Quê hươg- Tế Hanh ; Khi con tu hú- Tố Hữu và Tức cảnh Pác Bó- Hồ Chí Minh.

N

natsume1998

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Phân tích câu thơ sau:
" Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao là thâu góp gió"

2. Các nhà thơ xưa thường hay nới tới thú lâm tuyền. EM hãy nêu sự giống và khác nhau trong cái thú lâm tuyền của người xưa vs tác giả bài thơ "Tức cảnh Pác Bó"
Gợi ý: Thú lâm tuyền của người xưa được thể hiện trong thi ca.

3.
trình bày cảm nhân của em về tâm hồn người thanh niên cách mạng Tố Huu qua bài thơ" Khi con tu hú".
 
T

tiendat_no.1

1,
Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương. Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong - gió nhẹ - sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.


2.



Giống nhau: + đều sống giữa thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm đề tài sáng tác.
- Khác nhau: + Các nhà thơ xưa thường về ở ẩn giữa núi rừng, lấy thiên nhiên làm bạn, không màng đến thế sự bên ngoài, sống một cuộc sống “An bần lạc đạo”.
+ Với Bác sống giữa cảnh thiên nhiên núi rừng đẹp và thơ mộng nhưng Bác vẫn lấy công việc làm chính “vẫn sẵn sàng”.



Nguồn : net .



 
N

natsume1998

1,
Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương. Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong - gió nhẹ - sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.


2.



Giống nhau: + đều sống giữa thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm đề tài sáng tác.
- Khác nhau: + Các nhà thơ xưa thường về ở ẩn giữa núi rừng, lấy thiên nhiên làm bạn, không màng đến thế sự bên ngoài, sống một cuộc sống “An bần lạc đạo”.
+ Với Bác sống giữa cảnh thiên nhiên núi rừng đẹp và thơ mộng nhưng Bác vẫn lấy công việc làm chính “vẫn sẵn sàng”.



Nguồn : net .
Bài viết của bạn gần đúng rồi đó. còn sau đây là bài của mình(câu 1,2) sau khi được chữa lại:
1.
Tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh"cánh buồm giương to" như " mảnh hồn làng"; Tế Hanh đã lấy cái cụ thể" cánh buồm" để so sánh với cái trừu tượng vô hinh" mảnh hồn làng". Cánh buồm trắng là biểu tượng của 1 điều cao quý, khi no gió phồng lên, căng đầy gợi cảm. Dáng vóc hiên ngang, phóng khoáng, cường tráng đầy sinh khí của cánh buồm chính là hơi thở, là linh hồn của con thuyền, của những người điều khiển nó. Cách so sánh giữa vật cụ thể với cái trừu tượng vô hình đã làm cho đặc điểm tinh thần riêng của làng chài được hình tượng hoa. Giữa cái mỏng manh - trừu tượng với biểu tượng của cánh buồm trắng thể hiện khát vọn chinh phục không gian với những miền đất, Những vùng biển xa xôi là khao khát của con người. Cánh buồm còn là biểu tượng cho sức mạnh của con người giữa tự nhiên, khắc hoạ 1 nét đẹp lãng mạn của hình dáng và tâm hồn những con người luôn sống giữa trời nước bao là để"rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Những tâm hồn khoáng đạt bay bổng và mở rộng đón gió đại dương, những tính cách kiên cường do luôn đối diện với sự hùng vĩ và mãnh liệt của biển cả.

2.
Thú lâm tuyền của người xưa được thể hiện trong thi ca:
a) Nguyen Trãi:
"Núi láng giềng chim bầu bạn
Mây khách khứa, nguyệt anh tam"
b)Nguyễn Bỉnh Khiêm:

"Trúc biếc nước trong ta sẵn có
Phong lưu rất mực dễ ai bì"
*) Giống:
- Bác Hồ và các nhà thơ xưa cùng yêu thích thiên nhiên, sống chan hoà với thiên nhiên, luôn tìm thấy trong thiên nhiên những vẻ đẹp vĩnh hằng.
*) Khác:
- Các thi nhân xưa luôn tìm đến với thiên nhiên thường là khi bất mãn với giai cấp thống trị đương thời. Họ chọn cách sống"lánh đục tìm trong" ẩn dật, xa lánh cuộc đời.
- Khác với các thi nhân xưa, Bác Hồ tìm đến với núi rừng không phải là để
"lánh đục tìm trong" ẩn dật lánh đời mà để hoạt động cách mạng. Lâm tuyền của Người thống nhất với niềm vui hoạt động cách mạng, được hoạt động cách mạng trên trên chính quê hương đất nước của mình, giữa núi rừng Tổ quốc mình. 2 niềm vui(thú lâm tuyền và hoạt động CM) bở sung cho nhau, hài hoà với nhau tạo nên sự phong phú đẹp đẽ trong tâm hồn của người chiến sĩ-Thi sĩ Hồ Chí Minh.




 
Top Bottom