- 28 Tháng hai 2017
- 2,166
- 3,199
- 689
- 21
- Thanh Hóa
- HV Thánh Huy
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Khi cau thay lá, bẹ cau buông thân cây, thả mình rơi xuống đất, phần bẹ cau ấy người ta gọi là mo cau. Trẻ con thì lấy mo cau ấy chơi trò kéo xe, cái trò chơi thật vui và đáng nhớ. Bà thì nhặt mo cau vào làm quạt cho ông, đó là chiếc quạt mo ông thường phe phẩy những ngày hè.
Thời ấy đã lâu rồi, từ hồi tôi còn là một đứa trẻ. Ở quê làm gì đã có điện đâu, thế nên nhà nào vào mùa hè mà chả có mấy chiếc quạt nan, quạt cọ. Riêng ông nội, ông chỉ thích quạt mo. Bà lấy mo cau vào, lựa chỗ phẳng phiu nhất rồi lấy kéo cắt thành hình chiếc quạt. Bà đem quạt ấy phơi ngoài sân gạch đang nóng như chảo gang. Để quạt mo không bị cong, bà lấy những viên gạch chèn đều lên mép quạt. Khoảng độ ba đến bốn ngày phơi nắng, quạt mo cau đã khô, bà đem vào cho ông dùng. Ông thường rất thích thú khi nhận quạt từ tay bà và ông lại khen bà làm quạt đẹp, khi ấy bà cũng cười đầy vui vẻ, hàng răng đen như ánh lên lấp lánh.
Vào những đêm mùa hè, trăng sáng vằng vặc, ông thường mang ghế ra sân ngồi hóng gió, tay ông cầm quạt mo phe phẩy. Chúng tôi cũng nô đùa và cười khanh khách.Tôi tò mò hỏi ông: "Ông ơi! Sao ông lại thích dùng quạt mo?" Ông đáp:
"Ta dùng cái quạt mo cau
Vừa để che đầu, lại để gãi lưng"
Ông đọc xong và cười sảng khoái, cái cười hiền và thanh thản, tiếng cười như tan vào ánh trăng mềm mại đang toả ra khắp sân vườn. Tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng đã cảm nhận được cái phong thái ung dung của bậc quân tử toát ra ở nơi ông và thầm cảm phục. Rồi ông lại ngồi kể chuyện đời mình. Ông kể những ngày xưa đói rách, cơ cực ông đã làm nhiều nghề để mưu sinh, ông kể về những ngày đi công tác của mình. Tôi ngồi nghe, thi thoảng hỏi lại ông những câu hỏi của một đứa trẻ con...
Ông nội vốn được sinh ra trong một gia đình nghèo. Cụ thân sinh của ông là một nhà nho cho nên từ bé ông đã học chữ nho và tiếp thu những tư tưởng nho giáo. Sau này, khi tham gia cách mạng, ông được cấp trên cho đi học, cho đi đào tạo rồi trở thành cán bộ nghành văn hóa của một tỉnh miền núi. Khi tôi sinh ra thì ông đã nghỉ hưu về quê. Lúc nào tôi cũng thấy ở ông vẻ điềm tĩnh vui tươi và họat bát; đĩnh đạc, và hiền hoà. Những điều ấy chẳng người con nào của ông học tập và thừa hưởng được. Hồi ấy tôi đã thầm nghĩ là sau này mình sẽ học tập những nét đó của ông, nhưng rốt cuộc tôi cũng không làm được. Tôi nhớ có lần thấy trên quạt mo của ông có viết chữ nho, tôi hỏi: "Đây là chữ gì hả ông?" Ông cười: "Đó là chữ bạn ông viết tặng đấy". Rồi ông giải nghĩa những chữ ấy, tôi không nhớ rõ nhưng đại ý nói là ông làm người khác nhìn là đã thấy nể sợ. Chẳng hiểu tại sao câu chuyện về những chữ nho trên chiếc quạt mo của ông lại làm tôi nhớ mãi cho tới tận hôm nay!
Ông giờ đã là người của cõi khác, âu đó cũng là lẽ thường của tạo hóa nhưng tôi vẫn luôn nghĩ tới ông với niềm nhớ nhung khắc khoải. Tôi vẫn còn thấy đâu đây hình ảnh ông cầm chiếc quạt mo cau và nụ cười tan vào ánh trăng, nhưng giờ nó trở nên hư ảo và xa xôi giữa thế gian vô thường này.
----------------------------------------------------
Thính giả: Lê Minh Hải
Thời ấy đã lâu rồi, từ hồi tôi còn là một đứa trẻ. Ở quê làm gì đã có điện đâu, thế nên nhà nào vào mùa hè mà chả có mấy chiếc quạt nan, quạt cọ. Riêng ông nội, ông chỉ thích quạt mo. Bà lấy mo cau vào, lựa chỗ phẳng phiu nhất rồi lấy kéo cắt thành hình chiếc quạt. Bà đem quạt ấy phơi ngoài sân gạch đang nóng như chảo gang. Để quạt mo không bị cong, bà lấy những viên gạch chèn đều lên mép quạt. Khoảng độ ba đến bốn ngày phơi nắng, quạt mo cau đã khô, bà đem vào cho ông dùng. Ông thường rất thích thú khi nhận quạt từ tay bà và ông lại khen bà làm quạt đẹp, khi ấy bà cũng cười đầy vui vẻ, hàng răng đen như ánh lên lấp lánh.
Vào những đêm mùa hè, trăng sáng vằng vặc, ông thường mang ghế ra sân ngồi hóng gió, tay ông cầm quạt mo phe phẩy. Chúng tôi cũng nô đùa và cười khanh khách.Tôi tò mò hỏi ông: "Ông ơi! Sao ông lại thích dùng quạt mo?" Ông đáp:
"Ta dùng cái quạt mo cau
Vừa để che đầu, lại để gãi lưng"
Ông đọc xong và cười sảng khoái, cái cười hiền và thanh thản, tiếng cười như tan vào ánh trăng mềm mại đang toả ra khắp sân vườn. Tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng đã cảm nhận được cái phong thái ung dung của bậc quân tử toát ra ở nơi ông và thầm cảm phục. Rồi ông lại ngồi kể chuyện đời mình. Ông kể những ngày xưa đói rách, cơ cực ông đã làm nhiều nghề để mưu sinh, ông kể về những ngày đi công tác của mình. Tôi ngồi nghe, thi thoảng hỏi lại ông những câu hỏi của một đứa trẻ con...
Ông nội vốn được sinh ra trong một gia đình nghèo. Cụ thân sinh của ông là một nhà nho cho nên từ bé ông đã học chữ nho và tiếp thu những tư tưởng nho giáo. Sau này, khi tham gia cách mạng, ông được cấp trên cho đi học, cho đi đào tạo rồi trở thành cán bộ nghành văn hóa của một tỉnh miền núi. Khi tôi sinh ra thì ông đã nghỉ hưu về quê. Lúc nào tôi cũng thấy ở ông vẻ điềm tĩnh vui tươi và họat bát; đĩnh đạc, và hiền hoà. Những điều ấy chẳng người con nào của ông học tập và thừa hưởng được. Hồi ấy tôi đã thầm nghĩ là sau này mình sẽ học tập những nét đó của ông, nhưng rốt cuộc tôi cũng không làm được. Tôi nhớ có lần thấy trên quạt mo của ông có viết chữ nho, tôi hỏi: "Đây là chữ gì hả ông?" Ông cười: "Đó là chữ bạn ông viết tặng đấy". Rồi ông giải nghĩa những chữ ấy, tôi không nhớ rõ nhưng đại ý nói là ông làm người khác nhìn là đã thấy nể sợ. Chẳng hiểu tại sao câu chuyện về những chữ nho trên chiếc quạt mo của ông lại làm tôi nhớ mãi cho tới tận hôm nay!
Ông giờ đã là người của cõi khác, âu đó cũng là lẽ thường của tạo hóa nhưng tôi vẫn luôn nghĩ tới ông với niềm nhớ nhung khắc khoải. Tôi vẫn còn thấy đâu đây hình ảnh ông cầm chiếc quạt mo cau và nụ cười tan vào ánh trăng, nhưng giờ nó trở nên hư ảo và xa xôi giữa thế gian vô thường này.
----------------------------------------------------
Thính giả: Lê Minh Hải