

Quả táo thần kỳ của Kimura – một bài học đặc biệt về nông nghiệp.
Câu chuyện về cuộc đời của một kẻ cứng đầu: Kimura.
Cuốn sách như là một bài phỏng vấn về cuộc đời của Kimura với những niềm đam mê của mình. Từ tìm tòi về cơ khí, đến câu chuyện nông nghiệp mà ông đã điên cuồng theo đuổi: trồng táo không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Có rất nhiều kiến thức hay về nông nghiệp được phổ cập trong cuốn sách, lý giải vì sao chúng ta lại ưa chuộng những chất hoá học để đem lại năng suất cao trong trồng trọt.
Thế nhưng, liệu cái chi phí chúng ta đổ vào các loại thuốc đó có thực sự đáng không? Tăng năng suất nhưng tốn thêm chi phí, cắt giảm nó đi thì năng suất giảm có tương đương không? Suốt cả 6 năm Kimura đã phải vật lộn trong khó khăn, và càng khẳng định một điều rằng: trồng táo không có thuốc bảo vệ là điều không thể, giống như ngày xưa người ta tin rằng chẳng thể nào có cái thứ bay được hay con người có thể đặt chân tới tận cung trăng. Thế nhưng Kimura có một niềm tin tới mức cố chấp và có lẽ nó là thứ đã giúp ông vượt qua biết bao nhiêu trở ngại và khó khăn từ những lời dèm pha của người khác, đến một cuộc sống thiếu thốn và nợ nần cho gia đình.
Kimura đã thử mọi cách có thể nghĩ ra, tới cái mức mà ông trở nên như quẫn trí đi trò chuyện với lũ cây. Phải chăng khi chúng ta có một chấp niệm rất lớn trong tâm trí thì mới vượt qua được những cực hạn? Đường không dễ đi như thế, tới lúc bi thảm nhất Kimura đã chọn cách lên núi để kết liễu cuộc đời mình. Và cơ duyên đến với ông như thế, nên nếu bạn cảm thấy cuộc đời mình đang bế tắc sao không thử đi leo núi nhỉ, biết đâu đấy!
Núi rừng, vốn là một phần của tự nhiên, vì sao trước đây chúng phát triển được khi chưa có sự xuất hiện của phân bón hoặc thuốc. Chính nơi đây, Kimura đã phần nào tìm thấy lời giải đáp cho bài toán của mình: phải làm sao đưa môi trường trong vườn táo tới gần mức của tự nhiên nhất. Và thế là ông đã để cỏ dại mọc, trồng đậu tương để giúp đất tơi xốp cũng như tăng lượng nito trong đất. Tự nhiên vốn dĩ đã là một quy luật hoàn hảo, chỉ vì có tác động của con người nên nó mới thay đổi. Việc bón phân và sử dụng hoá chất sẽ khiến đất đai và nguồn nước bị nhiễm độc từ từ dẫn tới huỷ hoại hệ sinh thái vốn có. Trong tự nhiên có rất nhiều loại vi khuẩn, côn trùng, động vật, và chúng tạo nên vòng tuần hoàn khép kín. Giống như khi chúng ta trồng lúa nhiều thì sẽ có chuột, và rắn nhờ thế lại xuất hiện vì có nguồn thức ăn là chuột. Khi số lượng chuột giảm sút thì rắn cũng giảm theo. Đây chỉ là một ví dụ đơn giản, cũng tương tự mô hình VAC ngày xưa chúng ta có áp dụng khi mọi thứ luôn nằm ở vị trí đầu hoặc cuối trong chuỗi thức ăn.
Bằng cách quan sát, Kimura đã thấy được sự vận chuyển của tự nhiên và áp dụng những cách thức mới lạ vào vườn táo của mình. Nếu tất cả đều hài lòng với phương pháp dễ để giải quyết vấn đề, thì sẽ không có ai lần mò tìm ra phương pháp tốt hơn. Và hơn thế nữa, dù những người xung quanh mắng chửi và không ủng hộ, họ vẫn giúp đỡ một phần nhỏ trong thành công của Kimura. Mà cho mãi tới những chương gần cuối, ông vẫn còn gặp khó khăn với việc tiêu thụ, nhưng phải nói là ông rất có lòng với tư tưởng của mình.
Một lần tôi về quê bạn ở ngoài miền trung, chứng kiến cảnh người dân trồng rau riêng để bán và ăn, mảnh vườn lớn như thổi sau một đêm bón thuốc. Việc trồng nông nghiệp lẫn chăn nuôi ngày nay như được tư tưởng hoá là lúc nào phải xài thuốc nào hay cho ăn thức ăn gì. Thi thoảng tôi về miền tây, ra tát ao bắt vài con cá con tôm hoặc lên tây nguyên ăn những thứ rau rừng hoặc đồ nuôi thả vườn, sao món ăn nó ngon đến thế. Vì chúng có sức sống hấp thụ từ thiên nhiên, chứ không phải lớn nhanh bởi hoá chất.
Ai cho xin gợi ý sách tuần sau hay tháng sau luôn đi ạ
bí quá
@Trần Nguyễn Đinh Phong @thythy2412 @Riana Arika @Misaka Yuuki @nguyendangkhoa1370 @Đình Hải @YuuDuong @Miku Show @Tam Cửu @daihoc812@gmail.com @Forgert Me Not @Hồ Nhi @Tohru - san @Kuroko - chan @ARMY's BTS @Son Gohan @Đỗ Anh Thái @khánh ly abbey
@nguyendangkhoa1370
Câu chuyện về cuộc đời của một kẻ cứng đầu: Kimura.
Cuốn sách như là một bài phỏng vấn về cuộc đời của Kimura với những niềm đam mê của mình. Từ tìm tòi về cơ khí, đến câu chuyện nông nghiệp mà ông đã điên cuồng theo đuổi: trồng táo không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Có rất nhiều kiến thức hay về nông nghiệp được phổ cập trong cuốn sách, lý giải vì sao chúng ta lại ưa chuộng những chất hoá học để đem lại năng suất cao trong trồng trọt.
Thế nhưng, liệu cái chi phí chúng ta đổ vào các loại thuốc đó có thực sự đáng không? Tăng năng suất nhưng tốn thêm chi phí, cắt giảm nó đi thì năng suất giảm có tương đương không? Suốt cả 6 năm Kimura đã phải vật lộn trong khó khăn, và càng khẳng định một điều rằng: trồng táo không có thuốc bảo vệ là điều không thể, giống như ngày xưa người ta tin rằng chẳng thể nào có cái thứ bay được hay con người có thể đặt chân tới tận cung trăng. Thế nhưng Kimura có một niềm tin tới mức cố chấp và có lẽ nó là thứ đã giúp ông vượt qua biết bao nhiêu trở ngại và khó khăn từ những lời dèm pha của người khác, đến một cuộc sống thiếu thốn và nợ nần cho gia đình.
Kimura đã thử mọi cách có thể nghĩ ra, tới cái mức mà ông trở nên như quẫn trí đi trò chuyện với lũ cây. Phải chăng khi chúng ta có một chấp niệm rất lớn trong tâm trí thì mới vượt qua được những cực hạn? Đường không dễ đi như thế, tới lúc bi thảm nhất Kimura đã chọn cách lên núi để kết liễu cuộc đời mình. Và cơ duyên đến với ông như thế, nên nếu bạn cảm thấy cuộc đời mình đang bế tắc sao không thử đi leo núi nhỉ, biết đâu đấy!
Núi rừng, vốn là một phần của tự nhiên, vì sao trước đây chúng phát triển được khi chưa có sự xuất hiện của phân bón hoặc thuốc. Chính nơi đây, Kimura đã phần nào tìm thấy lời giải đáp cho bài toán của mình: phải làm sao đưa môi trường trong vườn táo tới gần mức của tự nhiên nhất. Và thế là ông đã để cỏ dại mọc, trồng đậu tương để giúp đất tơi xốp cũng như tăng lượng nito trong đất. Tự nhiên vốn dĩ đã là một quy luật hoàn hảo, chỉ vì có tác động của con người nên nó mới thay đổi. Việc bón phân và sử dụng hoá chất sẽ khiến đất đai và nguồn nước bị nhiễm độc từ từ dẫn tới huỷ hoại hệ sinh thái vốn có. Trong tự nhiên có rất nhiều loại vi khuẩn, côn trùng, động vật, và chúng tạo nên vòng tuần hoàn khép kín. Giống như khi chúng ta trồng lúa nhiều thì sẽ có chuột, và rắn nhờ thế lại xuất hiện vì có nguồn thức ăn là chuột. Khi số lượng chuột giảm sút thì rắn cũng giảm theo. Đây chỉ là một ví dụ đơn giản, cũng tương tự mô hình VAC ngày xưa chúng ta có áp dụng khi mọi thứ luôn nằm ở vị trí đầu hoặc cuối trong chuỗi thức ăn.
Bằng cách quan sát, Kimura đã thấy được sự vận chuyển của tự nhiên và áp dụng những cách thức mới lạ vào vườn táo của mình. Nếu tất cả đều hài lòng với phương pháp dễ để giải quyết vấn đề, thì sẽ không có ai lần mò tìm ra phương pháp tốt hơn. Và hơn thế nữa, dù những người xung quanh mắng chửi và không ủng hộ, họ vẫn giúp đỡ một phần nhỏ trong thành công của Kimura. Mà cho mãi tới những chương gần cuối, ông vẫn còn gặp khó khăn với việc tiêu thụ, nhưng phải nói là ông rất có lòng với tư tưởng của mình.
Một lần tôi về quê bạn ở ngoài miền trung, chứng kiến cảnh người dân trồng rau riêng để bán và ăn, mảnh vườn lớn như thổi sau một đêm bón thuốc. Việc trồng nông nghiệp lẫn chăn nuôi ngày nay như được tư tưởng hoá là lúc nào phải xài thuốc nào hay cho ăn thức ăn gì. Thi thoảng tôi về miền tây, ra tát ao bắt vài con cá con tôm hoặc lên tây nguyên ăn những thứ rau rừng hoặc đồ nuôi thả vườn, sao món ăn nó ngon đến thế. Vì chúng có sức sống hấp thụ từ thiên nhiên, chứ không phải lớn nhanh bởi hoá chất.
Ai cho xin gợi ý sách tuần sau hay tháng sau luôn đi ạ
bí quá
@Trần Nguyễn Đinh Phong @thythy2412 @Riana Arika @Misaka Yuuki @nguyendangkhoa1370 @Đình Hải @YuuDuong @Miku Show @Tam Cửu @daihoc812@gmail.com @Forgert Me Not @Hồ Nhi @Tohru - san @Kuroko - chan @ARMY's BTS @Son Gohan @Đỗ Anh Thái @khánh ly abbey
@nguyendangkhoa1370