Câu 3
Ai cũng quá quen thuộc than đá, từng cục từng cục, đen nhánh và cứng như đá, trông hệt như đá màu đen. Các nhà địa chất cũng gọi than đá là đá, nhưng loại "nham thạch" này ko phải do bùn và cát tạo nên, nó là do những cây đại thụ cổ đại tạo thành.
Cách nay khoảng 300 triệu năm về trước, thời tiết oi ả, mưa nhiều, trên trái đất mọc vô số cây to. Thân cây đại thụ bị gió xô đổ, bị nước xói đổ, thân cây bị nước đùa tới những trũng đất thấp chất đống lại, dưới ao hồ, biển cạn và khu vực ven biển đều có số lượng rất lớn thân cây cổ thụ chồng chất. Khi những trũng đất thấp chất đống lại, dưới ao hồ, biển cạn và khu vực ven biển đều có số lượng rất lớn thân cây cổ thụ chồng chất. Khi những trũng đất thấp ấy bị sụp lún, lại có cát và đất phủ ấp lên trên, đè bẹp những thân cây cổ thụ ấy xuống dưới địa tầng, trải qua một thời gian dài, với quá trình biến đổi phức tạp, hình thành nên lớp nham thạch có thể đốt cháy này.
Trong quá trình hình thành nên than đá, do khoảng thời gian thành than đá dài ngắn khác nhau, hình thành nên chất lượng than đá khác nhau. Than đá với thời gian thành than ngắn là than nâu; sau khi thời gian thành than đá được kéo dài, than nâu sẽ chuyển thành than andracid, màu sắc đen hơn than nâu, sử dụng thuận tiện; than andracid kéo dài thời gian thành than nữa, sẽ biến thành than cốc, chất lượng loại than này tốt nhất, khi đốt cháy cho nhiệt lượng rất lớn.
Than đá là nguồn năng lượng, được gọi là "lương thực của công nghiệp", trong xã hội loài người, than đá là một trong những nguyên liệu trọng yếu. Than đá còn là nguyên liệu quan trọng của công nghiệp hóa chất, có thể chế tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp hóa chất.
Trữ lượng than đá trên thế giới có hạn, khai thác đi chút nào là vơi đi chút nấy. Các nhà khoa học tính toán rằng, chỉ 50 đến 80 năm nữa, lượng than đá trên Trái Đất sẽ bị khai thác hết. Do đó, từ bây giờ, tiết kiệm sử dụng than đá là hết sức quan trọng.