Tham khảo nhé ~
I / Giới thiệu chung
-Nguyễn Trung Thành là một nhà văn quân đội gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến, có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất và con người nơi đây.
-Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô man.
-Một trong những thành công nổi bật của tác phẩm là xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo: hình tượng cây xà nu.
II / Phân tích hình tượng cây xà nu
1. Cây xà nu được miêu tả cụ thể, gắn bó với con người Tây Nguyên
- Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Mở đầu và kết thúc tác phẩm cũng bằng hình ảnh của cây xà nu à Cây xà nu, rừng xà nu như chính dân làng Xôman, như người dân Tây Nguyên trên núi rừng trùng điệp
- Cây xà nu gắn bó thân thiết với cuộc sống người dân Tây Nguyên trong sinh hoạt hàng ngày, trong đấu tranh chống giặc, thấm vào nếp nghĩ và cảm xúc. Là lá chắn để bảo vệ làng Xô man trước đạn pháo giặc.
2. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.
- Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào ta đã phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt. - Trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ như người dânTây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù.
- Cây xà nu rắn rỏi, ham ánh nắng mặt trời tựa như người Xô man chân thật, mộc mạc, phóng khoáng yêu cuộc sống tự do.
- Cây xà nu - rừng xà nu tầng tầng lớp lớp, kế tiếp nhau lớn lên trong bom đạn với một sức sống mãnh liệt không gì ngăn cản nổi gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên đứng lên đấu tranh giữ gìn xứ sở và truyền thống cha ông.
- Rừng xà nu tạo thành một bức tường vững chắc hiên ngang truớc bom đạn cũng là biểu trưng cho sức mạnh đoàn kết của người dân Tây Nguyên khiến kẻ thù phải kiếp sợ.
III / Kết luận :
Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành, tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Với hình tượng này tác giả đã tạo nên chất sử thi, vẻ đẹp lãng mạn của tác phẩm.