích địch được trải dài hơn một trăm mét, chia ra thành bốn cụm chính ẩn kín đáo trong rừng cây, tạo thế bố trí theo hình cánh cung bao quanh lấy bãi ngụy. Mảnh đất rộng lọt thỏm giữa rừng cây trống trải, chi chít các hố công sự hình tròn, hình chữ nhật. Có những căn hầm được tụi lính ngụy chặt cây, lấp đất phủ chỉ còn chừa ra một cửa hầm chui lọt thân người, liên kề đấy l à bệ đất lấy hướng xạ kích ra xung quanh.
Nhác trong toàn bộ khu vực bãi đóng quân rộng rinh, tưởng địch trú đêm, hoặc nghỉe lại một hai ngày giữa ừng trong những chuyến đi càn, chúng ăn ở tự do, tùy thích. Nhưng không phải. Ba trung đội chia làm ba góc theo một tam giác đều, hoặc một tam giác cân. Mỗi trung đội lại cho lính đào hầm hào, theo hình bán nguyệt. Ban chỉ huye đại đội nằm ở giữa trong đội hình của đơn vị mình.
Với cách cấu trúc như vậy, hỏa lực và xung lực của địch dư sức đánh trả những trận tập kích bất ngờ của bộ đội, nếu lực lượng đối phương yếu hơn và không biết cách cắt mảng ra tiêu diệt.
Công sự tụi ngụy đào thường nông choèn nhưng chúng lại khôn ngoan tận dụng những thân cây đổ , hốc cây to giấu chiếu hầm cá nhân bé tí tẹo của mình trong đó. Vả lại tụi lính ở lớp bên trong còn ỉ vào các chốt tiền tiêu nằm xa chừng vài chục mét, trấn giữ những nèo đường mòn dẫn vào khu vực đóng quân của đại đội lính ngụy...
Những người lính giải phóng vẫn nằm im và chờ đợi. Tiếng là khô rơi xào xạc , và tiếng cành cây gãy do một chú sóc nhảy vô tình cũng không lọt ra khỏi vòng kiểm soát chặt chẽ của họ.
Sự chờ đợi bị kéo căng ra như một sợi dây đàn. Mặt trời kéo lên cao quá bụi mây ở đầu bãi nguỵ phía đông. Nắng rải vàng trên vùng đất trống trải. Đại đội bộ binh đến địa điểm bãi ngụy từ lúc trời chưa sáng rõ mặt người. Họ chuẩn bị công sự gấp rút cho một trận đánh phục kích. Năm khẩu B.40 và B.41, hai mươi nhăm khẩu AK đều hướng điểm xạ vào bãi nguye. Bao giờ những chiếc mũ đồng và những bộ quần áo xanh xám sẽ xuất hiện?
Bất chợt một người chiến sĩ húng hắng ho khan. Nhưng lập tức anh ta bị ngay người ngồi bên cạnh dúi đầu xuống hố cá nhân. Đây đó phóng tới chỗ vừa phát ra tiếng ho những cái nhìn thiếu thiện cảm. Ánh mắt của trung đội trương Tông long lên sòng sọc, gương mặt rỗ hoa của anh bỗng ửng đỏ.
- Đồ chết dẫm ... - Tông làu bầu trong cổ họng.
Lại một tiếng động nữa phát ra. Cậu Mai giữ khẩu B.40 vô ý để quả đạn chạm vào súng.
- Chà, mần chi rứa bay !
Phong không kìm được bật kêu lên. Anh bước ra khỏi công sự, đi tới chỗ Tông.
- Sao chưa nghe ngóng gì anh Phong? - Tông hỏi đại đội trưởng.
- Chưa ! Trinh sát bám đã về đầu... Nhắc anh em đừng nhộn nhao.
- Tôi sợ tụi này đi đường khác...
Phong không trả lời Tông. Ánh mắt anh hướng ra ngoài trảng nắng chói chang. Nắng đã gắt. Những chiếc bao cát tấp lên mặt hào, hơi nước bốc lên la đà. Từ một đầu bãi ngụy xuất hiện hai người. Họ mặc áo vài xanh Tô Châu, tay xắn cao, quần đùi, AK báng gấp treo trước ngực.
- Thằng Xu, thằng Nghi về kìa ! - Phong nói và bước nhanh lại chỗ Nhàn.
Nhàn là tiểu đoàn phó, tham gia chỉ huy trận đánh của đại đội 1 bữa nay, đang ở bên công sự sau ụ mối lớn cạnh một gốc cây to. Nhàn đứng chống nạnh, khẩu K59 đeo trễ bên hông. Anh nheo mắt dõi theo hai người trinh sát đang chạy men theo bãi nguỵen lại chỗ họ đang đứng chờ. Nhàn có khổ người thấp, to ngang. Kỳ này chẳng biết tay thợ cắt tóc nào của tiểu đoạn bộ đã tỉa cho anh cái đầu bốc, cạo trắng gáy. Chỉ còn để lại một chóm tóc phía trên, thành thử đầu của anh đã dài trong lại càng nhọn. Nhàn đội chiếc mũ vài mềm có ngôi sao nửa xanh nửa đỏ. Tay xắn cao, mặc chiếc quần đùi may bằng vài xanh pha ni-lông. Bắp chân, bắp tay mập mạp, ngắn ngủn. Anh gốc người Nam Định, vốn trước kia là đại đội trưởng C1, lên cán bộ tiểu đoàn đã gần được một năm, nhưng thường bám trụ vùng giáp ranh với đại đội 1 vừa trực tiếp chỉ huy tác chiến, vừa lo việc mua cơm gạo ở vùng đồng bằng cung cấp cho tiểu đoạn bồ và đại đội hỏa lực., đóng ở vùng địa đạo nam sông Bồ.
- Báo cáo thủ trưởng... - Xu lột chiếc mũ tai bèo lau mồ hôi trên mặt - Tụi lính ngụy bắt đầu dỡ bạt, nấu cơm sáng.
- Đi muộn vậy cơ à ? Tổ cậu Bảo vẫn tiếp tục bám hử? - Nhàn hỏi người trinh sát.
- Dạ.
- Hai đứa đã ăn sáng chưa?
- Rồi ạ! - Xu đáp.
- Thôi thế này nghe. Tổ cửa cậu quay trở lại bắt liên lạc với Bảo, Xu ạ... Chừng nào, địch bắt đầu di chuyển cho ngày người về báo... Nếu địch di chuyển hướng hành quân ra ngả đường 12, cậu cho một tổ bám theo... Phải không Phong nhỉ? - Nhàn quay sang bảo Phong - Cho mấy đứa ăn cơm đi thôi, Phong. Ta còn rảnh rang chừng hai giờ đồng hồ nữa.... Cậu nên cho một tổ ra bám vạt nhà cháy ở ngã bà Hương Trà đề phòng địch trên Chóp Nón tụt xuống hợp điểm ở đây.
- Vẫn một đại đội như bữa qua, phải không Xu? - Phong hỏi.
- Dạ, vẫn chừng nớ. Tụi E.54 anh Phong. Thằng đại trường già khọm.
- Sao mi biết.
- Nó ra *** chỗ em nằm ém có một bụi giang chớ mấy.
- Bay coi chừng đó - Anh Nhàn dọa - Để địch nghi ngờ chuồn hướng khác là tao phạt mấy thằng trinh sát.
- Thủ trưởng khỏi lo! - Xu cười toe toét - thôi tụi em đi đây.
Xu chụp cái mũ vải lên đầu, xốc khẩu AK. Cậu ta bình thản bứt con vắt đang cong người bò lên quai dép vất xuống đất.
Nhàn ngồi ngả người trên tấm ni-lông gấp tư, dựa lựng sau gò mối. Cơ thể anh dường như được thư giãn sau một khoảng thời gian chờ đợi căng thẳng. Ăn vài muỗng cơm với Phong, anh thấy mồm miệng đắng ngắt, bỏ đứng dậy. Mối lo và cả sự hồi họp cho một trận đánh có phần nào khiến anh không yên tâm:
- Ăn chút nứa chớ, anh Nhàn - Phong ép.
- Các cậu ăn đi.
Nhìn những hạt lạc trộn lẫn trong cơm, Nhàn phát ớn. Cơm độn lạc, ăn với muối lạc. Thậm chí đến món canh của nhà bếp bưng lên mỗi bữa sáng cũng là canh lạc nấu với dầu xà lách.
Hơn nửa tháng nay, đường về đồng bằng thông suốt. Đêm đêm, lực lượng của huyện và các xã cùng phối hợp với bộ đội C1, C3 đi đồng bằng. Đang mùa giỡ lạc. Trong sân nhà dân lạc vỏ chất chồng. Bốn trăm tám1 một thùng lạc vỏ. chỉ cần vào ấp không gặp địch, bộ đội tha hồ gùi. Gùi lạc trông thì to, lồng cồng nhưng đến khi lột vỏ, chẳng được bao lăm. Gạo mùa này it. Có lạc ăn cũng tốt. Lạc ăn độn cơm them tỷ lệ, một lon gạo, nửa lon lạc. Tạm qua đi những ngày đói khổ, đói sở trong suốt tháng hai, tháng ba, tháng tư giữa lúc địch càn dữ vùng ranh để xây dựng căn cứ Hòn Vượn, Chóp Nón, Am Cây Sen, điểm cao 367 bên kia sông Bồ tạo lập tuyến hành lang bao gồm một hệ thống cứ điểm mạnh giữ vùng bắc Huế.
Gương mặt, da dẻ của những người lính có chút gạo, chút mỡ đã tươi tắn trở lại. Sốt rét là chuyện thường tình đối với chiến trường. Ai đã trụ bám qua mùa mưa và trận sốt rét ban đầu coi như nhận chứng chỉ của người lính chiến trường. Cơn sốt đến rồi đi tựa như những trận gông đầu mùa hạ. Ngoại trừ trường hợp ác tính bị mất sức mới chịu đưa ra tuyến sau điều trị. Còn không , phương châm chiến lược về con người ở vùng giáp ranh là trụ bám tới cùng. Nó vừa biểu hiện ý thức tự giác trong mỗi chiến sĩ cán bộ tiểu đoạn 10 , vừa là quân lệnh, biến thành nghị quyết của đảng bộ. Mỗi một chiến sĩ chiến đấu ở truyến trước, chửa chủ lực, nửa địa phương, đã thông thạo đồng đất vùng giáp ranh, và đường về các xóm ấp đồng bằng không phải dễ kiếm như cây trên rừng. Đành răng, ai chả biết trên trục đường giao liên Trường Sơn, quân đi như nước chảy từ Bắc vào Nam. Nhưng con đường rẽ để đưa họ vào vị trí chiến đấu chia thành hàng trăm nhanh nhỏ. Đâu cũng cần tới sức người. Và đâu cũng quan trọng. Thành thử , để có được một anh bộ đội biết mặc quẩn đùi , đi dép, đầu trần, cơm gạo ăn mỗi bứa phải tính bằng một phần mấy của loong ( mỗi loong là hai lạng rưỡi ), ăn được môn vót, môn thục và ứng chiến được hàng chục kiểu đánh với tụi lính ngụy, là một tài sản quý cho những đơn vị trụ bám vùng giáp ranh. Sau tháng, những anh bộ đội tân binh được huấn luyện ở hậu phương miền Bắc nếu đem so sánh đối chiếu giữa bài bản trường lớp và thực tế của chiến trường chỉ còn là câu chuyện đáng buồn cười cho những anh cán bộ khung huấn luyện. Nếp sinh hoạt của những người lính sống ở vùng giáp ranh buộc họ phải tuân thủ theo một quy định riêng, khác với những người lính quen sống trong các trung đoàn, sư đoạn chủ lực. Lính giáp ranh phải quen với môi trường mới, tạo ra một cách sống mới. Địch ở cách anh có vài ba trăm mét, hãy coi chừng ! Hãy nhìn những người lính cũ làm và bắt chước mau lẹ. Anh vô ý gây ồn nơi hậu cứ ư? Những quả pháo điểm, cối điểm sẽ nhắc thay cho cán bộ. Và chỉ vài phút sau pháo cối đã dọn sẵn tọa độ nện thẳng vào đấy.
Những người lính địa phương trụ bám vung giáp ranh liên tục bị tiêu hao. Bộ đội tân binh của Quân khu bổ sung nhỏ giọt. Những gương mặt chiến sĩ mới nhận về, chỉ sau vài chuyến xuống đồng bằng, tham gia một hai trận đánh họ đã trở nhành những anh lính cựu. Cả một tiểu đoạn chỉ có chừng hơn một trăm ba chục tay súng. Đến ngay như đại đội 1, đơn vị chủ công của tiểu đoàn, huy động và trận đánh phục kích này cũng chỉ còn hơn ba chục tay súng.
Nhàn ngồi vấn thuốc hút và nhìn từng gương mặt của cácn bộ, chiến sĩ. Hai ba người cụm lại thành từng nhóm tranh thủ ăn phần cơm bọc trong những túi ni-lông.
Trong mối quan hệ với chiến sĩ đại đội 1, Nhàn thân quen quá. Trừ vài chục tân binh mới được đưa về đầu năm, còn hầu hết anh em không mấy ai kêu anh bằng "thủ trưởng". Chính Nhàn cũng có cảm giác lạ tại, khó chịu khi các cậu tân binh gọi anh bằng cái tên ấy. Khi vui, anh kêu "mi" , "tao" với chiến sĩ. Có lẽ cũng bởi trong cuộc sống của người lính luôn đối đầu với những trận chiến đấu, với cái đói khổ, bệnh hoạn đã xóa bớt đi phần nào sự cách bức về cương vị, cấp bậc. Nhưng điều này, thì Nhàn không thể chệ được họ: sự chấp hành mệnh lệnh. Công việc đang bàn, mặc sức cãi nhau, tranh luận. Nhưng một khi đã trở thành phương án tác chiến thì dù có phải đánh đổi bằng mạng sống, họ vẫn cứ chấp hành...
Last edited by a moderator: