Hóa Quy trình sản xuất đồ dùng với hóa học

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Công nghệ sản xuất sữa chua
sua_chua_50cd97c2fb3200bee24e7fc868106cb6.jpg
1. Quá trình lên men sữa chua:
Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp Pasteur ở nhiệt độ 80 - 90oC.
Qui trình công nghệ sản xuất sữa chua như sau:
Nguyên liệu → Phối trộn → Gia nhiệt → Đồng hoá 1 → Làm lạnh → Ageing → Thanh trùng → Đồng hoá 2 → Hạ nhiệt → Cấy men → Ủ → Làm lạnh → Bồn rót → Đóng gói, dán nhãn.
+ Nguyên liệu: Nếu nguyên liệu là sữa bột không đường thì thêm đường để đạt nồng độ 8 - 10 %
+ Phối trộn: Bột sữa, đường, bơ, chất ổn định phối ở nhiệt độ 45oC để quá trình hoà tan đồng đều
+ Gia nhiệt: nâng nhiệt độ lên 60oC cho thích hợp quá trình đồng hoá
+ Đồng hoá: được thực hiện trong máy đồng hoá tạo áp suất cao khoảng 200 bar bằng hệ thống bơm pitton để phá vỡ các hạt béo vào trong nguyên liệu và phân tán các chất khác nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhứt.
+ Làm lạnh: Dòng sữa được cho qua thiết bị trao đổi nhiệt dạng vĩ có nước lạnh bên ngoài để nhiệt độ còn 5oC. Dẫn tới bồn ageing.
+ Ageing: Sữa để yên trong bồn 1-2 giờ, ở 5oC
+ Thanh trùng: nâng nhiệt lên 95oC trong 1 phút
+ Đồng hoá 2: ở 95oC, 200 bar
+ Hạ nhiệt: tới nhiệt độ thích hợp quá trình lên men của vi khuẩn lactic (43oC)
+ Cấy men: Men được sử dụng là giống vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus (hình que) và Streptococus thermophilus (hình cầu) thuộc chủng Streptococea, họ Lactobacteriaceas. Sữa sau khi được hạ nhiệt xuống còn 43oC (pH lúc này phải đạt khoảng 4,4 – 4,5) cùng lúc men từ bồn men được bơm vào bồn cấy men. Lượng men bơm vào chiếm 5% tổng khối lượng sản phẩm.
+ Giai đoạn ủ: 43oC; 4 -5 giờ, pH sau ủ khoảng 4,7 - 4,8. Ủ nhằm mục đích tạo đủ thời gian, tạo điều kiện thích hợp cho quá trình lên men chuyển hoá đường lactose thành acid lactic.
+ Làm lạnh: 15oC để hạn chế quá trình lên men.
+ Bồn rót: Sau làm lạnh, sữa được chuyển sang bồn rót để chuẩn bị đóng gói
+ Đóng gói, dán nhãn: Cuộn nhựa được tiệt trùng ở 115oC, đem dập khuôn và chuyển đến bồn rót. Sữa chua được rót vào và dán nhãn (nhãn được tiệt trùng bằng tia hồng ngoại).
2. Đặc điểm của vi khuẩn Lactic:
Sự lên men Lactic là quá trình lên men yếm khí, sản phẩm tạo thành là acid lactic dưới tác dụng của vi khuẩn lactic. C6H12O6 → CH3CHOHCOOH
Khi nồng độ của acid lactic đạt 2-3% sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh khác, kể cả E.Coli. Chính vì thế người ta ứng dụng quá trình lên men lactic để sản xuất nhiều sản phẩm thực phẩm khác nhau như sữa chua, bơ, phomai, dưa chua...
Các chủng lên men lactic chủ yếu là các giống:
- Lactobacterium (trực khuẩn) gồm các chủng điển hình là:
+ Lactobacterium bungaricum với nhiệt độ thích hợp lên men: 40 - 42oC
+ Lactobacterium casei với nhiệt độ thích hợp lên men: 40 - 45oC
- Streptococus:
+ Streptococus Lactic có khả năng lên men 30oC đối với sữa, đường gluco, manto, lacto, galacto ; và các chủng lên men dị hình khác.
Gần đây, người ta nghiên cứu sản xuất phomai từ sữa dừa dưới tác dụng của vi khuẩn Streptococcus diacetylactis, trong đó chọn lọc được 2 chủng có khả năng lên men và tạo hương tốt nhất. Giống được bảo quản trong môi trường sữa và giữ trong tủ đông. Điều kiện nuôi cấy của vi khuẩn Streptococcus diacetylactis như sau:
- Nhiệt độ nuôi cấy: sinh trưởng và lên men mạnh nhất khi nuôi cấy ở 28oC; phát triển khá ở 35oC và thấp nhất ở 20oC.
- Môi trường nuôi cấy: Sau nhiều thử nghiệm cho thấy môi trường tốt nhất là môi trường sữa bột gầy bổ sung glucose và nước chiết nấm men.
 
  • Like
Reactions: Vũ Linh Chii

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Thấy hay quá nên chia sẻ cho mọi người xem nèr104(Nhưng có điều nhiều cái cao siêu quá không hiểu:D
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NƯỚC MẮM
-Nước mắm là dung dịch đạm mà chủ yếu là các acid amin, được tạo thành do quá trình thủy phân protein cá nhờ hệ enzym protease có trong cá. Ngoài ra nước mắm còn dùng để chữa một số bệnh như đau dạ dày, phỏng, cơ thể suy nhược, cung cấp năng lượng.
Nước mắm được sản xuất ở hầu hết các nước Châu Á. Mỗi nước có kiểu sản xuất khác nhau tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan khác nhau
Tên các loại nước mắm và tỷ lệ phối trộn tạo sản phẩm
Nước mắmĐiều kiện và thời gian lên men
Nhật Bản ShottsuruUwo - shoyuTỷ lệ 5 : 1 = Cá : Muối + gạo lên men và koji (3 : 1)Thời gian lên men : 6 tháng
Hàn QuốcJeot - kalTỷ lệ 4 : 1 = Cá : Muối (6 tháng)
Việt NamNước mắmTỷ lệ 3: 1 - 3 : 2 = Cá : Muối ( 4 - 12 tháng)
Thái LanNam - plaTỷ lệ 5 : 1 = Cá : Muối (5 - 12 tháng)
MalaysiaBuduTỷ lệ 5 : 1 - 3 :1 = Cá : Muối + đường + me( 3 - 12 tháng)
PhilippinePatis3 : 1 - 4 : 1 = Cá : Muối (3 - 12 tháng)
BrumaNgapi5 : 1 = Cá : Muối (3 - 6 tuần)
[TBODY] [/TBODY]
Giá trị dinh dưỡng của nước mắm
Các chất đạm

Chiếm chủ yếu và quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm. Gồm 3 loại đạm
- Đạm tổng số: là tổng lượng nitơ có trong nước mắm (g/l), quyết định phân hạng của nước mắm.
- Đạm amin: là tổng lượng đạm nằm dưới dạng acid amin (g/l), quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm
- Đạm amon: càng nhiều nước mắm càng kém chất lượng
Ngoài ra trong nước mắm còn chứa đầy đủ các acid amin, đặc biệt là các acid amin không thay thế: valin, leucin, methionin, isoleucin, phenylalanin, alanin.v.v .. Các thành phần khác có kích thước lớn như tripeptid, peptol, dipeptid. Chính những thành phần trung gian này làm cho nước mắm dễ bị hư hỏng do hoạt động của vi sinh vật.
Thành phần dinh dưỡng của nước mắm phụ thuộc vào nguyên liệu đem đi chế biến.
Các chất bay hơi
Rất phức tạp và quyết định hương vị của nước mắm.
Hàm lượng các chất bay hơi trong nước mắm mg/100g nước mắm
- Các chất cacbonyl bay hơi: 407-512 (formaldehyde)
- Các acid bay hơi: 404-533 (propionic)
- Các amin bay hơi: 9,5-11,3 (izopropylamin)
- Các chất trung tính bay hơi: 5,1-13,2 (acetaldehyde)
Mùi trong nước mắm được hình thành chủ yếu do hoạt động của vi sinh vật yếm khí trong quá trình sản xuất nước mắm tạo ra.
Các chất khác
- Các chất vô cơ: NaCl chiếm 250-280g/l và một số các chất khoáng như: S, Ca, Mg, P, I, Br.
- Vitamin: B1, B12, B2, PP.
Quá trình thủy phân của cá
Bản chất của quá trình sản xuất nước mắm
3764519485_c1bba14f4f.jpg

Bản chất của quá trình này chính là quá trình thủy phân protein trong cá nhờ hệ
3765316282_3b785f368c.jpg

Quá trình thủy phân protein đến acid amin là một quá trình rất phức tạp. Đặc hiệu của enzym là chỉ tác dụng lên một vài chất nào đó với vài kiểu liên kết nhất định, như enzym peptidase chỉ tác dụng lên mối nối liên kết peptid để thủy phân nối liên kết này:
3764519511_b80d493911.jpg

Sự tham gia của enzym trong quá trình thủy phân theo cơ chế xúc tác
3764519545_8b25ab7c7e.jpg

VớiE : enzym.
S : cơ chất (protein)
ES : hợp chất trung gian giữa enzym và cơ chất.
P : sản phẩm.
Sản phẩm chủ yếu của quá trình phân giải protein là acid amin và các peptid cấp thấp.
Sự tạo thành và chuyển biến hợp chất ES qua 3 bước:
* Bước 1: Enzym kết hợp với protein tạo thành phức chất enzym protein, bước này xảy ra khá nhanh, liên kết không bền.
* Bước 2: Xảy ra sự chuyển biến của các phân tử protein dẫn đến làm phá vỡ các mối liên kết đồng hóa trị tham gia vào phản ứng. Khi đó phức chất ES đồng thời xảy ra hai quá trình là sự dịch chuyển thay đổi electron, dẫn đến sự cực hóa của mối liên kết tham gia vào phản ứng và sự biến dạng hình học của nối liên kết đồng hóa trị trong phân tử protein cũng như trong trung tâm hoạt động của enzym, làm cho protein hoạt động, quá trình thủy phân dễ dàng hơn.
* Bước 3: Giai đoạn tạo thành các acid amin và peptid cấp thấp, giải phóng enzym.
Theo nghiên cứu của Beddow, ba bước tạo thành và chuyển hóa hợp chất ES tương ứng với 3 chặng đường biến đổi hợp chất nitrogen trong quá trình thủy phân cá.
- Pha 1 (0 - 25 ngày): Có sự gia tăng thể tích của phần chất lỏng nổi ở trên bề mặt sản phẩm và protein hòa tan.
- Pha 2 (80 - 120 ngày): Mô tế bào bị phá vỡ, protein của tế bào trở nên tiếp xúc với enzym, sản phẩm của quá trình tự phân protein được phóng thích. Hầu như tất cả mô tế bào đều bị phân hủy và biến mất sau 120 - 140 ngày.
- Pha 3 (140 - 200 ngày): Enzym phóng thích và tấn công vào các phần protein hòa tan. Đây là nguyên nhân làm thay đổi hợp chất Nitơ.
Ngoài ra đường, chất béo cũng bị phân giải thành rượu và các acid hữu cơ.
Các hệ enzym trong sản xuất nước mắm
Gồm 3 hệ enzym lớn
a. Hệ enzym Metalo-protease (Aminodipeptidase)
Hệ enzym này tồn tại trong nội tạng của cá và chịu được nồng độ muối cao nên ngay từ đầu nó đã hoạt động mạnh, giảm dần từ tháng thứ 3 trở về sau. Loại enzym này có hoạt tính khá mạnh, có khả năng thủy phân rộng rãi đối với các loại peptid. Đây là nhóm thủy phân enzym trung tính, pH tối thích từ 5-7, pI = 4-5, nó ổn định với ion Mg2+, Ca2+và mất hoạt tính với Zn2+, Ni2+, Pb2+, Hg2+..
b. Hệ enzym serin-protease
Điển hình là enzym tripsin, tồn tại nhiều trong nội tạng của cá. Ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất nước mắm hoạt động của nó yếu đến tháng thứ 2 và phát triển dần đạt giá trị cực đại ở tháng tứ 3 rồi giảm dần đến khi chượp chín (protein phân giải gần như hoàn toàn không còn ở dạng peptol). Hệ enzym này luôn bị ức chế bởi chuỗi acid amin trong cấu trúc của enzym. Để tháo gỡ chuỗi này phải nhờ đến hoạt động của men cathepsin B nhưng men cathepsin B dễ bị ức chế bởi nồng độ muối cao. Vì vậy để men cathepsin B hoạt động được người ta thực hiện phương pháp cho muối nhiều lần. Enzym serin-protease hoạt động mạnh ở pH từ 5-10, mạnh nhất ở pH=9.
c. Hệ enzym acid-protease
Có trong thịt và nội tạng cá, điển hình là enzym cathepsin D. Hệ enzym này dễ bị ức chế bởi nồng độ muối khoảng 15% nên thường nó chỉ tồn tại một thời gian ngắn ở đầu thời kỳ của quá trình thủy phân. Loại men này đóng vai trò thứ yếu trong quá trình sản xuất nước mắm.
Vi sinh vật trong sản xuất nước mắm
- Nguồn gốc: có từ nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị, môi trường (không khí, nước). Khi vi sinh vật xâm nhập vào chượp có các ảnh hưởng sau:
- Tham gia vào quá trình thủy phân protein nhưng rất yếu vì bị ức chế bởi nồng độ muối cao.
- Tham gia tích cực vào việc hình thành hương vị của nước mắm, chủ yếu là các vi sinh vật kỵ khí có khả năng sinh hương.
Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chế biến nước mắm
Nhiệt độ
Nhiệt độ tăng vận tốc phản ứng tăng, đến một nhiệt độ nào đó sẽ không tăng nữa và có thể giảm xuống do nhiệt độ cao làm cho hệ enzym serin-protease mất hoạt tính. Quá trình thủy phân kém.
- Nhiệt độ 30 - 47oC thích hợp cho quá trình chế biến chượp.
- Nhiệt độ 70oC trở lên hầu hết các hệ enzym trong cá mất hoạt tính.
Nâng nhiệt độ của chượp lên bằng cách phơi nắng, nấu hoặc sử dụng tôn nóng để che phân xưởng.
pH
Mỗi hệ enzym có pH tối thích khác nhau, vì vậy phải xem loại enzym nào nhiều nhất và đóng vai trò chủ yếu nhất trong quá trình sản xuất nước mắm để tạo pH thích hợp cho enzym đó hoạt động. Qua thực nghiệm cho thấy:
pH môi trường tự nhiên từ 5,5-6,5 enzym tripsin và pepsin hoạt động được, đồng thời ở pH này có tác dụng ức chế một phần vi khuẩn gây thối. Vì vậy ở môi trường tự nhiên có pH thích hợp cho quá trình sản xuất nước mắm hơn.
Lượng muối
Muối là nguyên liệu quan trọng cho quá trình sản xuất nước mắm, thiếu muối nước mắm không hình thành được.
Yêu cầu của muối trong sản xuất nước mắm phải là loại muối ăn, càng tinh khiết càng tốt, kết tinh hạt nhỏ có độ rắn cao, màu trắng óng ánh (không vón cục, ẩm ướt, vị đắng chát).
- Nồng độ muối thấp có tác dụng thúc đẩy quá trình thủy phân protein nhanh hơn, chượp mau chín.
- Nồng độ muối quá cao có tác dụng ức chế làm mất hoạt tính của enzym, quá trình thủy phân chậm lại, thời gian thủy phân kéo dài (protein bị kết tủa bởi muối trung tính bão hòa).
Để chế biến chượp nhanh cần xác định lượng muối cho vào trong chượp là bao nhiêu và lượng muối này phải thõa mãn 2 điều kiện:
- Không mặn quá để tránh ức chế hoạt động của enzym.
- Không nhạt quá để có đủ khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối.
Thường lượng muối cho vào khoảng 20-25% so với khối lượng cá. Nên thực hiện phương pháp cho muối nhiều lần và cần phải xác định số lần cho muối, tỉ lệ muối của mỗi lần và khoảng cách giữa các lần cho muối để không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước mắm.
Diện tích tiếp xúc
Muốn phản ứng xảy ra nhanh phải có sự tiếp xúc tốt giữa enzym và cơ chất. Các enzym trong cá tập trung nhiều ở nội tạng, nên để tăng tốc độ thủy phân người ta tìm cách tăng diện tích tiếp xúc giữa enzym và thịt cá. Có thể dùng các biện pháp:
- Phương pháp xay nhỏ cá:
+ Xay nhỏ cá diện tích tiếp xúc sẽ lớn nhưng protein dễ bị biến tính do tác dụng cơ học.
+ Enzym phân tán nhưng phân tán rất rộng ra môi trường nước làm cho nồng độ enzym loãng ra. Khi chượp chín đem kéo rút sẽ gặp hiện tượng tắt lù.
- Phương pháp đập dập: Cá đập dập sẽ giữ được hình dạng ban đầu, cơ thịt bên trong bị mềm ra, tổ chức cơ thịt lỏng lẻo giúp enzym dễ ngấm vào trong thịt. Cá đập dập xương cá không bị vỡ vụn, khi chượp chín kéo rút dễ dàng.
- Phương pháp cắt khúc: thịt cá vẫn còn chắc nên enzym khó ngấm vào hơn phương pháp đập dập, protein ở mặt ngoài dễ bị biến tính do tiếp xúc với dung dịch có nồng độ muối cao.
Như vậy để tăng diện tích tiếp xúc sử dụng phương pháp đập dập kết hợp với đánh khuấy chượp là tốt nhất.
Bản thân nguyên liệu
Những loài cá khác nhau, thành phần hóa học và cấu trúc cũng khác nhau, nhất là hệ enzym trong cá vì vậy tạo ra loại nước mắm có chất lượng khác nhau.
- Cá tươi chế biến chất lượng tốt hơn cá ươn.
- Loại cá có kết cấu cơ thịt lỏng lẽo, mềm mại, ít vảy dễ chế biến hơn loại cá cứng, chắc, nhiều vảy.
- Nếu cá có nhiều mỡ thì nước mắm có mùi ôi khét khó chịu, mùi chua (do sự thủy phân chất béo thành acid béo và glycerid) hoặc khét do oxy hóa chất béo.
- Cá sống ở tầng nước mặt và giữa như cá thu, cá cơm, cá nục, cá mòi... cho chất lượng nước mắm tốt nhất vì nó ăn được thức ăn ngon nên dinh dưỡng và thành phần đạm cao.
- Cá sống ở tầng nước dưới và tầng đáy như cá phèn, cá mối cho nước mắm có chất lượng kém vì thiếu thức ăn (ăn rong, rêu, bùn hoặc thực vật dưới đáy) làm cho thịt cá thiếu dinh dưỡng và bụng cá có bùn đất ảnh hưởng đến màu sắc nước chượp
Phương pháp rút ngắn thời gian chế biến nước mắm
Có 2 phương pháp rút ngắn thời gian chế biến nước mắm
1. Tạo điều kiện tối ưu (5 yếu tố)
2. Sử dụng enzym từ các nguồn tự nhiên:
- Động vật: trong nội tạng của gia súc có hiện diện nhiều enzym thủy phân protease như: pepsin, tripsin, cathepsin.
- Thực vật: có một vài loại thực vật cũng có enzym protease như trong đu đủ có enzym papain, khóm có enzym bromelin
- Vi sinh vật: trong quá trình hoạt động sống nhiều hệ enzym sinh ra từ nấm mốc Aspergillus oryzae, Asp. niger.
* Phương pháp sử dụng
- Sử dụng dưới dạng thô: cho các nguyên liệu có enzym đó vào chượp với tỉ lệ nhất định.
- Sử dụng dưới dạng chiết xuất: chiết enzym từ các nguyên liệu trên thành dạng tinh chế sau đó cho vào trong chượp
Để rút ngắn thời gian chế biến nước mắm thường người ta đưa ra các biện pháp sau:
- Pha với nước mắm có hương vị tốt, sau đó để một thời gian cho nó ổn định
- Kéo rút qua bã chượp tốt, cách này cho hiệu quả đáng kể nhất vì nó trích ly hương vị bã chượp làm cho nước mắm ngắn ngày có hương vị thơm ngon hơn
- Phân lập những vi sinh vật gây hương trong chượp tốt sau đó cấy vào trong nước mắm kém hương hoặc sử dụng vi sinh vật gây hương này để sản xuất hương liệu rồi cho hương liệu này vào trong nước mắm kém hương.
Các phương pháp chế biến nước mắm
Phương pháp chế biến nước mắm cổ truyền

Nguyên lý
Có 3 phương pháp chế biến chượp cổ truyền
* Phương pháp đánh khuấy:
- Cho muối nhiều lần.
- Cho nước lã
- Đánh khuấy liên tục
* Phương pháp gài nén:
- Cho muối một lần hoặc nhiều lần
- Không cho nước lã
- Gài nén và không đánh khuấy
* Phương pháp hỗn hợp:
- Kết hợp giữa 2 phương pháp gài nén và đánh khuấy.
- Lúc đầu thực hiện phương pháp gài nén.
- Sau đó thực hiện phương pháp đánh khuấy
Phương pháp
3765316324_508fa74bc6.jpg

Qui trình công nghệ chế biến sản phẩm nước mắm cổ truyền
** Phương pháp chế biến nước mắm cải tiến
3764519583_38f1d4cc75.jpg

Sơ đồ qui trình chế biến nước mắm cải tiến
Đặc điểm: Tận dụng nguồn nguyên liệu cá đáy và cá nổi do :
- Cá đáy có chất lượng kém, chượp khó làm nên sử dụng phương pháp đánh khuấy rút ngắn thời gian chế biến càng nhanh càng tốt.
- Cá nổi do có chất lượng tốt nên sử dụng phương pháp gài nén có bổ sung thêm khóm nhằm tăng hương vị của nước mắm.
Phương pháp chế biến nước mắm bằng hóa học
1. Nguyên lý

Sử dụng hóa chất (HCl, H2SO4 , Na2CO3, NaOH) để thủy phân protein thịt cá thành các acid amin.
2. Phương pháp
3764519589_97c3714254.jpg

- Nguyên liệu: các loài thủy sản có đạm như tôm, cua, cá, nghêu, sò và nước muối cá cũ.
- Xử lý: làm sạch.
- Ngâm: trong dung dịch HCl thời gian một tuần, thỉnh thoảng đánh khuấy tạo cho nước mắm có màu sắc đẹp và thủy phân một phần protein trong cá.
- Thủy phân: sử dụng những kiệu, lu có ống sinh hàn đồng thời có thiết bị đánh khuấy để tránh cháy khét.
+ Nồng độ acid sử dụng là HCl 7N
+ Nhiệt độ: cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhiệt độ thích hợp nhất là 100-105oC, thủy phân trong thời gian 7-8 giờ.
+ Lượng acid: dựa vào nguyên liệu, nếu nguyên liệu có nhiều xương cứng, nhiều vảy cần lượng acid nhiều
- Trung hòa: sử dụng Na2CO3 nhiệt độ trung hòa 60-70oC, pH= 6,3-6,5.
- Lọc và điều chỉnh chất lượng sản phẩm:
+ Vớt chất béo nổi phía trên và lọc qua vải để giữ cặn, xương và xác chưa bị thủy phân.
+ Điều chỉnh nồng độ muối về khoảng 20oBé.
+ Điều chỉnh nồng độ đạm bằng cách đun ở nhiệt độ 60-70oC hoặc phơi nắng sau đó bổ sung bezoat Na với nồng độ 1%.
+ Kéo rút nước mắm qua bã chượp tốt hoặc trộn với nước mắm cốt.
Phương pháp chế biến nước mắm bằng vi sinh vật
Nguyên lý
Sử dụng hệ enzym protease trong nấm mốc Aspergilus oryzea để thủy phân protein thịt cá thành các acid amin ở điều kiện nhiệt độ và môi trường thích hợp.
Phương pháp
3764519619_4672562c13.jpg

Sơ đồ qui trình chế biến nước mắm bằng phương pháp vi sinh vật
- Xử lý: cá phải rửa sạch bùn, đất, tạp chất, cá to phải cắt nhỏ.
- Thủy phân:
+ Mốc: yêu cầu tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, hình thái khuẩn ty to và mập, tốt nhất là sau 2 ngày ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
+ Tỉ lệ giữa mốc và cá từ 3-4% tính theo chế phẩm mốc thô và cá xay nhỏ trộn với mốc.
+ Nước cho vào 5-10% để vừa đủ ngấm mốc, giúp men hoạt động tốt, nhiệt độ thủy phân 37-41oC, thời gian 10-15 ngày chượp sẽ chín.
+ Muối: sử dụng muối có tinh thể nhỏ, màu sáng, độ trắng cao, không vón cục, không bị chát, lượng muối cho vào 4-6% so với khối lượng cá
- Lọc: nước lọc và nước rửa bã bằng 30% so với khối lượng cá. Sau đó
+ Đun sôi:nhỏ lửa có tàc dụng khử mùi, vi sinh vật, chất bẩn.
+ Thêm muối vào để đạt đến độ mặn nước chấm.
+ Kéo rút dịch này qua bả chưởp tốt.
* Nhược điểm
- Nước mắm không có hương vị vì thời gian sản xuất ngắn.
- Nước mắm bị chua do tinh bột lên men lactic hoặc do sinh ra acid dễ bay hơi khi cá bị ươn.
- Đắng do xác vi sinh vật còn tồn tại hoặc do chất lượng của muối kém, có nhiều ion Ca2+, Mg2+.
Kiểm tra và bảo quản chượp nước mắm
Những hiện tượng hư hỏng của chượp
a. Chượp chua
- Hiện tượng: chượp bốc mùi chua, màu xám đượm mùi tanh hôi khó chịu.
- Nguyên nhân
+ Chua vì mặn đầu: do lượng muối lúc đầu quá nhiều, lượng muối này ngấm vào lớp thịt cá phía bên ngoài, bên trong và nội tạng chưa kịp ngấm muối làm cho thịt cá bị nhạt muối, xảy ra quá trình phân giải sinh ra nhiều acid bay hơi phức tạp như: glycogen, glucose bị phân giải yếm khí tạo ra acid lactic.Các chất này phân giải hiếu khí tạo acid acetic, acid butyric. Ngoài ra các chất béo bị thủy phân tạo glycerin và acid béo hoặc chất đạm khử amin thành acid béo.
3765316388_b1dba0ede1.jpg

+ Chua vì nhạt đầu: cá nhạt muối không đủ sức kiềm hãm sự phát triển của vi sinh vật, phân giải tạo nhiều acid bay hơi phức tạp làm phát sinh mùi chua, tanh thối nhanh chóng chuyển sang hư thối.
- Cách phòng chữa
+ Cần phải cho muối đều và đủ.
+ Náo đảo, phơi nắng và kéo rút qua bã chượp tốt.
+ Dùng rượu chuyển các acid sang dạng ester có mùi thơm hoặc trung hòa bằng NaHCO3.
+ Dùng thính để hấp phụ mùi.
+ Chua vì mặn đầu tiến hành cho thêm nước lã vào trong chượp và tiến hành chế biến chượp tiếp theo.
b. Chượp đen
- Hiện tượng: nước bị xám đen, cá nhợt nhạt và ở mức độ cao hơn nữa là cá bị đen.
- Nguyên nhân
+ Do cá có bùn đất tạp chất không những ở mang, nhớt bên ngoài mà ngay ở nội tạng của cá.
+ Do các sắc tố có trong da, thịt và nội tạng của cá như: Lutein, astaxanthin, taraxantin và những dẫn xuất khác như: sepiamelanin có trong mực.
+ Do sự phân hủy của các chất khác.
+ Do trộn muối không đều gây ngưng tụ nhóm amin và nhóm aldehyde.
3764519645_67b7c953a7.jpg

+ Sự oxy hóa các chất béo chưa bão hòa.
Những chất gây đen phần lớn có chứa S, khi phân hủy có thể hình thành H2S, CH3-HS cho màu đen, những chất này tác dụng với ion kim loại cũng cho màu đen.
3765316426_0d73583e60.jpg

- Cách phòng chữa
Tùy theo nguyên nhân có cách phòng chữa khác nhau.
+ Xử lý nguyên liệu ban đầu cho tốt.
+ Cần chọn lựa nguyên liệu ban đầu cho kỹ, tránh nhiểm bẩn.
+ Cho một ít thính rang kỹ và bã chượp tốt vào trong bã chượp bị đen, tiến hành đánh khuấy và tăng cường phơi nắng.
+ Dùng chất chống oxy hóa KMnO4, KClO3, H2O2 để oxy hóa các chất đen.
+ Khi chượp trở mùi kịp thời cho muối vào để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.
+ Đun sôi nước bổi, màu đen sẽ bị phá hủy do bay hơi, vi sinh vật bị tiêu diệt.
c. Chượp thối
- Hiện tượng: chượp thối bao giờ cũng đen và có mùi hôi thối nhưng chượp đen chưa chắc đã thối.
- Nguyên nhân:
Chủ yếu do muối quá nhạt hoặc sau khi cá đòi muối ta không kịp thời cho muối vào. Khi đó các vi sinh vật hoạt động phân hủy các chất có đạm chủ yếu là các acid amin thành các sản vật cấp thấp làm cho chượp bị thối.
Vd:
3764519679_79ccaf647d.jpg

- Cách phòng chữa
+ Cần xử lý nguyên liệu cho tốt để tránh nước mưa vào.
+ Dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, không để chượp ở nơi ẩm thấp, bẩn thỉu.
+ Cần áp dụng đúng kỹ thuật chế biến, đồng thời cần nắm vững hiện tượng cá đòi muối để cho muối đủ, đúng và kịp thời.
Nếu chượp bị thối rồi rất khó chữa.
+ Có thể trộn với chượp khác và đem nấu.
+ Chượp bị nước mưa nhiểu vào thì có thể múc riêng phần đó ra cho muối vào, tăng cường phơi nắng náo đảo.
d. Nước mắm thối và cách phòng chữa
- Hiện tượng: nước mắm thối nổi lên những bọt nhỏ và dần dần nước bị đục, cá màu nâu xám đến xanh và xông lên mùi hôi thối.
- Nguyên nhân:
+ Chượp chưa chín chỉ mới phân giải đến sản vật trung gian dễ bị đóng vón, keo tụ mà ta đem kéo rút.
+ Do nước mắm lọc không trong (còn lại xác cũ).
+ Do nước hâm bị nhạt muối hay quá nóng tạo nhiệt độ và môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển.
+ Do bể thùng lọc hoặc dụng cụ chứa không sạch sẽ có khi lẫn cả xác chượp sống.
+ Do nước mắm bị nước mưa hay nước lã đổ vào.
- Cách phòng chữa:
+ Cần tránh những nguyên nhân trên.
+ Cách chữa duy nhất hiện nay là dùng nhiệt độ làm bay hơi mùi hôi thối.
Các chỉ tiêu phân loại, kiểm tra chượp nước mắm
a. Phân loại chượp
Chia làm 3 loại
- Chượp loại A: gồm tất cả các loại chượp của cá nổi như: cá cơm, cá nục, cá linh. Chượp tốt loại này dùng để sản xuất nước mắm thượng hạng.
- Chượp loại B: gồm các loại chượp của cá nổi có chất lượng kém hơn và các loại chượp của cá khác có chất lượng tốt. Chượp này dùng để sản xuất nước mắm đặc biệt và loại I.
- Chượp loại C: là chượp của những loại cá đáy có chất lượng xấu như cá phèn, cá mối...
b. Chỉ tiêu đánh giá chượp chín
* Cảm quan
- Màu sắc: màu nâu tươi, nâu xám hoặc xám. Riêng nước cốt có màu vàng rơm đến cánh gián.
- Mùi thơm đặc trưng, không có mùi chua, mùi lạ.
- Trạng thái
+ Đối với chượp gài nén: cá còn nguyên con, nếu sẽ ra thịt cá tách khỏi xương, nếu khuấy thịt sẽ nát vụn.
+ Đối với chượp đánh khuấy: cá nát nhuyển, cái chượp sáng, khi đánh khuấy không có hiện tượng sủi bọt.
* Hóa học: có 2 yếu tố
Tỉ lệ nitơ amin trên đạm toàn phần của nước cốt.
+ Đối với chượp cá nổi tỉ lệ này > 45%.
+ Đối với chượp cá đáy tỉ lệ này > 40%.
* Một vài phương pháp khác
- Phương pháp phơi nắng hoặc sấy ở 50oC, nếu nước mắm đó không có biến đổi gì so với mẫu đối chứng là nước mắm đã chín. Nếu màu từ vàng rơm hoặc cánh gián chuyển sang vàng nhạt mất hương vị đặc trưng, vẫn đục thì chượp chưa chín.
- Phương pháp lắng đọng: người ta sử dụng phương pháp cơ học lắc mạnh mẫu nước mắm, lắc 30-40 lần sau đó để yên 20 phút, nếu mẫu nước mắm đó không có biến đổi gì so với mẫu đối chứng đó là chượp đã chín.
c. Tiêu chuẩn của nước mắm thành phẩm
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước mắm
LoạiChỉ tiêuĐặc biệt (g/l)Loại 1Loại 2
Nitơ tổng số201511
Nitơ amin8,56,54
Nitơ amoniac<543
Muối250 - 265260 - 280265 - 285
Thời gian bảo quản (ngày)15010070
[TBODY] [/TBODY]
d. Pha chế nước mắm
Giả sử ta có: Nước mắm cốt AoN
Nước mắm ngang BoN
AoN > 15 > BoN
Pha thành nước mắm có 15oN. Tỷ lệ sử dụng
3764519709_e4b366af37.jpg

e. Bảo quản nước mắm
Nhờ muối và hàm lượng đạm cao, tạo áp suất thẩm thấu lớn ức chế hoạt động của vi sinh vật. Hàm lượng đạm cao thời gian bảo quản rất dài từ hàng năm đến hàng chục năm nhưng hương vị kém đi.
Dụng cụ chứa phải vệ sinh sạch sẽ
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát có gas

Quy-tr%C3%ACnh-c%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-gi%E1%BA%A3i-kh%C3%A1t-c%C3%B3-gas.png


1. Chuẩn bị nước

Nguồn nước sử dụng là nước giếng của khu công nghiệp sẽ được đưa qua hệ thống xử lý nước của công ty. Thông qua xử lý tinh, xử lý tia cựa tím rồi qua hệ thống tách RO để tạo thành nước tinh khiết.
2. Gia nhiệt nấu

Nguyên liệu được chuẩn bị gồm: đường và nước.
Mục đích
+ Mục đích chính của công đoạn này là nấu đường thành syrup để chuẩn bị cho công đoạn phối trộn hương liệu và một số phụ gia theo công thức.
+ Giúp các cấu tử đường đồng nhất vào hỗn hợp. Đường saccharose chuyển hóa thành đường khử làm tăng tính ổn định của sản phẩm và làm tăng vị ngọt dịu.
+ Chuẩn bị cho công đoạn phối trộn hương liệu tiếp theo.
Phương pháp thực hiện
+ Cho nước vào bồn nấu có cánh khuấy bằng motơ điện, sau đó cho đường (RE và DE) vào bồn sao cho lượng nước bằng 5 lần tổng khối lượng đường. Áp suất hơi gia nhiệt được điều chỉnh lên 26 Psi. Nhiệt độ khối dịch đường khoảng 90oC.
+ Nấu khoảng 2 giờ đến khi dung dịch đạt 90oC, xuất hiện bong bóng sôi và đồng nhất thì thực hiện tiếp công đoạn tiếp theo.
Thiết bị sử dụng
Trong công đoạn này, thiết bị chính được sử dụng là nồi nấu có cánh khuấy bằng motơ điện.
Thông số hoạt động
+ Nhiệt độ: 900C
+ Tốc độ khuấy: 120vòng/phút
3. Phối trộn hương liệu, màu, acid điều vị

Mục đích
+ Hòa tan các cấu tử hương liệu, màu, acid điều vị vào dung dịch. Tạo hương vị đặc trưng cho sản phẩm.
Phương pháp thực hiện
+ Khi nhiệt độ khối syrup đạt 90oC thì tiến hành cho hỗn hợp các phụ gia, màu và acid điều vị vào rồi tiếp tục khuấy cho đồng nhất.
+ Tiếp tục cho nước vào nồi nấu để đạt nhiệt độ khối syrup ở 80oC thì cho hỗn hợp hương liệu vào. Ngừng gia nhiệt, xả van hơi quá nhiệt từ nồi ra ngoài và vẫn tiếp tục khuấy.
Thiết bị sử dụng
+ Ở công đoạn này, tất cả dung dịch vẫn còn trong nồi nấu syrup. Thông số nhiệt độ giai đoạn cho phụ gia và màu là 90oC, nhiệt độ được hạ xuống còn 80oC khi cho hỗn hợp hương. Tốc độ cánh khuấy không thay đổi và được duy trì ở mức 120vòng/phút.
4. Lọc

Mục đích
+ Loại bỏ các tạp chất trong quá trình thao tác thực hiện và trong quá trình vận hành máy. Loại bỏ các tạp chất vật lý có thể có trong nguyên liệu đường và nước.
+ Chuẩn bị cho công đoạn bão hòa CO2
Phương pháp thực hiện
+ Syrup được tháo ra khỏi nồi nấu và qua màng lọc để loại bỏ các tạp chất có trong syrup.
Thiết bị sử dụng
+ Thiết bị sử dụng là nồi nấu và màng lọc ở ống tháo liệu. Nhiệt độ quá trình được duy trì ở 800C.
5. Bão hòa CO2

Bão hòa CO2 là quá trình nạp CO2 vào trong nước giải khát đến một giá trị nồng độ nhất định tùy theo yêu cầu công nghệ.
Trong công đoạn này, sử dụng CO2 tinh khiết dùng trong thực phẩm dạng lỏng được cung cấp từ các nhà máy sản xuất bia, cồn được nén với áp suất cao trong các bình nén.
DSC_0025%20copy.jpg

Mục đích
+ Bão hòa CO2 giúp cho sự tiêu hóa tốt, tăng cường khả năng chống vi sinh vật, giúp bảo quản sản phẩm lâu hơn.
+ Góp phần tạo hương vị đặc trưng của sản phẩm có gas, mặc dù bản thân CO2 không có vị nhưng khi hòa tan trong nước sẽ tạo ra một lượng nhỏ acid cùng với vị chua của acid trong hương liệu đủ tạo nên vị chua cho dung dịch.
+ Các bọt khí CO2 tự do kích thích vòm miệng, chúng sủi lên trên bề mặt làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn.
+ Chuẩn bị cho công đoạn chiết rót và ghép mí.
Phương pháp thực hiện
+ Dịch bán thành phẩm sau khi lọc sẽ được chuyển vào các bồn nạp CO2 và thêm nước để đạt thể tích tính toán trước là 1500 lít.
+ Tiến hành hạ nhiệt dung dịch bán thành phẩm trong bồn xuống 0 – 2oC bằng các ống truyền nhiệt được bố trí dạng xoắn bên trong bồn. Ở nhiệt độ này tạo điều kiện thích hợp cho CO2 ngậm trong nước nên ta tiến hành nạp khí CO2 vào
+ Sau khi nhiệt độ đạt 0 – 2oC thì tiến hành nạp CO2 từ bình CO2 lỏng.
+ Quá trình hấp thụ CO2 thường kéo dài khoảng 2 – 3 giờ, để hấp thụ CO2 tốt thì phải nạp CO2 từ từ để tạo điều kiện cho sự trao đổi trong và ngoài sẽ giúp cho CO2 hấp thụ đều trong dung dịch.
+ Kết thúc quá trình nạp CO2 ta thu được dung dịch nước ngọt bán thành phẩm.
Thiết bị sử dụng
+ Thiết bị được sử dụng trong quá trình là bồn nạp CO2 thể tích 1500 lít.
Thông số quá trình
+ Nhiệt độ: 5oC
+ Áp suất: 2 – 4 at
+ Thời gian nạp: 6 giờ
+ Brix yêu cầu: 12 – 15oBx
6. Chiết rót – ghép nắp

Mục đích
+ Định lượng lon sản phẩm 330 ml.
+ Ghép mí để bảo quản sản phẩm. Tạo giá trị cảm quan tốt đối với người sử dụng.
+ Thuận lợi cho quá trình phân phối, vận chuyển sản phẩm.
Phương pháp thực hiện
+ Bán thành phẩm sau khi nạp bão hòa CO2 thì tiến hành bơm lên bồn và chuẩn bị chuyển vào bồn chiết của máy chiết lon.
+ Chiết cùng lúc 24 lon, và từng lon sẽ được băng chuyền chuyển vào máy ghép nắp. Thể tích mỗi lon là 330ml.
+ Sau khi ghép nắp, băng chuyền sẽ chuyển lon thành phẩm ra khu vực tiếp nhận để chuẩn bị cho công đoạn xử lý nhiệt tiếp theo trước khi đưa vào khu vực bao gói thành phẩm.
Thiết bị sử dụng
Cấu tạo hệ thống chiết đẳng áp gồm
– Băng tải chuyển lon vào.
– Bộ phận chiết rót gồm 24 vòi được gắn với hệ van tự động khóa và mở, do hệ lập trình POC điều khiển.
– Băng tải chuyển lon ra. Tất cả băng tải được điều khiển bằng mô tơ giảm tốc sử dụng nguồn điện 220V, công suất 0.5Kw/h.
7. Xử lý nhiệt

Mục đích
+ Các lon bán thành phẩm sau khi tạo thành có nhiệt độ 1 – 20C nên ta phải xử lý nhiệt để nâng lên nhiệt độ thường tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đóng gói, vận chuyển và bảo quản.
Phương pháp thực hiện
Lon bán thành phẩm được xếp vào các rổ sẽ được hệ thống cẩu chuyển đến bồn nước để giải nhiệt (lon nước ngọt từ 1 – 20C sẽ được giải nhiệt lên nhiệt độ thường khoảng 300C). Nhờ đặc tính cảm quan của người công nhân để biết thời điểm kết thúc quá trình giải nhiệt.
8. Hoàn thiện sản phẩm

Mục đích
Tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, thuận tiện cho quá trình vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ. Ngoài ra việc dán nhãn, vô thùng còn nhằm cung cấp thông tin về sản phẩm, góp phần quảng bá thương hiệu cho công ty.
Phương pháp thực hiện
Các lon sau khi xử lý nhiệt, sẽ tiến hành để ráo sau đó được chuyển đến hệ thống bao gói màng co và vào lốc rồi cho vào khay để tạo ra thành phẩm. Tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng mà có các kiểu bao gói sản phẩm là khác nhau như 12 lon/thùng, 24 lon/thùng, 24 lon/khay,…Tiếp theo, xếp các khay/thùng thành phẩm lên balet và chuyển đến khu thành phẩm.
Thiết bị sử dụng
Trong công đoạn này có sử dụng máy rút màng co trong quá trình vào lốc và vào khay.
Cấu tạo máy rút màng co
– Hệ thống băng chuyền tải, điều khiển bằng mô tơ sử dụng nguồn điện 3 pha 380V.
– Bồn nhiệt, trong bồn nhiệt chứa điện trở (gồm 4 thanh điện trở), sử dụng nguồn điện 220V.
– Hệ thống quạt, điều khiển bằng mô tơ sử dụng nguồn điện 3 pha 380V.
– Quạt giải nhiệt.
– Bộ điều khiển.
 
  • Like
Reactions: levietdung12352

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Quy trình sản xuất bánh bông lan
banh_bong_lan_9b6667191c01d273d6474a5d22b80798.jpg

Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy trình sản xuất bảnh bông lan trong công nghiệp, với những hiểu biết còn hạn hẹp nên bài viết sẽ không tránh nhiều thiếu sót, mong bạn đọc thông cảm và góp ý bình luận để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Nội dung chính được trình bày theo trật tự sau:
- Nguyên liệu
- Quy trình công nghệ
- Thuyết minh quy trình công nghệ
- Tiêu chuẩn sản phẩm
Bài viết chỉ tập trung vào các ý chính, nhưng cũng giúp người đọc hiểu và có thể ứng dụng được.
1. Nguyên liệu chính
Bột mì: thành phần gồm Glucid chiếm 70 - 90 % chất khô, protein chiếm 8-25% chất khô, lipid chiếm 2-3% chất khô, còn lại là chất khoáng, vitamin, enzym.
- Chỉ tiêu chất lượng bột mì:
Cảm quan:
Màu sắc: trắng hoặc trắng ngà đặc trưng
Mùi: mùi của bột tự nhiên, không có mùi vị lạ
Vị: không có vị chua
Tạp chất vô cơ: không lẫn cát, đất, sắt
Vật lý
Độ mịn:
Còn trên rây 420 μm : không lớn hơn 20%
Qua rây 118 μm : không nhỏ hơn 80%
Hóa học
Độ ẩm: không lớn hơn 13,5%
Hàm lượng Gluten khô: 8-10%
Hàm lượng tro: Không lớn hơn 0,75%
Độ chua: không lớn hơn 3,5 (số ml NaOH 1N để trung hòa các acid có trong 100 g bột)
Tạp chất Fe: không lớn hơn 30 mg/kg
Dư lượng hóa chất trừ sâu: nằm trong giới hạn cho phép
Vi sinh
Nấm độc: không có
Vi nấm: không có
- Nguyên liệu phụ
Chất tạo ngọt
Đường kính: độ ẩm 0,14%, đường khử 0,15%, độ acid (pH) 7, độ tinh khiết 99,75%, tỉ lệ tro 0,15%
Đường nghịch đảo, sorbitol
Nước
Chỉ tiêu hóa học của nước
Độ đục: < 1,5 g/l
Hàm lượng cặn không tan: < 10 mg/l
Độ pH: 6 - 8,5
Độ cứng toàn phần: < 300 mg CaCO3/l
Hàm lượng Clorua: < 0,1 mg/l
Hàm lượng sắt tổng số: < 0,01 mg/l
Chỉ tiêu sinh học của nước
Tổng số vi khuẩn hiếu khí: < 200 khuẩn lạc/1 ml
Tổng số Coliforms, khuẩn lạc/100 ml: không được có
Chất béo: Shortening, dầu ăn, trứng, muối, sữa
Phụ gia
Chất nhũ hóa: leicithin, môn và diglycerid của acid béo, esterpolyglycerol của chất béo.
Chất bảo quản: canxi propionat
Chất tạo xốp: dùng kết hợp NaHCO3 và (NH4)2CO3
Chất điều vị: acid malic, acid citric
Mạch nha
Chất tạo màu: tatrazin (vàng chanh)
2. Quy trình công nghệ
Sơ đồ sản xuất quy trình 1

Sơ đồ sản xuất quy trình 2

3. Thuyết minh quy trình công nghệ
Quá trình rây

Mục đích: Chuẩn bị cho quá trình nhào bột
Các biến đổi: bột không còn tạp chất, mịn hơn
Thiết bị: mấy rây rung

Thông số thiết bị
Biên độ (mm): 3
Số vòng quay trong 1 phút: 1500
Tải trọng riêng: (kg/h.cm): 84
Kích thước lỗ rây (Mesh): 12 -20
Quá trình phối trộn nguyên liệu phụ và phụ gia
Mục đích: Chuẩn bị phối trộn các nguyên liệu phụ thành nhũ tương, chuẩn bị cho quá trình nhào trộn với bột
Các biến đổi
Biến đổi vật lý: nhiệt độ tăng nhẹ
Biến đổi hóa lý: tạo thành hệ nhũ tương đồng đều, hòa tan các chất khí: CO2. O2, ...
Thiết bị sử dụng: máy phối trộn theo mẻ

Thông số thiết bị
Nhiệt độ làm việc: 0 - 100 oC
Tốc độ khuấy: 60 - 120 vòng/phút
Thời gian: 10 phút
Quá trình nhào
Mục đích: Chuẩn bị quá trình nhào trộn nhũ tương với bột mì tạo mạng gluten đồng nhất, thuận lợi cho quá trình dập hình
Hoàn thiên: các chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm có độ dai, độ giòn, độ xốp do mạng gluten được tạo thành, khối bột nhào có độ dai và có khả năng giữ khí
Các biến đổi
Biến đổi vật lý: nhiệt độ khối bột nhào tăng do ma sát, độ nhớt tăng
Biến đổi hóa lý:
Khối bột chuyển sang dạng paste
Protein hút nước, hạt tinh bột trương nở, tạo trạng thái dẻo
Biến đổi hóa học
Sự biến tính của protein dưới tác dụng cơ học
Gliadin, glutenin sẽ liên kết với nhau bằng liên kết hidro, cầu disulfur
Thiết bị sử dụng: máy nhào trộn trục đứng (quy trình 1)

Thông số công nghệ
Thời gian nhào: 40 phút
Nhiệt độ nhào: 35 oC
Độ ẩm bột nhào: 25%
Tốc độ khuấy: 20 vòng/phút
Máy nhào trộn liên tục (quy trình 2)

Quá trình tạo hình
Hoàn thiện: tạo hình dáng đẹp làm tăng giá trị hàng hóa sản phẩm
Thiết bị sử dụng: máy cán - dập hình
Quá trình nướng
Chế biến: nhiệt độ cao làm chín sản phẩm
Bảo quản: nhiệt độ nướng cao (trên 200 oC), tiêu diệt vi sinh vật
Các biến đổi
Biến đổi vật lý:
Biến đổi về khối lượng: khối lượng giảm do mất nước
Biến đổi về nhiệt độ: nhiệt độ tăng, nhiệt độ vỏ bánh cao hơn tâm bánh
Biến đổi hóa học
Tinh bột hồ hóa một phần, vafbij thủy phân tạo dextrin, đường.
Xảy ra phản ứng Maillard trong giai đoạn đầu của nướng (nhiệt độ thấp)
Xảy ra phản ứng Caramel làm mất đường nhưng tạo màu nâu sản phẩm
Biến đổi cảm quan: hình thành hương vị, màu sắc đặc trưng cho sản phẩm
Thiết bị sử dụng: lò nướng đường hầm

Thông số công nghệ
Nhiệt độ đạt được: 190 - 205 oC
Thời gian nướng: 8 - 9 phút
Quá trình làm nguội
Mục đích: Chuẩn bị cho quá trình bao gói
Các biến đổi
Biến đổi vật lý: nhiệt độ bánh giảm
Thiết bị sử dụng: băng tải làm nguội

Thông số công nghệ
Tốc độ làm nguội: 14m/phút
Quá trình bao gói
Mục đích
Mục đích bảo quản: bánh dễ bị hút ẩm ở điều kiện môi trường nên phải bảo quản trong các bao bì chống thấm dầu nước.
Thiết bị sử dụng:
Thông số thiết bị
Vật liệu bao bì: OPP, PP
Tốc độ dán túi: 0 - 16 m/phút
Phạm vi nhiệt độ: 0 - 300 oC
Lượng tải băng tải: nhỏ hơn 5 kg
So sánh đánh giá giữa 2 quy trình
Thời gian: quy trình 1 dài hơn
Chất lượng sản phẩm
Quy trình 1: Chất lượng kém hơn
Quy trình 2: Chất lượng đồng đều, tốt hơn
Thiết bị
Quy trình 1 so với quy trình 2
Mức độ tự động hóa thấp hơn
Mức độ vệ sinh thấp hơn
Tính linh động của thiết bị cao hơn
Tính cồng kềnh của thiết bị cao hơn
Tỷ lệ phế thải
Quy trình 1 so với quy trình 2 là cao hơn
4. Tiêu chuẩn sản phẩm
Chỉ tiêu bánh Bông lan tính trên 1 đơn vị bánh Solite của Kinh Đô (21g)

Cảm quan
Màu sắc: màu vàng tươi đặc trưng
Mùi: mùi thơm đặt trưng
Vị: Ngọt nhẹ
Cấu trúc: Xốp, mềm
Tạp chất: không có tạp chất
Hóa học
Độ ẩm: <= 25%
Chất béo tổng: 5g
Chất béo bảo hòa: 2g
Glucid tổng: 11 g
Cholesterol: 11 mg
Protein: 1g
Đường: 5g
Hàm lượng tro không tan trong HCl 10 %: < 0,1%
Calcium: 14 mg
Sắt: 0,2 mg
Dietary fiber: 0,4 g
Vi sinh
Tổng số vi khuẩn hiếu khí: 104 khuẩn lạc/g
Tổng số nấm men, nấm mốc: 100 khuẩn lạc/g
Coliforms: 10 khuẩn lạc/g
 
Last edited:

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Công nghệ sản xuất bánh mì

banh-mi_6e552e18b9dcf6737d8eea4b9bc8a450.jpg
-
Trong cuộc sống hiện nay , chúng ta đâ rất quen với việc sử dụng bánh mì làm thức ăn hàng ngày. Trên thị trường có rất nhiều loại bánh mì khác nhau, nhưng trong khuôn khổ bài này chúng tôi chỉ nói đến bánh mì thông thường là bánh mì trắng
-Bánh mì trắng : làm từ lúa mạch vàng và bột mì thông thường
-Bánh mì đen : làm từ bột thô của lúa mạch đen .
Bành mì đen ít xuất hiện trên thị trường Việt Nam do mùi vị và màu sắc lạ hơn so với bành mì thông thường . Bánh mì đem được sử dụng chủ yếu ở nước Nga và các nước Đông Âu.
Các thành phần hoá học của bột mì:
Thành phần hoá học của bột mì (tính theo %KL) và nhiệt lượng (cal/100g)
Glucid: chiếm tới 70 – 80% chất khô. Trong đó:
Đường : 0,6 – 1,8%
Dextrin : 1 – 5%
Tinh bột : 80%
Pentozan :1,2 – 3,5%
Xenlulose : 0,1 – 2,3%
Hemixenlulose :2 – 8%
Glucid ảnh hưởng tới chất lượng bánh. Đường cần thiết cho quá trình lên men ở giai đoạn đầu khi mà bản thân amilase của nấm men chưa kịp thuỷ phân tinh bột thành đường maltose.
Tinh bột khi nướng bánh bị hồ hoá một phần và hút nước, lượng nước này do protein bị biến tính ở nhiệt độ cao sinh ra, vì vậy ruột bánh khô và đàn hồi.
Dextrin và pentozan có ảnh hưởng xấu tới chất lượng bánh vì dextrin không hút nước nên nếu nhiều dextrin ruột bánh ướt và ít đàn hồi, còn pentozan dễ keo hoá làm tăng độ nhớt và độ dính của bột nhào.
Cellulose và hemicellulose cơ thể người không tiêu hoá được nên trong bột càng ít càng tốt, hàm lượng hai chất này trong bột mì hảo hạng và loại I ít hơn trong loại II và loại thô.
Protid: chiếm khoảng 8 – 25%.
Cấu trúc phân tử protid có ảnh hưởng tới chất lượng gluten, chất lượng của gluten ảnh hưởng quyết định tới chất lượng của bánh. Nếu tỷ lệ mối liên kết disulfua trội hơn nghĩa là protid có cấu trúc bậc ba và bậc bốn nhiều hơn thì gluten của bột chặt hơn , sức căng lớn hơn, chất lượng bánh tốt hơn.
Protid của bột mì chủ yếu là dạng đơn giản:protein. Protein của bột mì gồm cả bốn nhóm: albumin, globulin, gliadin, glutenin. Nhưng hai nhóm sau là chủ yếu, chiếm tới 70 – 80%. Chính hai nhóm này khi nhào với nước tạo thành mạng phân bố đều trong khối bột nhào. Mạng này vừa dai vừa đàn hồi, có tác dụng giữ khí khi khối bột nhào nở và được gọi là gluten.
Hàm lượng gluten ướt trong bột mì khoảng 15 – 35% tuỳ thuộc vào hàm lượng protein của bột. Chất lượng của gluten được đánh giá bằng các chỉ số vật lý như: màu sắc, độ đàn hồi, độ dai và độ dãn. Bột có gluten chất lượng cao thì đàn hồi tốt, độ dai cao và độ dãn trung bình, bánh sẽ nở và ngon.
Trường hợp gluten yếu nghĩa là độ dãn lớn, độ dai thấp, ít đàn hồi thì bột nhào dinh, bánh ít nở và bị bè ra.
Để tăng chất lượng gluten khi nhào bột có thể bổ sung các chất oxi hoá: acid ascorbic, kali bromat, peoxit…., ngược lại những chất khử sẽ làm giảm chất lượng gluten.
Lipid : khoảng 2 – 3%. Trong đó ¾ là chất béo trung tính, còn lại là phosphatid, sterin, sắc tố và sinh tố tan trong chất béo. Trong bảo quản, chất béo dễ bị phân huỷ, giải phóng acid béo tự do, ảnh hưởng tới độ acid và vị của bột, đồng thời cũng ảnh hưởng tới gluten.
Trong bột mì có khoảng 0,4 – 0,7 % phosphatit thuộc nhóm lecithin. Lecithin là chất béo háo nước, có hoạt tính bề mặt cao, nhũ hoá tốt nên có tác dụng làm tăng chất lượng bánh
Hệ enzyme trong bột mì:
Enzyme trong bột có đầy đủ các hệ trong hạt mì, tuy nhiên trong sản xuất cần đặc biệt lưu ý protease và amilase.
Protease phân giải protein cấu trúc bậc ba, do đó gluten bị vụn nát làm giảm chất lượng bột nhào. Protease bột mì có hoạt độ mạnh ở 45 – 470C và pH = 4,5 – 5,6. Khi bổ sung chất khử thì hoạt độ của protease tăng nhưng với chất oxy hoá và muối ăn thì bị kìm hãm.
Amylase thuỷ phân tinh bột giúp cho bột nhào lên men nhanh và tăng chất lượng bánh vì lượng đường trong bột không đủ cho quá trình lên men. Tác dụng tích cực này chỉ đối với beta-amylase vì nó thuỷ phân tinh bột thành maltose, còn alfa-amylase thuỷ phân tinh bột thành dextrin mà dextrin thì liên kết với nước kém làm cho ruột bánh bị ướt, do đó làm giảm chất lượng bánh.
Định lượng nguyên liệu:
Để đạt tỉ lệ thích hợp giữa các thành phần cho qui trình sản xuất bánh mì.
Tỷ lệ phối trộn : 8 kg bột + 3 lít nước + 189 g nấm men + 80 g muối + 16 viên vitamine C + 16 quả trứng.
Nhào bột lần 1:
- Cho bột, muối, nước như trên nhào trong 5 phút bằng máy nhào để tạo điều kiện cho khối bột nở, thành một khối đồng nhất.
- Protide của bột mì chủ yếu là dạng đơn giản gọi là protein. Protein của bột mì gồm cả 4 nhóm: albumin, globulin, gliadin, và glutenin. Nhưng 2 nhóm sau là chủ yếu, chiếm tới 70 - 80%.Chính hai nhóm này khi nhào với nước tạo thành mạng phân bố đều trong khối bột nhào. Mạng này vừa dai, vừa đàn hồi, có tác dụng giữ khí làm khối bột nhào nở và được gọi là gluten. Bột có gluten có chất lượng cao thì đàn hồi tốt, độ dai cao, độ dãn trung bình bánh sẽ nở và ngon. Trường hợp gluten yếu nghĩa là độ dãn lớn, độ dai thấp, ít đàn hồi thì bột nhào dính, bánh ít nở và bè ra.
- Muối : để tạo vị cho sản phẩm. Ngoài ra, muối còn có tác dụng kìm hãm hoạt độ của E.protease - là enzyme có trong bột mì. Enzyme này phân giải protein bậc 3 do đó gluten bị vụn nát, làm giảm chất lượng bột nhào.
Nhào bột lần 2:
- Nấm men: cho vào khối bột để nấm men phát triển sinh khối.
- Vit C : để tăng chất lượng gluten khi nhào bột, vì vit C có tác dụng kìm hãm E. protease. Ngoài ra, có thể sử dụng một số chất oxy hóa khác: kali bromat, peoxit,...
- Phụ gia: tạo ẩm cho bề mặt bánh khi nướng. Phụ gia có thể là trứng.
Tạo hình bánh:
- Tạo hình bánh gồm các bước: chia khối bột nhào thành từng mẫu, vê mẫu bột nhào, lên men ổn định sơ bộ, tạo hình và lên men ổn định kết thúc.
+ Khối bột nhào được chia thành từng mẫu và có khối lượng theo từng loại bánh.
+ Sau khi chia cấu trúc của mẫu bột nhào bị phá vỡ, phải qua quá trình vê để ổn định lại cấu trúc. Nếu vê tốt, bánh sẽ nở đều và giữ được hình dạng theo yêu cầu. Tốt nhất là vê thành hình cầu sau đó lăn thành hình trụ.
+ Sau khi chia và vê tròn xong, cục bột được để yên khoảng 5 phút nhằm phục hồi lại khung gluten và tính chất vật lí của bột nhào. Thời gian này gọi là thời gian lên men ổn định sơ bộ. Trường hợp sản xuất cơ giới hoặc thủ công thì không cần thời gian này, vì thực tế do thao tác chậm nên đã đủ thời gian để phục hồi tính chất của khốt bột.
+ Sau khi lên men ổn định sơ bộ, khối bột được chuyển qua giai đoạn tạo hình.
+ Sau đó chuyển qua giai đoạn lên men ổn định kết thúc. Lên men ổn định kết thúc là bước kĩ thuật quan trọng ảnh hưởng quyết định tới chất lượng bánh, vì nhờ giai đoạn này mà bánh nở to và có hình dáng thể tích theo yêu cầu. Trong thời gian này quá trình lên men tiếp tục sinh ra khí CO2bù lại lượng CO2 đã mất đi khi chia và vê.
* Quá trình sinh khí CO2 gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn đầu:
Khi E.amilase của nấm men chưa kịp phân hủy tinh bột thành đường maltose, nấm men sẽ chuyển đường thành cồn và CO2 theo phương trình:
C6 H12O6 Chuyển hóa thành 2 C2H5 OH + CO2
Do đó khả năng sinh đường và tạo khí của bột sẽ quyết định chất lượng bánh. Chính CO2 là tác nhân làm bột nở. CO2 được tạo thành sẽ bị giữ lại trong các mạng gluten.
Giai đoạn sau:
Khi nấm men tổng hợp được E.amilase theo cơ chế cảm ứng, E. sẽ thủy phân tinh bột thành đường và tiếp tục xảy ra quá trình chuyển đường thành cồn và CO2 .
E.amilase thủy phân tinh bột giúp bột nhào lên men nhanh và tăng chất lượng bánh vì lượng đường có trong tinh bột không đủ cho quá trình lên men. Tác dụng tích cực này chỉ đối với beta-amilase vì nó phân hủy tinh bột thành maltose còn alfa-amilase phân hủy tinh bột thành dextrin mà dextrin liên kết yếu với nước làm cho ruột bánh bị ướt, do đó làm giảm chất lượng bánh. Vì vậy, một trong những yêu cầu chất lượng của nấm men trong sản xuất bánh mì là hoạt lực maltose < 70 phút ( giá trị này biểu thị thời gian cần để giải phóng 10 ml CO2 khi lên men 20 ml dung dịch 5% maltose với hàm lượng nấm men 2,5%)
Nhiệt độ lên men ổn định kết thúc khoảng 35-40°C và độ ẩm của không khí
75-85%. Nếu nhiệt độ thấp thì thời gian lên men sẽ kéo dài và nếu độ ẩm không khí thấp thì vỏ cục bột bị khô, khi nướng vỏ bánh bị nứt. Nhưng nếu độ ẩm quá cao thì cục bột sẽ ướt và dính.
Thời gian lên men ổn định kết thúc khoảng 20-120ph tùy vào khối lượng cục bột, công thức sản xuất, tính chất nướng bánh của bột, điều kiện lên men và một số yếu tố khác. Nếu cục bột nhỏ, độ ẩm thấp, công thức có nhiều đường và chất béo thì thời gian lên men kéo dài. Trường hợp bột xấu, độ ẩm không khí của phòng lên men cao, thì thời gian lên men ngắn.
Sau 50-60ph phải đảo lại bột bạt. Bột tốt thì đảo 2-3 lần.
* Chú ý: lần cuối cùng chỉ được đảo trước khi đưa vào nướng từ 20-30ph.
Nướng:
Nướng là giai đoạn cuối cùng và cũng là khâu quan trọng trong sản xuất bánh mì. Khi nướng, dưới tác dụng của nhiệt trong cục bột cùng lúc xảy ra các quá trình: lí - nhiệt, hóa - sinh, và keo hóa. Chế độ nướng bánh đặc trưng bởi 3 thông số chính: độ ẩm tương đối của hỗn hợp không khí và hơi trong buồng nướng, nhiệt độ của các vùng trong buồng nướng và thời gian nướng.
- Độ ẩm tương đối của không khí trong buồng nướng có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bánh. Mục đích của khâu làm ẩm là tạo cho hơi nước ngưng tụ trên bề mặt bánh khi bánh vừa được đưa vào lò. Nếu đảm bảo đủ ẩm thì tinh bột dễ hồ hóa đồng thời hòa tan dextrin làm bề mặt bánh phẳng và bóng láng. Mặt khác, nhờ có ẩm mà mặt bánh dai, chậm khô do đó giữ được khí và hơi làm cho bánh nở to hơn. Ngoài ra, làm ẩm còn có tác dụng đốt nóng bánh nhanh hơn, vỏ bánh mỏng không bị cháy, ruột bánh chín đều và nhanh do đó rút ngắn được thời gian nướng. Nếu nướng bánh trong môi trường không đủ ẩm thì bánh ít nở, vỏ bánh nứt và không vàng đều, có chỗ còn trắng, có chỗ cháy. Đặc biệt vỏ bánh dày và cứng ngăn cản nhiệt xâm nhập vào ruột bánh.
- Nếu bánh có bôi trứng thì không cần làm ẩm vì bề mặt bánh đã đủ ẩm.
- Nhiệt độ và thời gian nướng trước hết phụ thuộc vào khối lượng mỗi bánh. Bánh nhỏ thì nhiệt độ buồng nướng cao và thời gian nướng ngắn. Bánh to phải hạ nhiệt độ xuống, và kéo dài thời gian nướng, nếu nhiệt độ cao thì vỏ bánh cháy mà ruột bánh còn sống.
- Chất lượng bột cũng liên quan đến nhiệt độ và thời gian nướng. Nếu bột với gluten yếu cần nướng ở nhiệt độ cao để protit biến tính nhanh giữ nguyên khung và không bị xẹp.
- Trong trường hợp lên men ổn định kết thúc chưa đạt thì nên giảm nhiệt độ nướng và kéo dài thời gian để quá trình lên men tiếp tục lâu hơn tạo điều kiện cho bánh nở to.
Bánh có khối lượng 100g ,nướng trong 12-15ph, bánh có khối lượng 200g thì nướng trong 15-18ph, nhiệt độ lò nướng từ 220-240° C
 
Last edited:

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
SƠ LƯỢC QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA
1. Thành phần:

Ban đầu bia được sản xuất từ bốn nguyên liệu chính: nước, malt đại mạch, hoa bia và nấm men. Sau đó, bia phát triển ra toàn thế giới thì tùy thuộc vào đặc trưng nông nghiệp ở mỗi quốc gia mà bia có thêm thế liệu như gạo, lúa mì, bo bo, yến mạch và cả đường tinh luyện. Thế liệu được xem là nguyên liệu phụ để thay thế 1 phần malt đại mạch nhằm giảm chi phí sản xuất và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của quốc gia đó.

a. Nước:
Nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất, thông thường từ 90-95% khối lượng bia. Nước ngoài việc tham gia vào thành phần của bia còn tham gia vào toàn bộ quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất. Nước là dung môi hòa tan các hợp chất hóa học (như tinh bột, đường, protein, chất béo, …) trong hạt malt, các hợp chất đắng, thơm trong hoa bia. Các enzym tham gia vào quá trình thủy phân các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất đơn giản hơn cho nấm men sử dụng. Sau đó, nấm men tiếp tục sống và phát triển trong môi trường nước.
Bên cạnh đó, các quá trình công nghệ khác trong nhà máy bia cũng sử dụng nước là thành phần chính như: hơi nước bão hòa để truyền nhiệt từ lò hơi đến các thiết bị sử dụng nhiệt, hỗn hợp nước-Glycol dùng để dẫn lạnh, nước dùng trong hệ thống thanh trùng,…
Như vậy, nước có vai trò cực kỳ quan trọng cho sản xuất bia. Tính chất nước tác động đến hương vị của bia. Các loại bia khác nhau yêu cầu nguồn nước đầu vào khác nhau.

b. Malt đại mạch:
Bia phải được sản xuất từ malt đại mạch. Malt là nguồn cung cấp các hợp chất cơ bản như đường, protein, chất béo, các loại vitamin,… cho quá trình sản xuất bia. Tại công đoạn nấu, tinh bột trong malt bị thủy phân bởi hệ enzyme amylase thành đường lên men được. Sau đó, nấm men sử dụng đường này để tạo thành CO2 và cồn trong bia.
Có rất nhiều loại malt khác nhau được dùng trong sản xuất bia như malt vàng, malt nâu, malt đen, malt chocolate,… Nhà sản xuất bia có thể phối trộn nhiều loại malt khác nhau để sản xuất ra loại bia mong muốn.

c. Hoa Bia:
Hoa houblon là nguyên liệu cơ bản sau malt. Hoa Houblon làm bia có vị đắng dịu, hương thơm rất đặc trưng, làm tăng khả năng tạo và giữ bọt làm tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm. Trong công nghệ sản xuất bia chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn.
Việc sử dụng hoa bia được bắt đầu ở Châu Âu thời trung cổ. Vào khoảng thế kỹ thứ 8 sau công nguyên, các thầy tu tại vùng Hallertau thuộc Bavarian đã sử dụng hoa bia nhằm tạo ra vị đắng thanh và kéo dài thời gian lưu trữ của bia mà không bị chua.
Trong thời trung cổ, khi bắt đầu dùng hoa bia vào sản xuất, các nhà tu nhận thấy bia để được lâu hơn mà không bị chua. Trong hoa bia co chứa một số chất có khả năng kìm hãm và tiêu diệt vi sinh vật. Nhưng lúc đó, chưa một ai có khái niệm về vi sinh vật nên mọi người cũng không giải thích được tại sao việc dùng hoa bia lại có ích lợi như thế.
Nhưng ngày nay, do kỹ thuật trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, bia đã được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur nên khả năng kháng khuẩn của hoa bia không còn ý nghĩa. Mà các nhà sản xuất bia hiện nay chủ yếu nhằm vào mục đích tạo ra hương vị đặc trưng và ổn định độ bền bọt.

d. Nấm men:
Nấm men có vai trò chuyển hóa các hợp chất lên men được trong dịch nha sau nấu thành cồn và khí CO2. Trong quá trình lên men, nấm men sản xuất ra các hợp chất tạo mùi, vị thơm cho bia. Các chủng men khác nhau cho ra hương vị bia đặc trưng. Các hãng bia khác nhau sở hữu chủng nấm men đặc trưng và được các hãng bảo vệ rất nghiêm ngặt.

e. Thế liệu:
Thế liệu là thành phần phụ tham gia vào sản xuất bia, có vai trò thay thế một tỷ lệ nhất định malt. Thế liệu sản xuất bia rất đa dạng và phong phú, phụ thuộc vào đặc điểm nông nghiệp của từng quốc gia. Các nước vùng Đông Nam Á chủ yếu sử dụng thế liệu là gạo, trong khi đó các quốc gia Châu Phi lại sử dụng bo bo, lúa miến,… Thế liệu là giảm giá thành sản xuất bia, giúp người nông dân địa phương tiêu thụ được các sản phẩm bản địa.

2. Quy trình sản xuất:
a. Sơ đồ quy trình sản xuất bia:


quytrinhnaubia.png.aspx


b. Thuyết minh công nghệ:
Xay nghiền:

Nghiền nhỏ hạt malt (hoặc hạt gạo) đến kích thước yêu cầu để các thành phần trong nguyên liệu có thể hòa tan vào nước và giải phóng ra enzym để xúc tác quá trình thủy phân sau đó.
Nồi nấu malt
Thủy phân các hợp chất cao phân tử như tinh bột, protein thành các hợp chất lên men được như đường malto, gluco, axit amin,… Kết thúc quá trình nấu tại nồi malt sẽ thu được dịch ngọt nên quy trình này được gọi là quá trình đường hóa.
Nồi lọc dịch hèm
Là quá trình tách võ trấu của hạt malt ra khỏi dịch đường.
Nồi đun sôi
Dịch đường trong được đun sôi với hoa bia để tạo vị đắng đặc trưng, đồng thời quá trình đun sôi cũng làm bay hơi và kết tủa các hợp chất không mong muốn và tiệt trùng dịch nha.
Nồi tách cặn
Loại bỏ các thành phần như cánh hoa bia, các kết tủa hình thành trong quá trình đun sôi.
Giải nhiệt nhanh
Dịch nha sau đun sôi (100oC) được đưa về nhiệt độ thích hợp cho nấm men hoạt động như 10 – 15oC. Nhiệt độ này tùy thuộc vào chủng loại nấm men và loại bia.
Tank lên men
Dịch nha lạnh cùng với nấm men được đưa vào tank lên men để tiến hành quá trình lên men. Nấm men sẽ sử dụng đường được hình thành trong giai đoạn nấu để tạo thành Cồn và khí CO2. Các hợp chất tạo mùi thơm cho bia cũng được nấm men tạo thành trong giai đoạn này.
Kết thúc quá trình lên men, nấm men sẽ được thu hồi ra khỏi tank lên men để tái sử dụng cho lần lên men tiếp theo. Dịch bia sau lên men sẽ được chuyển sang tank ủ bia để bắt đầu quá trình lên men phụ.
Tank ủ bia
Là quá trình chuyển hóa hoặc loại bỏ các hợp chất không mong muốn hình thành trong quá trình lên men như diacetyl. Quá trình ủ bia kết thúc khi hàm lượng các chất này giảm đến mức mong muốn và đạt thời gian theo yêu cầu của từng loại bia.
Làm lạnh sâu
Bia trước khi qua quá trình lọc sẽ được làm lạnh sâu xuống nhiệt độ -1à-2oC để hình thành cặn lạnh. Các cặn lạnh này sẽ được loại bỏ trong quá trình lọc trong sau đó.
Lọc trong bia
Nấm men, cặn lạnh, … sẽ được loại bỏ để làm cho bia trở nên trong suốt.
Tank bia trong
Bia sau khi lọc được chứa trong tank bia trong để chờ quá trình chiết, đóng gói.
Chiết bia
Là quá trình bia được chiết vào các dạng bao bì khác nhau để đánh ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Keg bia có dung dích 2 lít, 5 lit, 20 lít, 30 lít hoặc 50 lit.
Bia được chiết vào lon có dung tích 330ml, 500ml.
Bia chai có dung tích 330ml, 450ml, 500ml, 750ml.
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỦY TINH
Các chuyên gia ghi lại 10 bước của quy trình sản xuất thủy tinh, trong đó việc chuẩn bị và pha chế nguyên liệu khá phức tạp.
san-xuat-thuy-tinh.jpg

Việc đầu tiên phải làm trong quy trình sản xuất thủy tinh là chuẩn bị nguyên liệu cát silica (cát thạch anh). Cát phải sạch và không lẫn sắt, để thủy tinh trong hơn, vì sắt lẫn trong cát làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Nếu không thể tìm thấy cát không có lẫn sắt, người thợ có thể điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của thủy tinh bằng việc bổ sung thêm hóa chất mangan điôxít.
san-xuat-thuy-tinh2.jpg

Bước thứ hai trong quy trình là bổ sung natri cacbonat (NANCO3) và Canxi ôxít (CaO) vào cát. Natri cacbonat (soda) làm hạ thấp nhiệt độ xuống mức cần thiết để chế tạo thủy tinh. Tuy nhiên, chất này khiến thủy tinh có thể bị thấm nước. Vì vậy, canxi ôxít hoặc vôi sống được bổ sung vào để khắc phục nhược điểm đó. Ôxít trong magiê và hoặc nhôm cũng có thể được bổ sung, giúp thủy tinh bền hơn. Thông thường, các chất phụ gia này chiếm tối đa khoảng 26% đến 30% hợp chất thủy tinh.
san-xuat-thuy-tinh3.jpg

Tiếp theo, các chất hóa học khác được bổ sung để cải thiện tính năng của thủy tinh tùy theo mục đích sử dụng. Đối với thủy tinh dùng để trang trí, hợp chất bổ sung thêm là chì ôxít, tạo sự lấp lánh cho thủy tinh pha lê, đồng thời tạo độ mềm dẻo giúp dễ dàng cắt gọt và hạ thấp mức nhiệt nóng chảy. Đối với thủy tinh dùng làm mắt kính, người sử dụng thường bổ sung thêm lantan ôxít, vì nó có tính khúc xạ và sắt có trong hợp chất này giúp hấp thụ nhiệt.
san-xuat-thuy-tinh4.jpg

Chất hóa học tạo màu được bổ sung theo ý muốn. Như nói ở trên, mùn sắt trong cát thạch anh làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Vì thế, ôxít sắt hoặc ôxít đồng được bổ sung để tăng độ xanh của thủy tinh. Hợp chất lưu huỳnh tác dụng tạo màu vàng, màu hổ phách, nâu nhạt hoặc thậm chí màu đen, phụ thuộc vào định lượng cácbon hoặc sắt bổ sung.
san-xuat-thuy-tinh5.jpg

Tiếp theo, hỗn hợp được đổ vào nồi nấu kim loại hoặc thùng chứa chịu nhiệt.
san-xuat-thuy-tinh6.jpg

Hỗn hợp được nung nóng chảy để tạo thành chất lỏng. Để chế tạo thủy tinh thạch anh, hỗn hợp được nung trong lò luyện bằng ga. Đối với các loại thủy tinh đặc biệt khác, người làm cần sử dụng nồi nung hay lò nung điện. Nhiệt độ nung đối với cát thạch anh không có phụ gia là 2.300 độ C, đối với cát có thêm natri cácbon (soda) là 1.500 độ C.
san-xuat-thuy-tinh7.jpg

Hỗn hợp được làm đồng nhất và loại bỏ bong bóng (bọt tăm) trong hỗn hợp thủy tinh lỏng. Người ta khuấy đều hỗn hợp để độ đặc đồng đều, và cho thêm các chất hóa học như là natri sunfat, natri clorít hay antimon ôxít.
san-xuat-thuy-tinh8.jpg

Thủy tinh nóng chảy được tạo hình bằng nhiều cách. Thứ nhất, rót thủy tinh nóng chảy vào khuôn và để nguội. Đây là phương pháp của người Ai Cập, và là cách chế tạo thấu kính ngày nay.
Thứ hai, thủy tinh nóng chảy được dồn vào một đầu của ống rỗng, sau đó vừa xoay ống vừa thổi hơi vào ống. Thủy tinh được tạo hình bởi không khí thổi vào trong ống, trọng lực kéo thủy tinh nóng chảy ở đầu ống xuống vào giúp tạo hình.
Thứ ba, thủy tinh nóng chảy rót vào bình chứa thiếc tan chảy để tạo thành giá đỡ và thổi thủy tinh bằng khí nitơ nén để tạo hình và đánh bóng. Thủy tinh chế tạo theo phương pháp này gọi là thủy tinh đánh bóng. Đây là cách chế tạo các tấm kính từ những năm 1950.
san-xuat-thuy-tinh9.jpg

Trước khi hoàn tất, thủy tinh được làm nguội.
san-xuat-thuy-tinh10.jpg

Thủy tinh được đun nóng để tăng cường độ bền. Quá trình này gọi là tôi luyện, giúp loại bỏ các điểm tụ có thể sinh ra trong quá trình làm nguội thủy tinh. Một khi quá trình này hoàn thiện, thì thủy tinh được phủ lớp mạ ngoài, cán mỏng hoặc xử lý bằng các phương pháp khác để tăng cường độ bền và dẻo dai.
 

phamhoangducduy

Banned
Banned
Thành viên
9 Tháng chín 2014
263
155
74
Yên Bái
THCS Quang Trung
QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỦY TINH
Các chuyên gia ghi lại 10 bước của quy trình sản xuất thủy tinh, trong đó việc chuẩn bị và pha chế nguyên liệu khá phức tạp.
san-xuat-thuy-tinh.jpg

Việc đầu tiên phải làm trong quy trình sản xuất thủy tinh là chuẩn bị nguyên liệu cát silica (cát thạch anh). Cát phải sạch và không lẫn sắt, để thủy tinh trong hơn, vì sắt lẫn trong cát làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Nếu không thể tìm thấy cát không có lẫn sắt, người thợ có thể điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của thủy tinh bằng việc bổ sung thêm hóa chất mangan điôxít.
san-xuat-thuy-tinh2.jpg

Bước thứ hai trong quy trình là bổ sung natri cacbonat (NANCO3) và Canxi ôxít (CaO) vào cát. Natri cacbonat (soda) làm hạ thấp nhiệt độ xuống mức cần thiết để chế tạo thủy tinh. Tuy nhiên, chất này khiến thủy tinh có thể bị thấm nước. Vì vậy, canxi ôxít hoặc vôi sống được bổ sung vào để khắc phục nhược điểm đó. Ôxít trong magiê và hoặc nhôm cũng có thể được bổ sung, giúp thủy tinh bền hơn. Thông thường, các chất phụ gia này chiếm tối đa khoảng 26% đến 30% hợp chất thủy tinh.
san-xuat-thuy-tinh3.jpg

Tiếp theo, các chất hóa học khác được bổ sung để cải thiện tính năng của thủy tinh tùy theo mục đích sử dụng. Đối với thủy tinh dùng để trang trí, hợp chất bổ sung thêm là chì ôxít, tạo sự lấp lánh cho thủy tinh pha lê, đồng thời tạo độ mềm dẻo giúp dễ dàng cắt gọt và hạ thấp mức nhiệt nóng chảy. Đối với thủy tinh dùng làm mắt kính, người sử dụng thường bổ sung thêm lantan ôxít, vì nó có tính khúc xạ và sắt có trong hợp chất này giúp hấp thụ nhiệt.
san-xuat-thuy-tinh4.jpg

Chất hóa học tạo màu được bổ sung theo ý muốn. Như nói ở trên, mùn sắt trong cát thạch anh làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Vì thế, ôxít sắt hoặc ôxít đồng được bổ sung để tăng độ xanh của thủy tinh. Hợp chất lưu huỳnh tác dụng tạo màu vàng, màu hổ phách, nâu nhạt hoặc thậm chí màu đen, phụ thuộc vào định lượng cácbon hoặc sắt bổ sung.
san-xuat-thuy-tinh5.jpg

Tiếp theo, hỗn hợp được đổ vào nồi nấu kim loại hoặc thùng chứa chịu nhiệt.
san-xuat-thuy-tinh6.jpg

Hỗn hợp được nung nóng chảy để tạo thành chất lỏng. Để chế tạo thủy tinh thạch anh, hỗn hợp được nung trong lò luyện bằng ga. Đối với các loại thủy tinh đặc biệt khác, người làm cần sử dụng nồi nung hay lò nung điện. Nhiệt độ nung đối với cát thạch anh không có phụ gia là 2.300 độ C, đối với cát có thêm natri cácbon (soda) là 1.500 độ C.
san-xuat-thuy-tinh7.jpg

Hỗn hợp được làm đồng nhất và loại bỏ bong bóng (bọt tăm) trong hỗn hợp thủy tinh lỏng. Người ta khuấy đều hỗn hợp để độ đặc đồng đều, và cho thêm các chất hóa học như là natri sunfat, natri clorít hay antimon ôxít.
san-xuat-thuy-tinh8.jpg

Thủy tinh nóng chảy được tạo hình bằng nhiều cách. Thứ nhất, rót thủy tinh nóng chảy vào khuôn và để nguội. Đây là phương pháp của người Ai Cập, và là cách chế tạo thấu kính ngày nay.
Thứ hai, thủy tinh nóng chảy được dồn vào một đầu của ống rỗng, sau đó vừa xoay ống vừa thổi hơi vào ống. Thủy tinh được tạo hình bởi không khí thổi vào trong ống, trọng lực kéo thủy tinh nóng chảy ở đầu ống xuống vào giúp tạo hình.
Thứ ba, thủy tinh nóng chảy rót vào bình chứa thiếc tan chảy để tạo thành giá đỡ và thổi thủy tinh bằng khí nitơ nén để tạo hình và đánh bóng. Thủy tinh chế tạo theo phương pháp này gọi là thủy tinh đánh bóng. Đây là cách chế tạo các tấm kính từ những năm 1950.
san-xuat-thuy-tinh9.jpg

Trước khi hoàn tất, thủy tinh được làm nguội.
san-xuat-thuy-tinh10.jpg

Thủy tinh được đun nóng để tăng cường độ bền. Quá trình này gọi là tôi luyện, giúp loại bỏ các điểm tụ có thể sinh ra trong quá trình làm nguội thủy tinh. Một khi quá trình này hoàn thiện, thì thủy tinh được phủ lớp mạ ngoài, cán mỏng hoặc xử lý bằng các phương pháp khác để tăng cường độ bền và dẻo dai.
Sản xuất thủy tinh thế này thì lâu lắm phức tạp ra
 
  • Like
Reactions: Kyanhdo

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
SẢN XUẤT RƯỢU
1. Quy trình công nghệ

Có nhiều quy trình công nghệ sản xuất rượu vang và nhiều loại rượu vang theo phân loại, sau đây, Foodnk.com giới thiệu đến các bạn một quy trình sản xuất rượu vang cơ bản và thường được ứng dụng sản xuất ở Việt Nam:
Quy-trinh-san-xuat-ruou-vang.jpg

Quy trình sản xuất rượu vang tại Việt Nam
2. Thuyết minh quy trình công nghệ
a. Nguyên liệu nho

Nho nguyên liệu được thu mua là giống nho Ninh thuận – Việt Nam.
b. Tiếp nhận – phân loại
Mục đích: Tiếp nhận và loại bỏ những quả hư, thối, dập nát hay quá xanh. Để nguyên liệu được đồng đều về kích thước và trạng thái chín.
Thao tác: Tìm và loại bỏ những quả không đạt.
Yêu cầu: Thao tác nhanh, nhẹ nhàng, tránh làm dập nho nhiều.
c. Rửa
Mục đích: Loại bỏ bớt bụi bẩn bám trên quả nho. Thường, nếu ta mua nho gốc từ nhà vườn thì không cần rửa, vì muốn giữ lại giống nấm men tự nhiên bám trên vỏ quả.
Thao tác: Rửa nho trên vòi nước chảy, xong rồi để ráo trước khi qua bước tiếp theo
Yêu cầu: Thao tác nhanh, tránh thất thoát.
d. Tách cuốn
Mục đích: Bớt tạp và bớt phần đắng từ cuốn
Thao tác: Lặt từng quả nho khỏi cuốn.
Yêu cầu: Thao tác nhẹ nhành, tránh dập và thất thoát nho.
e. Làm dập, ép
Mục đích: Phá vỡ cấu trúc tế bào quả hàng loạt, lấy dịch và chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.
Thao tác: Ép bằng máy ép quả
Yêu cầu: Ép triệt để, thao tác đúng và nhanh chóng, tránh xảy ra tai nạn với máy ép cũng như thất thoát bán thành phẩm.
f. Sulfit hóa
Mục đích: Tiêu diệt vi sinh vật, ngăn chặn quá trình oxy hóa.
Thao tác: Sử dụng NaHSO3 với lượng vừa đủ cho vào dịch quả nho.
Yêu cầu: Cân lượng chính xác như tính toán, tránh cho quá nhiều sẽ làm ức chế quá trình chuyển hóa đường thành rượu, tạo mùi khó chịu và có thể gây ngộ độc.
g. Chuẩn bị – nhân giống men
Mục đích: Tạo ra giống men thuần với số lượng đạt yêu cầu 106tế bào/ml dịch lên men.
Thao tác: Ta tiến hành cấy truyền men giống từ ống giống sang ống nghiệm chứa 5ml môi trường dịch nha. Ủ ở điều kiện thường trong vòng 24h. Sau đó tiến hành đổ sang erlen chứa 45ml dịch nha và ủ trong vòng 24h – bước này gọi là nhân giống cấp 1. Sau nữa ta nhân giống cấp 2 bằng cách đổ dịch cấp 1 vào 450ml dịch (gồm 225ml dịch nha và 225ml dịch nho), ủ trong 24 giờ nữa.
Sau thời gian ủ, ta đếm số lượng nấm men và tính toán lượng dịch giống cần cho vào dịch lên men sao cho đạt 106 tế bào/ml dịch lên men.
Yêu cầu: Thao tác thực hiện chính xác, đảm bảo điều kiện vô trùng, tránh nhiễm vi sinh khác vào dịch nhân giống. Các dịch nha và dịch nho dùng nhân giống cần phải tiệt trùng kỹ.
h. Lên men chính
Mục đích: Chuyển hóa đường thành rượu nhờ hoạt động của nấm men, đồng thời tạo điệu kiện để thực hiện các phản ứng sinh hóa đi kèm đặc trưng cho rượu vang.
Thao tác: Dịch nho được phối trộn với dịch lên men. Sau đó cho vào bình lên men đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành lên men ở điều kiện 22 ± 200C. Với thời gian lên men là khoảng 7 ngày, khi Bx của dịch lên men đạt từ 6÷7Bx.
Yêu cầu: Cần theo dõi điều kiện của quá trình lên men hằng ngày để tránh sai số. Thao tác thực hiện phải nhanh và chính xác.
 Các biến đổi trong quá trình lên men chính
Quá trình sinh trưởng của nấm men:

Trước khi quá trình lên men chính thức bắt đầu thì nấm men sẽ sử dụng đường và oxy để làm quen môi trường, sinh trưởng và tăng sinh khối đến mức độ nhất định. Khi quá trình đến pha cân bằng, lượng oxy bị thiếu, nấm men sẽ chuyển sang quá trình lên men kỵ khí sinh rượu.
Quy-tr%C3%ACnh-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-c%E1%BB%A7a-men.png

Hình: Quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm men
Giai đoạn thích nghi: giai đoạn này tế bào làm quen với môi trường, sinh khối chưa tăng nhiều.
Giai đoạn logarit: đây là giai đoạn phát triển rất nhanh, sinh khối tăng ào ạt, kèm theo sự thay đổi mạnh mẽ của dịch lên men.
Giai đoạn chậm dần: tốc độ sinh trưởng nấm men giảm dần, thành phần dịch lên men còn lại ít, các sản phẩm lên men được tích tụ nhiều.
Giai đoạn ổn định: số lượng tế bào nấm men không tăng nữa, tốc độ sinh sản bằng tốc độ chết.
Giai đoạn suy thoái: tốc độ chết tăng nhanh, tốc độ sinh sản rất ít do đó số lượng tế bào nấm men giảm dần.
Quá trình chuyển hóa đường thành rượu và acid:
+ Hô hấp hiếu khí

C6H12O6 + 6O2–> 6CO2 + 6H2O + 674 cal
+ Hô hấp kị khí
C6vH12O6 –> 2CH3CH2OH + 2CO2 + 33 cal
Lúc này, sau khoảng 2 ngày lên men, nấm men bắt đầu quá trình lên men kỵ khí và sinh các sản phẩm của quá trình. Hàm lượng cồn và acid lactic, acid malic tăng lên. Song song với quá trình đó là sự giảm của hàm lượng đường cộng với Bx của dịch lên men. Khi Bx giảm xuống từ 6÷7 (khoảng 7 ngày) thì ta sẽ dừng quá trình lên men chính và chuyển sang công đoạn tiếp theo. Số liệu sẽ được thể hiện trong phần kết quả.
i. Gạn cặn
Mục đích: Sau quá trình lên men chính thì ta cần gạn cặn để chuẩn bị cho quá trình lên men phụ sau này.
Thao tác: Ta vớt cặn là vỏ quả nổi trên bề mặt ra, sau đó rót dịch vào bình lên men mới để chuẩn bị lên men phụ.
Yêu cầu: Thao tác nhanh gọn, chính xác, tránh thất thoát.
j. Lên men phụ
Mục đích: Là quá trình ủ để tạo điều kiện cho vang “chín”. Xảy ra quá trình lên men malolactic. Tăng hương vị cho vang.
Thao tác: Vang sau gạn căn được cho vào bình lên mem mới và tiến hành lên men ở điều kiện nhiệt độ tủ mát (8÷100C). Thời gian lên men là 2 tuần.
Yêu cầu: Theo dõi và đảm bảo điều kiện quá trình lên men
k. Lọc
Mục đích: Loại bỏ bã vang và xác nấm men còn sót lại. Chuẩn bị cho quá trình tiếp theo và hoàn thiện sản phẩm
Thao tác: Lọc vang qua vải chuyên lọc, điều kiện lạnh. Lọc xong ta tiến hành qua công đoạn tiếp theo để đảm bảo hạn chế nhiễm VSV.
Yêu cầu: Lọc nhanh để tiến hành quá trình tiếp theo.
l. Chiết rót – đóng chai
Mục đích: Trình bày sản phẩm, dễ dàng bảo quản.
Thao tác: Vang được chiết vào chai thủy tinh đã được sấy tiệt trùng. Sau đó dóng nắp ngay.
Yêu cầu: Thao tác nhanh gọn, tránh làm nhiễm chéo và đóng nắp chú ý không dùng quá lực làm vỡ chai,.
m. Sản phẩm
Sản phẩm được trưng bày trong chai thủy tinh định mức 200ml. Tương ứng với mỗi loại men lên men (men ướt và men khô) ta trình bày 2 chai.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Muối iốt được sản xuất như thế nào, dùng iốt ở dạng gì, hàm lượng bao nhiêu, làm sao phân biệt được muối iốt thật và giả?
Có thể một người bình thường, khoẻ mạnh có chứa khoảng 20 – 50mg iốt, khoảng 205 tồn tại trong tuyến giáp trạng. Trong tuyến giáp trạng thường tồn tại hai chất chứa iốt là thyroxine và Triiodothyronie trong thyroxine có tiền thể hữu có và ion iốt. Ở những vùng thiết...


60615PMmuoiiot.gif

Muối iốt
Có thể một người bình thường, khoẻ mạnh có chứa khoảng 20 – 50mg iốt, khoảng 205 tồn tại trong tuyến giáp trạng. Trong tuyến giáp trạng thường tồn tại hai chất chứa iốt là thyroxine và Triiodothyronie trong thyroxine có tiền thể hữu có và ion iốt. Ở những vùng thiết iốt trong tuyến giáp có thể chỉ chứa dưới dạng 1mg iốt (!).
Theo tiêu chuẩn mỗi ngày chỉ được cung cấp cho mỗi người trường thành 150 micrôgam (gamma) iốt, phụ nữ có thai cần 175 microogam. Thiếu iốt sẽ xin bệnh bướu cổ và chậm phát triển trí tuệ.
Để khắc phục tình trạng thiếu iốt người ta cho iốt vào muối và cấm lưu hành loại muối chưa trộn iốt. Cứ 1 tấn muối bột thì trộn thêm 10gam Kali iôđua (KI). Trong 100g KI có 76,5g iốt. Mỗi ngày mỗi người thường sử dụng 15g muối, nên dùng muỗi trộn iốt sẽ được cung cấp vào cơ thể 150 micrôgam kali iôđua (hay 115 micrôgam iốt). Vì lượng rất nhỏ nên không thể phân biệt bằng mắt thường được muối iốt thật và giả. Đay là công việc của công an kinh tế và cần nghiêm trị trước pháp luật những kẻ sản xuất muối iốt giả.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Cách làm kẹo cứng

I. Khái niệm chung:
Kẹo cứng là chất vô định hình, cứng, dòn và trong suốt là sản phẩm kẹo thu được do nấu dung dịch đường với mật tinh bột hay đường chuyển hóa đến độ ẩm 1-3%.
II. Các giai đoạn sản xuất:
1) Phối liệu:
Mục đích:
Quá trình sản xuất khối kẹo có thể coi như sự chuyển đường từ dạng tinh thể cứng sang trạng thái phi tinh thể ( vô định hình ) cứng, dòn. Muốn làm được như vậy người ta có thể thực hiện theo 2 cách:
– Nấu đường nóng chảy rồi làm nguội.
– Hòa tan đường trong nước rồi cô đặc đến nồng độ chất khô rất cao (90%) rồi làm nguội đến 40-45 độ C.
2) Lọc:
Khi dung dịch đường sôi phải kịp thời đem lọc, nếu không nước bốc hơi nhiều dung dịch đặc lại sẽ khó khăn. Quá trình lọc nhằm loại bỏ tất cả các tạp chất có trong dịch đường nhất là các tạp chất keo trong nguyên liệu.
Sau khi phối liệu và nấu sơ bộ đến nồng độ chất khô là 84-86% thì cho siro vào bộ phận lọc các tạp chất chứa trong dịch đường nhất là các tạp chất keo rồi đưa vào bình chứa tạm thời rồi dùng bơm chuyển vào thiết bị nấu chân không.
Lưới lọc bằng kim loại không gỉ ( thép, inox…), ít bị ăn mòn, khoảng 120 lỗ/cm2 , đường kính lỗ 3-0,5 mm.
3) Nấu siro caramen:
Mục đích là nấu siro từ độ ẩm 14-16% thành khối kẹo có độ ẩm 1-3%.
Sau khi được gia nhiệt sơ bộ và sau khi lọc, siro có độ ẩm 14-16% được nấu xuống còn 1-3%.
Tùy thuộc vào loại kẹo mà độ ẩm của khối kẹo được nấu đến khác nhau trong giới hạn 1-3%
4) Trôn:
Ngay khi khối kẹo được xả ra khỏi nồi thì được bơm vào thiết bị trộn màu thực phẩm, hương liệu, acid hữu cơ, chất điều vị, chất phụ gia …Nếu các chất trộn vào dưới dạng bột rắn thì phải hòa tan trước ở ngoài với lượng tối thiểu nước hay dầu ( chất hòa tan trong chất béo ) để không tạo mầm kết tinh.
Không nên khuấy nhiều quá vì không khí dễ lẫn vào khối kẹo tạo bọt khí rất khó phá vỡ làm kẹo thành phẩm bị đục và mất giá trị cảm quan.
5) Làm nguội khối kẹo:
Khi tạo hình, muốn cho viên kẹo không bị biến dạng, không hồi đường và giữ được tính dẻo thì phải được làm nguội nhanh chóng và đúng cách.
6) Cán:
Mục đích cán là để sản xuất ra loại kẹo cứng trong suốt vì cán có nhiệm vụ sau:
+ Phân bố đều các phụ liệu trong khối kẹo.
+ Loại trừ phần không khí thừa có trong khối kẹo.
+ Làm cho khối kẹo có nhiệt độ như nhau để nhân phân bố đều trong khối
kẹo và khối kẹo có hình dạng đồng nhất.
Sau khi cán khối kẹo cần có nhiệt độ là 75-80 độ C.
7) Quật:
Quật là nhằm sản xuất loại kẹo cứng không trong suốt.
Mục đích của quật :
– Sau khi quật, khối kẹo xốp hơn vì có 1 lượng không khí xâm nhập vào khối kẹo.
– Khả năng hấp thụ độ ẩm của khối kẹo sau khi quật tăng vì bề mặt của nó tăng
– Kẹo làm ra ít dính hơn vì sau khi quật nó có khả năng di chuyển độ ẩm tốt ( từ bề mặt vào bên trong). Do đó khi bảo quản kẹo ít bị biến dạng hơn kẹo không quật.
– Do độ ẩm phân bố đều khắp khối kẹo và trong kẹo có một lớp không khí nên kẹo có khả năng tạo hình lớn hơn kẹo không quật.
8 ) Làm và nạp nhân: ( the Contimix )
Các loại nhân:
– Nhân mật ong: là hỗn hợp mật đường + mật ong.
– Nhân rượu: là hỗn hợp mật ( hoặc đường ) + rượu mùi + chất màu + tinh dầu.
– Nhân sữa.
– Nhân hạt thơm có dầu ( lạc, hạnh nhân, hạt mơ…).
– Nhân socola hạt thơm.
– Nhân béo: trộn đường bột với dầu dừa.
– Nhân quả cây: nấu purê quả ( phần thịt quả nghiền ) với đường và mật tinh bột.
9) Lăn côn:
Để chuyển khối kẹo thành băng kẹo có kích thước yêu cầu ta phải đưa khối kẹo về dạng hình chóp ( hình côn ), sau đó mới vuốt thành băng được.
Khối kẹo hình chóp được thực hiện trong máy lăn côn. Máy này có 4 hoặc 6 trục lăn hình chóp được sắp xếp tạo thành hình lòng máng. Khi chúng quay sẽ chuyển khối kẹo đi vào thành dạng hình chóp.
Người công nhân sẽ cầm lấy đầu hình chóp của khối kẹo cho vào máy vuốt.
Phôi kẹo ra khỏi máy lăn côn có đường kính 3-5 cm đi tiếp vào máy vuốt.
10) Vuốt:
Mục đích của giai đoạn này là tạo băng kẹo có đường kính yêu cầu.
Máy vuốt có 4 hay 5 cặp bánh lăn có tốc độ tăng dần, khe hở giữa 2 bánh lăn của mỗi cặp và chiều dày bánh lăn nhỏ dần làm cho đường kính của băng kẹo ngày càng giảm. Băng kẹo ra khỏi máy vuốt có đường kính khoảng 1,5-2 cm đi tiếp vào máy dập viên tạo hình.
11) Tạo hình kẹo:
Mục đích của tạo hình là chia băng kẹo thành những viên kẹo riêng biệt và có hình dạng nhất định.
Máy dập trước khi sử dụng phải vệ sinh sạch sẽ, khuôn kẹo có đường nét rõ ràng và được gia nhiệt sơ bộ trước để viên kẹo dập ra có hình dáng đẹp, đồng đều, không bị chảy cũng như nứt nẻ.
Để thu được kẹo có chất lượng tốt cần theo dõi chế độ nhiệt độ vỏ kẹo cũng như nhân. Trước khi tạo hình cần đưa vào máy bảo ôn để giữ nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ khối kẹo đưa vào máy tạo hình là 80 độ C, nhiệt độ nhân phụ thuộc vào thời tiết và trong khoảng 60-68 độ C, nhiệt độ kẹo rơi xuống băng chuyền hẹp không được quá 70 độ C.
Nếu khối kẹo quá lạnh thì khó tạo hình và trên mặt sẽ xuất hiện các đường rạn nứt.
Nếu tạo hình khối kẹo có nhiệt độ dưới mức yêu cầu còn nhân lại nóng thì kẹo sẽ dễ bị biến dạng lúc chuyển xuống băng chuyền hẹp. Nếu nhân quá lạnh thì khi cắt kẹo nhân dễ chảy ra ngoài ( ở chỗ băng kẹo bị cắt, vỏ kẹo không nóng chảy được để bịt mối cắt lại ).
Thường quá trình tạo hình không lâu quá 30 phút.
12) Làm nguội kẹo viên:
Mục đích:
Đưa kẹo từ trạng thái dẻo dễ bị biến dạng về trạng thái vô định hình cứng, dòn và ít bị biến dạng.
Sau khi tạo hình, kẹo có nhiệt độ 65-70 độ C. Ở nhiệt độ này kẹo có tính dẻo và dễ biến dạng. Do đó sau khi tạo hình cần làm lạnh nhanh đến 40-45 độ C, lúc đó kẹo dòn, cứng và không bị biến dạng trong quá trình bao gói, bảo quản.
13) Chọn kẹo:
Sau khi làm nguội phải chọn để loại ra những viên kẹo bị biến dạng không đúng qui cách, bị hồi đường, bị bể…nếu không máy gói dễ bị sự cố ( cán kẹo, đứt nhãn…) cũng như không đạt yếu tố cảm quan. Kẹo loại ra được đưa vào mẻ sau. Kẹo hồi, chảy sẽ được tái chế lại.
14) Làm bóng:
Mục đích:
Bao cho kẹo một lớp mỏng chất béo – sáp không thấm nước bảo vệ kẹo tránh tác dụng của độ ẩm xung quanh, đồng thời tăng vẻ bóng đẹp cho kẹo.
15) Gói kẹo:
Kẹo chọn xong phải được gói ngay vì những viên kẹo đã làm nguội hút ẩm rất nhanh. Nhiệt độ trong phòng gói kẹo không quá 20 độ C, độ ẩm tương đối 60% trở xuống.
Để chống hút ẩm tốt ta nên gói kẹo cứng bằng hai lớp: bên trong là lớp giấy chống ẩm, bên ngoài là giấy nhãn.
16) Đóng bao:
Kẹo cứng thường được gói kiểu gối hay xoắn 2 đầu, đóng túi 150g, 200g hoặc 1 kg.
17) Bảo quản:
Nhiệt độ bảo quản thường không quá 18oC. Độ ẩm của không khí khoảng 75%.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
20
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
ACETIC ACID - KHÔNG ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ "DÁM ĂN"
Acetic acid là hóa chất thương mại được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong công nghiệp polymer và công nghiệp thực phẩm. Mỗi năm thế giới sản xuất gần 10 triệu tấn acetic acid, trong đó Mỹ chiếm gần một nửa thị phần. Acetic acid chủ yếu được sử dụng để tổng hợp monomer vinyl acetate và anhydride acetic; ngoài ra, acetic acid còn là dung môi cho quá trình sản xuất terephthalic acid tinh khiết. Hiện nay, nhu cầu về acetic acid đang tăng mạnh, đặc biệt là ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, nơi có nhiều nhà máy sản xuất acetic acid đã và đang được xây dựng gần đây.
Ban đầu, acetic acid được sản xuất bằng phương pháp lên men hiếu khi ethanol, hiện nay đây vẫn là quá trình chính để sản xuất dấm. Khoảng thập niên 1910, công nghệ sản xuất acetic acid đầu tiên đã được thương mại hóa, dựa trên phương pháp oxi hóa acetaldehyde (sản xuất từ acetylene) sử dụng hợp chất cơ thủy ngân làm xúc tác. Tuy nhiên, do độc tính của hợp chất cơ thủy ngân nên phương pháp này đã dần dần bị loại bỏ.
Vào những năm 1950, khi công nghiệp Hóa dầu bắt đầu phát triển mạnh, ethylene đã dần thay thế acetylene để trở thành tiền chất chính cho quá trình sản xuất acetic acid. Tuy nhiên, acetic acid chủ yếu được sản xuất từ quá trình carbonyl hóa methanol, được hãng BASF thương mại hóa lần đầu tiên vào năm 1955. Hiện nay, khoảng 60 % sản lượng acetic acid trên toàn thế giới được sản xuất bởi phương pháp carbonyl hóa methanol:
CO + CH3OH –(Rh-methyl iodide, 180-220 oC, 30-40 atm)--> CH3COOH
Trong giai đoạn 1950 - 1960 cũng đã xuất hiện các quá trình sản xuất acetic acid bằng phương pháp oxi hóa trực tiếp n-butane và naphta; tuy nhiên, các phản ứng này tạo ra một lượng đáng kể các sản phẩm oxi hóa không mong muốn, khiến cho việc tách loại và tinh chế sản phẩm rất phức tạp, do vậy chúng không được thương mại hóa rộng rãi.
67406927_1048683648655882_5296996179907706880_n.png

Nguồn: KEM
 
Top Bottom