Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nếu Giữ gìn 36 phố phường là niềm canh cánh trong lòng của Tô Hoài về lẽ tồn vong của vùng đất ngàn năm văn hiến thì Thành phố, gương mặt, con người là một lát cắt của nó. Chỉ cái tên thôi đã đủ cho bạn đọc thấy được những câu chuyện về văn hoá, lịch sử của Hà Nội xác thực, đặc sắc và phong phú như thế nào. 37 bài viết là 37 câu chuyện về Hà Nội với 37 góc nhìn khác nhau mà khi chiêm ngưỡng chúng bạn đọc không khỏi trăn trở, băn khoăn về cuộc đời Hà Nội nằm trong cuộc đời dân tộc.
Chân dung Ông già Hà Nội
Được ví như Ông già Hà Nội, Tô Hoài hiện lên qua từng trang văn là người đi nhiều, hiểu biết rộng, viết nhiều – viết hay – viết khoẻ. Người trí thức Thủ đô ấy viết về những thú vui vô cùng phong lưu, tao nhã như: Thú chơi chùa chiền (Chơi chùa Hương, Chùa Tây Phương); du ngoạn khắp Hà Nội (Đi dạo chiều ba mươi, Một cuộc chơi xuân); chơi hoa, chơi cây, chơi các con vật (Tôi lại chơi dế mèn, Con khướu bạc má,Trồng cây,…) Vì thế, ông được đánh giá là con người am tường, có vốn sống đa dạng về Hà Nội. Ngoài những vốn sống trực tiếp, ông còn có vốn sống gián tiếp nhờ đọc báo và ghi chép chi tiết những điều mắt thấy tai nghe. Giống như lời nhận xét về ông của nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa toàn thư…Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc thế. Tôi gọi ông là nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu.
Hà Nội – Phố phường và con người với những đổi thay
Điều làm nên bộ mặt thành phố không chỉ là các công trình nhà cửa, dinh thự, đền đài mà còn thể hiện qua những bài viết không chỉ ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của Hà Nội mà còn phản ánh văn hoá ứng xử của con người với chúng như: sông Hồng hoang sơ (Trên sông Hồng); cây cối hoa cỏ và các con vật như: (Cây cổ thụ và vườn hoa, Cây dướng, Cây và hoa thành phố, Những con vật nhỏ quanh ta); ngoài ra là văn hoá vật thể như: (Cái Giậm, Cái bùa túi, Con ốc mút, Cái cổng, Con tò he). Còn điều làm nên linh hồn và cốt cách Hà Nội là những bài viết chân thực của tác giả về văn hoá, lịch sử như: văn hoá của người trí thức (Những cái quán cóc), văn hoá làng xã (Tức nhau tiếng gáy, Hội làng, Làng thuốc Nam), học lịch sử về Hà Nội (Cái học trước mắt), văn hoá ẩm thực (Mãi rồi cũng đâm quen; Bánh bèo, bánh mật). Gương mặt thành phố cũng vì thế mà đổi khác: là Hà Nội với gương mặt mới, ngoài bảo tồn và phát huy thuần phong mỹ tục trở thành Hà Nội kiểu mới, xoá bỏ những cũ kỹ lạc hậu,...
Trong cuộc chiến vĩ đại cho dân tộc đã có biết bao người con Hà Nội đã cống hiến mình cho Tổ Quốc. Hoà bình lập lại, người ta lại tìm thấy dáng vẻ, tuổi tác và vui buồn của đời sống thành phố. Ngoài những người dân lao động với đủ các nghề nghiệp khác nhau thì bản thân Tô Hoài là đại diện cho con người Hà Nội mới vô cùng yêu quý, trân trọng từng giá trị dù là nhỏ nhất của vùng đất này. Như quan điểm của ông về tính cách người Hà Nội: Tìm hiểu tính cách chung của người Việt Nam rồi nghiên cứu cá tính người thành thị thì mới ra tính cách người Hà Nội, nét hào hoa phong nhã…là tinh hoa của nhiều vùng đất tạo nên. Giống như câu ca dao khẳng định đặc trưng tính cách người Hà Nội: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Văn phong hóm hỉnh, sắc sảo, giàu hình ảnh và đậm chất thơ
Tô Hoài là một hiện tượng đặc biệt của làng văn: một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc…Với con mắt văn chương độc đáo ấy, ông có khả năng nhận xét, tinh tường và thông minh về các vấn đề thuộc về Thủ đô. Chẳng hạn như viết về thú vui uống bia, rượu, ăn phở của các nghệ sĩ (Những cái quán cóc) hay kỉ niệm vui về một lần chơi xuân (Một cuộc chơi xuân), hoặc hài hước về chuyện dẹp chợ cóc (Vỉa hè),...
Một trong những năng khiếu đặc biệt thuộc loại bẩm sinh của Tô Hoài là khả năng quan sát với con mắt tinh thông, vô cùng sắc sảo và tinh tế. Vì thế mà trang viết của ông trở nên chân thật đến vậy với những bài viết về những điều nhỏ bé, giản dị, ít người quan tâm nhưng dưới góc nhìn của nhà văn trở nên có giá trị như: việc săn bắt chim, bẫy bướm, lấy phong lan trở thành vấn nạn ở Hà Nội với câu hỏi nhức nhối: Rồi một ngày kia, trên mặt đất, trên bầu trời sẽ hết chim, hết hoa thì con người ở với ai? (Rồi thì người ở một mình).
Bên cạnh đó, Hà Nội hiện lên qua ngòi bút của Tô Hoài vô cùng gợi cảm bởi những câu văn tả cảnh sắc giàu hình ảnh và chất thơ. Người đọc chắc hẳn nhớ mãi về áng văn miêu tả thiên nhiên đặc sắc với phong cảnh hữu tình ở Hương Sơn và Quan Sơn (Chơi chùa Hương), hay những đoạn miêu tả phiêu bồng nửa thực nửa hư của cảnh vật lúc vãn cảnh chùa Tây Phương (Chùa Tây Phương), hoặc ca ngợi vẻ đẹp khác thường của sông Hồng (Trên sông Hồng),...
Thành phố, gương mặt, con người đã thể hiện những đặc trưng tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Những bài viết của ông đều hướng tới thực trạng, sự phát triển và con người của Thủ đô yêu dấu bởi những trang văn ăm ắp vốn kiến thức sâu rộng về văn hoá, lịch sử. Chúng mãi mãi khắc ghi trong tâm khảm bạn đọc về hình ảnh một Hà Nội đang mạnh mẽ vươn lên cùng sự phát triển của đất nước. Dẫu cho còn nhiều điều bất cập nhưng chính điều đó tạo động lực cho niềm ham muốn đổi thay để Hà Nội xứng đáng là thành phố hoà bình với nhiều thành tựu và những cơ hội đang đón đợi ở phía trước.
Chân dung Ông già Hà Nội
Được ví như Ông già Hà Nội, Tô Hoài hiện lên qua từng trang văn là người đi nhiều, hiểu biết rộng, viết nhiều – viết hay – viết khoẻ. Người trí thức Thủ đô ấy viết về những thú vui vô cùng phong lưu, tao nhã như: Thú chơi chùa chiền (Chơi chùa Hương, Chùa Tây Phương); du ngoạn khắp Hà Nội (Đi dạo chiều ba mươi, Một cuộc chơi xuân); chơi hoa, chơi cây, chơi các con vật (Tôi lại chơi dế mèn, Con khướu bạc má,Trồng cây,…) Vì thế, ông được đánh giá là con người am tường, có vốn sống đa dạng về Hà Nội. Ngoài những vốn sống trực tiếp, ông còn có vốn sống gián tiếp nhờ đọc báo và ghi chép chi tiết những điều mắt thấy tai nghe. Giống như lời nhận xét về ông của nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tô Hoài như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa toàn thư…Tôi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc thế. Tôi gọi ông là nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu.
Hà Nội – Phố phường và con người với những đổi thay
Điều làm nên bộ mặt thành phố không chỉ là các công trình nhà cửa, dinh thự, đền đài mà còn thể hiện qua những bài viết không chỉ ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của Hà Nội mà còn phản ánh văn hoá ứng xử của con người với chúng như: sông Hồng hoang sơ (Trên sông Hồng); cây cối hoa cỏ và các con vật như: (Cây cổ thụ và vườn hoa, Cây dướng, Cây và hoa thành phố, Những con vật nhỏ quanh ta); ngoài ra là văn hoá vật thể như: (Cái Giậm, Cái bùa túi, Con ốc mút, Cái cổng, Con tò he). Còn điều làm nên linh hồn và cốt cách Hà Nội là những bài viết chân thực của tác giả về văn hoá, lịch sử như: văn hoá của người trí thức (Những cái quán cóc), văn hoá làng xã (Tức nhau tiếng gáy, Hội làng, Làng thuốc Nam), học lịch sử về Hà Nội (Cái học trước mắt), văn hoá ẩm thực (Mãi rồi cũng đâm quen; Bánh bèo, bánh mật). Gương mặt thành phố cũng vì thế mà đổi khác: là Hà Nội với gương mặt mới, ngoài bảo tồn và phát huy thuần phong mỹ tục trở thành Hà Nội kiểu mới, xoá bỏ những cũ kỹ lạc hậu,...
Trong cuộc chiến vĩ đại cho dân tộc đã có biết bao người con Hà Nội đã cống hiến mình cho Tổ Quốc. Hoà bình lập lại, người ta lại tìm thấy dáng vẻ, tuổi tác và vui buồn của đời sống thành phố. Ngoài những người dân lao động với đủ các nghề nghiệp khác nhau thì bản thân Tô Hoài là đại diện cho con người Hà Nội mới vô cùng yêu quý, trân trọng từng giá trị dù là nhỏ nhất của vùng đất này. Như quan điểm của ông về tính cách người Hà Nội: Tìm hiểu tính cách chung của người Việt Nam rồi nghiên cứu cá tính người thành thị thì mới ra tính cách người Hà Nội, nét hào hoa phong nhã…là tinh hoa của nhiều vùng đất tạo nên. Giống như câu ca dao khẳng định đặc trưng tính cách người Hà Nội: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Văn phong hóm hỉnh, sắc sảo, giàu hình ảnh và đậm chất thơ
Tô Hoài là một hiện tượng đặc biệt của làng văn: một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc…Với con mắt văn chương độc đáo ấy, ông có khả năng nhận xét, tinh tường và thông minh về các vấn đề thuộc về Thủ đô. Chẳng hạn như viết về thú vui uống bia, rượu, ăn phở của các nghệ sĩ (Những cái quán cóc) hay kỉ niệm vui về một lần chơi xuân (Một cuộc chơi xuân), hoặc hài hước về chuyện dẹp chợ cóc (Vỉa hè),...
Một trong những năng khiếu đặc biệt thuộc loại bẩm sinh của Tô Hoài là khả năng quan sát với con mắt tinh thông, vô cùng sắc sảo và tinh tế. Vì thế mà trang viết của ông trở nên chân thật đến vậy với những bài viết về những điều nhỏ bé, giản dị, ít người quan tâm nhưng dưới góc nhìn của nhà văn trở nên có giá trị như: việc săn bắt chim, bẫy bướm, lấy phong lan trở thành vấn nạn ở Hà Nội với câu hỏi nhức nhối: Rồi một ngày kia, trên mặt đất, trên bầu trời sẽ hết chim, hết hoa thì con người ở với ai? (Rồi thì người ở một mình).
Bên cạnh đó, Hà Nội hiện lên qua ngòi bút của Tô Hoài vô cùng gợi cảm bởi những câu văn tả cảnh sắc giàu hình ảnh và chất thơ. Người đọc chắc hẳn nhớ mãi về áng văn miêu tả thiên nhiên đặc sắc với phong cảnh hữu tình ở Hương Sơn và Quan Sơn (Chơi chùa Hương), hay những đoạn miêu tả phiêu bồng nửa thực nửa hư của cảnh vật lúc vãn cảnh chùa Tây Phương (Chùa Tây Phương), hoặc ca ngợi vẻ đẹp khác thường của sông Hồng (Trên sông Hồng),...
Thành phố, gương mặt, con người đã thể hiện những đặc trưng tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Những bài viết của ông đều hướng tới thực trạng, sự phát triển và con người của Thủ đô yêu dấu bởi những trang văn ăm ắp vốn kiến thức sâu rộng về văn hoá, lịch sử. Chúng mãi mãi khắc ghi trong tâm khảm bạn đọc về hình ảnh một Hà Nội đang mạnh mẽ vươn lên cùng sự phát triển của đất nước. Dẫu cho còn nhiều điều bất cập nhưng chính điều đó tạo động lực cho niềm ham muốn đổi thay để Hà Nội xứng đáng là thành phố hoà bình với nhiều thành tựu và những cơ hội đang đón đợi ở phía trước.