Vật lí 11 quy đổi về biểu thức

Nguyenngocthuyduong

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
442
250
111
20
Hà Nội
THPT Nguyễn Du - T.Oai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, một electron được phóng đi từ O với vận tốc ban đầu v0 vuông góc với các đường sức của một điện trường đều cường độ E. Khi đến điểm B cách O một đoạn h theo phương của đường sức. Vận tốc của nó có biểu thức là gì?
2, một electron được phóng đi từ O với vận tốc ban đầu v
0 dọc theo đường sức của một điện trường đều cường độ E cùng hướng điện trường. Quãng đường xa nhất mà nó di chuyển được trong điện trường cho tới khi vận tốc của nó bằng không có biểu thức là gì?
3,một tụ điện phẳng có các bản nằm ngang cách nhau khoảng d, chiều dài các bản là l . Giữa hai bản có hiệu điện thế U. Một electron bay vào điện trường của tụ từ điểm O ở giữa cách đều hai bản với vận tốc [tex]\underset{v_{0}}{\rightarrow}[/tex] song song với các bản.Tìm biểu thức:
a, Độ lệch của nó theo phương vuông góc với các bản khi ra khỏi điện trường
b, Độ lớn gia tốc của nó trong điện trường
c, Góc lệch [tex]\alpha[/tex] giữa hướng vận tốc của nó khi vừa ra khỏi điện trường [tex]\underset{v}{\rightarrow}[/tex] so với [tex]\underset{v_{0}}{\rightarrow}[/tex] có tan[tex]\alpha[/tex] được tính theo biểu thức nào?
4, một electron được phóng đi từ O với vận tốc ban đầu v0 dọc theo đường sức của một điện trường đều cường độ E ngược hướng điện trường. Khi đến điểm B cách O một đoạn h vận tốc của nó có biểu thức là gì?
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
1, một electron được phóng đi từ O với vận tốc ban đầu v0 vuông góc với các đường sức của một điện trường đều cường độ E. Khi đến điểm B cách O một đoạn h theo phương của đường sức. Vận tốc của nó có biểu thức là gì?
2, một electron được phóng đi từ O với vận tốc ban đầu v
0 dọc theo đường sức của một điện trường đều cường độ E cùng hướng điện trường. Quãng đường xa nhất mà nó di chuyển được trong điện trường cho tới khi vận tốc của nó bằng không có biểu thức là gì?
3,một tụ điện phẳng có các bản nằm ngang cách nhau khoảng d, chiều dài các bản là l . Giữa hai bản có hiệu điện thế U. Một electron bay vào điện trường của tụ từ điểm O ở giữa cách đều hai bản với vận tốc [tex]\underset{v_{0}}{\rightarrow}[/tex] song song với các bản.Tìm biểu thức:
a, Độ lệch của nó theo phương vuông góc với các bản khi ra khỏi điện trường
b, Độ lớn gia tốc của nó trong điện trường
c, Góc lệch [tex]\alpha[/tex] giữa hướng vận tốc của nó khi vừa ra khỏi điện trường [tex]\underset{v}{\rightarrow}[/tex] so với [tex]\underset{v_{0}}{\rightarrow}[/tex] có tan[tex]\alpha[/tex] được tính theo biểu thức nào?
4, một electron được phóng đi từ O với vận tốc ban đầu v0 dọc theo đường sức của một điện trường đều cường độ E ngược hướng điện trường. Khi đến điểm B cách O một đoạn h vận tốc của nó có biểu thức là gì?
1)
Lực điện do điện trường [tex]\vec E[/tex] tác dụng lên electron đó là: [tex]\vec F[/tex] có:
+ Điểm đặt: tại electron
+ Phương, chiều: [tex]\vec F = -q. \vec E[/tex].
Gia tốc do F tác dụng lên electron là: a=F/m
Theo phương vuông góc với đường sức, electron chuyển động đều với vận tốc [tex]v_{0}[/tex]
Theo phương đường sức, electron chuyển động với gia tốc a => Tại B, vector vận tốc tại đây có độ lớn:
[tex]v=\sqrt{2ah}[/tex]
Có: [tex]\vec v_{0}[/tex] [tex]\perp \vec v[/tex] nên v'=[tex]\sqrt{v_{0}^{2}+v^{2}}[/tex]=...
2) Làm lực điện như câu 1 => gia tốc => sử dụng công thức [tex]v^{2}-v_{0}^{2}=2as[/tex] => s=... (với v=0 vì quãng đường xa nhất => electron đó dừng lại)
3) Mình sẽ để làm sau (xin lỗi)
4) Cũng làm theo câu 2 và chú ý s=h => v=....
 
Top Bottom