Rớt đại học - đường đời hết lối?

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nguyengiahoa10

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lại một năm học mới, bên cạnh sự hồ hởi của nhiều tân sinh viên là tâm trạng rối bời, tuyệt vọng của rất nhiều bạn trẻ không có tên trong... danh sách trúng tuyển.


Họ cảm thấy đơn độc, mất phương hướng và bế tắc. Với họ, rớt đại học đồng nghĩa với cánh cửa đời hoàn toàn khép lại, một thất bại không thể sửa chữa... và còn gì nữa?



Tâm sự của một HS trường chuyên


Dò đến lần thứ ba danh sách trúng tuyển ĐH 2005 vẫn không thấy tên mình, N.P. - vốn là HS Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) - đã hoảng loạn đến thẫn thờ. Chân đưa lối, N.P. bỏ nhà ra đi. Tối khuya chờ mãi không thấy con về, gia đình N.P. cuống cuồng chia nhau đến các bệnh viện, gọi điện thoại đến tất cả người thân quen nhưng vẫn bặt vô âm tín.


Như người mất hồn, hơn một tuần N.P. lang thang hết xe buýt đến xe ôm rồi đi bộ, tối ngủ trên hiên nhà. Đến ngày thứ tám, phần vì mệt mỏi rã rời phần vì tiền trong túi đã cạn kiệt N.P. quay trở về nhà vào phòng chốt trái cửa. Ai hỏi không trả lời, điện thoại không nghe. Ba mẹ N.P. đau khổ làm đủ mọi cách nhưng vẫn không trò chuyện được với con.


Thêm một tuần nặng nề nữa trôi qua, đầu tháng 9-2005, người gõ cửa nhà N.P. là một giáo viên chủ nhiệm hồi THCS với bức email mà N.P. đã gửi cho thầy: “Thầy ơi! Ba mẹ chỉ có duy nhất một mình con. Từ nhỏ đến giờ chuyện học hành thi cử của con luôn suôn sẻ. Đau đớn thay con đã làm ba mẹ thất vọng. Cả lớp con chỉ có hai bạn rớt ĐH, trong đó có con. Con xấu hổ quá. Làm sao con dám gặp lại các bạn. Con thấy mình bơ vơ lạc lõng, tương lai mù mịt...”.

Thả mồi bắt bóng

Ngày 15-9-2005, lẫn trong số đông phụ huynh và thí sinh trúng tuyển đến làm thủ tục nhập học tại Trường Cao đẳng Tài chính kế toán 4, có một bạn ngồi một mình thật lâu trước bậc thềm giảng đường.


Trang, tên người bạn ấy, quê ở Đồng Nai, kể trong ngậm ngùi: “Lẽ ra tôi đã là SV trường này từ năm trước rồi. Tôi trúng tuyển vào trường năm 2004, hệ CĐ. Nhưng lúc đó tôi chỉ muốn học ĐH. Thế là cả nhà gom góp tiền cho tôi lên Sài Gòn học luyện thi.
Nhưng năm nay điểm thi ĐH của tôi còn tệ hơn năm trước, không đậu vào trường nào cả... Buồn và trớ trêu hơn tôi rớt luôn hệ cao đẳng trường này, chỉ đủ điểm được xét tuyển vào hệ trung học thôi. Ba mẹ thất vọng, anh chị trách móc: học trung cấp cho biết thân! Cơ hội tốt nhất qua mất rồi...”.

“Tôi có phải là thứ bỏ đi?”

Bạn Nguyễn Phúc Minh, ở Tiền Giang, thì không giấu giếm: “Rớt ĐH! Một cái tin không hay, không mới và cũng không có gì đáng ngạc nhiên đối với tôi - một đứa học trung bình... Trước đó, đi thi ĐH về ba tôi hỏi: “Nhắm đậu không?”. Tôi bình thản trả lời: “Chắc rớt rồi!”.


Ba tôi nói không rõ an ủi hay trách mắng: “Con của ba đi thi đừng nói chuyện rớt! Không đậu ĐH quốc gia như anh chị thì cũng phải đậu dân lập!”. Và bây giờ, 8 điểm thì không thể vào bất kỳ trường ĐH, CĐ nào cả.

Tôi không muốn nói, không muốn cười kể từ khi ba tôi biết điểm thi của tôi. Tôi trốn, rất sợ ai hỏi chuyện thi cử. Có bữa bác Ba đến chơi rồi buột miệng: “Con nhỏ mặt mũi coi sáng sủa vậy mà...”. Tôi nghe như có ai xát muối lên vết thương của mình. Ba tôi thì nhìn vào số giấy khen, huy chương của chị tôi treo la liệt trên vách cười nhạt: “Biết chừng nào mày được như chị!”.

Có lúc tôi giận mình sinh ra trên đời đã tối dạ, ngu ngốc hơn người ta, chưa làm được chuyện gì để ba tôi hãnh diện. Lại có lúc tôi thấy phẫn uất và bất công vô cùng. Tại sao tôi phải giống y như các anh chị? Bàn tay còn có ngón ngắn ngón dài mà...

Có lẽ tôi cũng sẽ đi học một nghề gì đó để tự nuôi thân. Tôi sẽ cho ba tôi thấy rằng tôi không phải là đồ bỏ... Mẹ tôi có lẽ sẽ ủng hộ tôi vì mẹ từng bảo: học không nổi nữa thì đi làm kiếm tiền cũng tốt! Nhưng còn ba, có lẽ cả cuộc đời ba tôi sẽ không bao giờ chấp nhận chuyện tôi thi rớt ĐH. Có khi tôi sẽ bỏ xứ đi xa để ba khỏi nhìn thấy mặt đứa con kém cỏi này...”.


Một kết thúc đau lòng


“Lần đầu người bạn thi ĐH, thiếu điểm, gia đình động viên, tạo điều kiện cho học lại. Lần thứ hai vẫn không đậu nhưng bạn ấy vẫn muốn theo đuổi đến cùng.


Đến năm thứ ba, gia đình đã dồn bao nhiêu công sức, hi vọng nhưng người bạn này vẫn không đủ điểm để vào giảng đường. Hoang mang cùng cực, cuối cùng bạn ấy đã tự tử vì thất vọng và không chịu đựng nổi sự trách móc của gia đình...”.


Đó là câu chuyện đau lòng mà Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai kể trong lần nói chuyện với các bạn HS phổ thông tại Báo Tuổi Trẻ cuối tháng tám vừa qua.


Thứ trưởng Mai đặt vấn đề: “Rớt ĐH cũng không phải là chuyện bất thường, nhưng tại sao các bạn trẻ lại tuyệt vọng đến mức phải hủy hoại cuộc sống của mình?”.


Đại học có phải là con đường duy nhất?

Một câu hỏi không dễ trả lời và rõ ràng gợi nên nhiều suy nghĩ với những bạn trẻ đã, đang và sẽ chọn lựa hướng đi cho tuổi đời mình.


PHÚC ĐIỀN - TỐ OANH
 
N

nguyentranminhhb

Rớt ĐH đâu phải chuyện bất thường, nhưng tại sao các bạn trẻ lại tuyệt vọng đến mức phải hủy hoại cuộc sống của mình?”.
Tại sao ư ? Nếu bạn là một HS gương mẫu, thì chắc hẳn bố mẹ phải kì vọng vào bạn nhiều lắm và bạn cũng biết điều đó. Và khi đi thi đại học thì đa số bố mạ nào cũng muốn con mình đỗ đại học. Rồi đột nhiên bạn được biết tin là bạn đã rớt ĐH thì lúc đó gia đình bạn sẽ rất buồn và cố an ủi bạn. Bạn sẽ cảm thấy mình là một đứa con bất hiếu, có lỗi với bố mẹ.Rồi từ đó bạn sẽ tự huỷ hoại bản thân mình thôi.

Đại học có phải là con đường duy nhất ?
Không phải như vậy đại học chỉ là một bước tiến giúp tri thức của con người được nâng cao hơn. Nếu bạn thi rớt đại học thì bạn cũng có thể đi học nghề. Rồi sau đó kiếm một công ăn việc làm và ổn định cuộc sống để tích luỹ nhũng kinh nghiệm của cuộc sống. Nếu bạn vẫn muốn thi đại học thì cũng được mà không bao giờ là muộn cả. Bạn muốn nâng cao tri thức của mình nữa thì hãy học cao học. Như Lê-nin đã nói : "Học, học nữa, học mãi". Kiến thức là vô tận. Dù bạn có học đến lúc bạn phải lìa đời thì bạn cũng không thể biết được hết mọi điều và cũng không ai bảo bạn quá già để học cả.
 
N

nguyentranminhhb

Mỗi người một mảnh đời thôi bạn ạ. Cho đến khi nào không còn phân biệt giữa kẻ giàu và người nghèo thì lúc đó những người như thợ mộc, thợ điện, thợ sửa ống nước, sửa xe ... mới có thể ngẩng cao đầu mà đi

Mình muốn hỏi thêm bạn đã thi đại học chưa ? Nếu có thi thì trượt hay đỗ ?

Mình chỉ nói đến thế này thôi, còn bạn thì nghĩ đó là đúng hay sai cũng được. Nói thực mình chỉ mới học lớp 8 nên kiến thức của mình còn nông cạn.

Mình nói thật đó.
 
A

aries_sky

Sự thật là sang năm em mới thi nhưng trong đầu cũng đã tự hạ quyết tâm rồi, nếu trượt thì cũng không hối tiếc vì mình đã cố hết sức rồi, thế nên việc hối hận hay không là do chính mình thôi.
 
G

giapvantuan94

Thi lại thôi chứ có gì đâu... Mình suýt trượt @@ Nhưng phải biết rút kinh nghiệm, thế là ok :D
 
T

taituchuphan

có nhiều cách thành công mà?
ngay cả bingate cũng bỏ học đi theo ước mơ của mình mà
hãy tin vào ước mơ của mình dù có đi theo đường vòng
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom