Vật lí 10 Ròng rọc

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,623
744
22
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Làm hộ e bài 11 với ạ :(( giải hộ e chi tiết vs ạView attachment 193886
upload_2021-11-22_0-1-48.png

Lần sau vui lòng gõ lại đề bạn nhé!

Phương pháp giải dạng này đầu tiên là phân tích lực. Sau đó bạn xét xem hệ chuyển động theo chiều nào bằng cách xét lực tác dụng lên vật theo phương của dây gắn với vật.
Cụ thể:
  • Vật m1: Lực theo phương dây là $P_1\sin\alpha - T = m_1g\sin 30 - T = m_1g/2 - T $
  • Vật m2: Lực theo phương dây là $P_2 - T = m_2g - T = 2/3 m_1g - T$
Ta thấy lực tác dụng lên m2 lớn hơn m1 nên hệ sẽ có xu hướng chuyển động về phía m2.
Đoạn này có thể làm gọn là $m_1 \sin \alpha < m_2$ nên hệ có xu hướng chuyển động về phía m2. Do đó lực ma sát hướng ngược lại như hình vẽ.

a) Lại dùng định luật II Newton: $P_2 - T = m_2a_2$ và $T - P_1 \sin\alpha - F_{ms} = m_1a_1$
Ngoài ra ta còn có $F_{ms} = k.N = k.P_1\cos\alpha$ và $a_1 = a_2 = a$ (hai vật chuyển động với cùng gia tốc)
Thay $F_{ms}$ lên trên ta được $T - P_1\sin\alpha - k.P_1\cos\alpha = m_1a$ và $2/3 P_1 - T = 2/3 m_1 . a$
Ở đây chúng ta có 2 ẩn là $a, T$ nên dễ dàng giải được nhé.
Không có đâu -.- . Tự bạn phải giải đi chứ =.=.

$a = g.(\frac{2}{3} - \sin\alpha - k\cos\alpha)$
$T = m_2.(g-a)$

b) Bạn thay số vào câu a) là được nhé.
c) Sau khi cắt dây thì hiển nhiên vật m2 rơi tự do => gia tốc là $a_2 = g$
Vật m1 trượt xuống dưới, ta lại phân tích lực và dùng định luật II Newton: $P_1\sin\alpha - F_{ms} = m_1a_1$
Mặt khác thì $F_{ms} = P_1\cos\alpha$ (như ở trên thôi)
Ta thay lên thì được: $a_1 = g(\sin\alpha - k\cos\alpha)$
______________
Nếu còn thắc mắc bạn đừng ngần ngại hỏi để được chúng mình giải đáp nhé ;)
Bạn có thể xem thêm Ôn bài đêm khuya THPT hoặc Tổng hợp kiến thức các môn
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

Rau muống xào

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
10 Tháng tám 2021
2,498
1
2,617
431
21
Nghệ An
Làm hộ e bài 11 với ạ :(( giải hộ e chi tiết vs ạView attachment 193886
Xét cả hệ vật kia thì lực căng dây là nội lực
Lúc này: -lực kéo dây xuống là trọng lực của $m_2$

-lực kéo dây lên là một phần trọng lực của $m_1$ theo phương giá nghiêng
Có $P_2=m_2g>m_1.g.sin(\alpha)$ => nếu hệ có thể di chuyển thì bị kéo xuống theo phương $m_2$ (do có ma sát nữa)
=> gia tốc của hệ là : $a=\frac{m_2g-m_1gsin\alpha-\mu m_1gcos\alpha}{m_1+m_2}$
Nếu tính ra $a>0$ thì hệ có chuyển động, còn $a \leq 0$ thì hệ nằm yên, lực ma sát bây giờ là ma sát nghỉ
Còn phần sau thì giải giống như bài chữa trên nhé!!

 
Top Bottom