Sinh 11 Quang hợp

P

phamvanquy93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Trình bày cấu trúc của lục lạp thick ứng với việc thực hiện 2 pha của quang hợp?
2.Thế nào là sác thố quang hợp, tại sao mỗi cơ thể quang hợp lại có nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau?
3.Tại sao lá cây có màu xanh lục. Màu xanh lục có liên quan trực tiếp đến chức năng quang hợp của lá không?
 
V

vananhhin

3.Tại sao lá cây có màu xanh lục. Màu xanh lục có liên quan trực tiếp đến chức năng quang hợp của lá không?
lá cây có màu xanh lục là do chất diệp lục có trong lá cây thì tất nhiên là liên quan trực tiếp.
 
M

minhtuan7984

1. Trình bày cấu trúc của lục lạp thick ứng với việc thực hiện 2 pha của quang hợp?

- Lục lạp là một bào quan lớn trong tế bào. Lục lạp thường có dạng hình bầu dục với chiều dài 4-6 mm, chiều rộng khoảng 2-3mm
- Số lượng lục lạp trong tế bào thay đổi tuỳ loại cây, tùy trạng thái sinh lý của cây, tuỳ tuổi cây. Trong mỗi tế bào có khoảng 20-100 lục lạp. Tế bào đang quang hợp mạnh số lượng có thể nhiều hơn
- Lục lạp có khả năng tự di chuyển vị trí, chiều quay trong tế bào để có thể bảo vệ lục lạp khi gặp ánh sáng quá mạnh, đồng thời có thể tăng khả năng hấp thụ ánh sáng khi ánh sáng yếu. Khi ánh sáng mạnh, lục lạp quay hướng song song với chiều các tia sáng làm giảm tiết diện tiếp xúc với ánh sáng nên lục lạp được bảo vệ. Ngược lại, khi ánh sáng có cường độ thấp, lục lạp quay vuông góc với chiều các tia sáng làm tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng, tận dụng được nhiều ánh sáng cho quang hợp

* Cấu trúc của lục lạp:

- Bao bọc lục lạp là lớp màng kép gồm hai màng cơ sở cách nhau bởi lớp dịch đệm. Bên trong màng là cơ chất của lục lạp. Thành phần hoá học của cơ chất lục lạp chủ yếu là protein, lipid, gluxit và các sản phẩm khác của quá trình quang hợp
- Khối cơ chất lục lạp không đồng nhất mà có các lamen nằm lẫn vào trong đó. Có loại lamen nằm riêng rẽ từng chiếc trong cơ chất, đó là Tilacoit cơ chất. Ở nhiều lục lạp các lamen thường xếp chồng lên nhau tạo ta các hạt (gram), đó là các tilacoit hạt. Tuỳ loại tế bào mà lục lạp chứa dạng Tilacoit cơ chất là chính hay dạng tilacoit hạt là chính. Ở các loại Tảo Tilacoit cơ chất là chủ yếu. Ở thực vật C3 lục lạp kiểu tilacoit hạt chiếm ưu thế. Ở thực vật C4 trong lục lạp của tế bào bao bó mạch chứa tilacoit cơ chất còn lục lạp của tế bào thịt lá (Mezophyll) lại chứa Tilacoit hạt là chính

- Lamen là màng quang hợp, nới diễn ra các hoạt động của pha sáng quang hợp. Lamen được cấu tạo nên từ loại lớp màng cơ sở, mỗi màng có chiều dày khoảng 10-30nm. Giữa hai lớp màng là lớp dịch đệm dày 100nm. Trên mỗi màng cơ sở ngoài protein và lipid còn có các loại sắc tố, hệ vận chuyển điện tử các enzim ... sắp xếp theo trật tự xác định phù hợp với chức năng quang hợp.

- Màng lamen không nhẵn mà trên đó có các hạt nhỏ đường kính khoảng 20nm, đó là các quang toxom. Quang toxom được xem là đơn vị cấu trúc cơ sở của lục lạp. Thành phần quang toxom có 50% lipid, gần 50% protein và các sắc tố hệ vận chuyển điện tử, enzim ... Trong mỗi quang toxom có 160 phân tử chlorophyll a, 70 phân tử chlorophyll b, 48 phân tử carotenoic, 46 phân tử quinon, 2 nguyên tử Mn, 18 nguyên tử Fe, 6 nguyên tử Cu ...

- Năm 1932 Emerson và Arrnon khi nghiên cứu cơ chế quang hợp đã phát hiện thấy khi khử 1 phân tử CO2 cần sử dụng một lượng sắc tố và các chất vận chuyển điện tử nhất định. Tập hợp hệ thống các chất tham gia khử một phân tử CO2là đơn vị quang hợp. Thành phần một đơn vị quang hợp gồm 2400 phân tử chlorophyll, 24 phân tử quinon, 24 phân tử plasto quinon, 8 phân tử xytocrom b, 4 phân tử xytocrom F, 4 phân tử plastoxianin, 4 phân tử P700. Ngoài ra còn các chất vận chuyển điện tử trung gian, các enzim tham gia photphoryl hoá.

Sự sắp xếp của các thành phần trong đơn vị quang hợp phù hợp với quá trình photphoryl hoá được tiến hành tại đây
( Trích Giáo trình Tế bào học )
 
M

minhtuan7984

2. Thế nào là sác thố quang hợp, tại sao mỗi cơ thể quang hợp lại có nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau?

- Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng cần thiết cho quang hợp. Có trong các lục lạp của thực vật hoặc phân tán trong chất tế bào của sinh vật nhân sơ. Tất cả các sinh vật quang hợp đều có chứa: sắc tố lục (clorophin), sắc tố vàng (carotenoit), sắc tố của thực vật bậc thấp (phicobilin), sắc tố dịch tế bào (antoxian). Sắc tố lục là nhóm sắc tố chiếm vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp vì nó có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng Mặt Trời và biến thành năng lượng hoá học. Sắc tố lục không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Clorophin ở trong tế bào không bị mất màu vì nằm trong phức hệ protein và lipoit, nhưng dung dịch clorophin ngoài ánh sáng và trong môi trường có oxi phân tử (O2) thì bị mất màu do bị oxi hoá dưới tác dụng của ánh sáng. Quang phổ hấp thụ của clorophin là 400 - 700 nm (có 2 vùng hấp thụ 430 nm cho màu xanh lam, 662 nm cho màu đỏ). Màu xanh đặc trưng của clorophin do kết quả sự hấp thụ ở vùng quang phổ xanh và đỏ. Năng lượng của lượng tử ánh sáng được clorophin hấp thụ đã kích thích phân tử clorophin và các dạng của phân tử sắc tố đã truyền năng lượng cho nhau, tạo nên hiện tượng huỳnh quang và lân quang.

Nhóm sắc tố vàng (carotenoit), gồm 2 nhóm nhỏ là caroten và xantophin. Caroten (C40H56), không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Trong thực vật thường có 3 loại: α, β và δ. Cắt đôi δ - caroten sẽ được 2 phân tử vitamin A. Xantophin C40H56On (n = 1 - 6) là dẫn xuất của caroten. Có nhiều loại xantophin, vd. kriptoxantin (C40H56O4). Quang phổ hấp thụ 451 - 481 nm. Phân ra 2 nhóm xantophin: nhóm carotenoit sơ cấp làm nhiệm vụ hoạt động quang hợp hoặc bảo vệ; nhóm carotenoit thứ cấp có trong các cơ quan như hoa, quả, các cơ quan hoá già hoặc bị bệnh thiếu dinh dưỡng khoáng. Vai trò của carotenoit là lọc ánh sáng, bảo vệ clorophin. Xantophin tham gia vào quá trình phân li nước (H2O) và thải oxi (O2) thông qua sự biến đổi từ violaxantophin thành lutein. Nhóm carotenoit tham gia vào quang hợp bằng cách tiếp nhận năng lượng ánh sáng Mặt Trời và truyền năng lượng này cho clorophin và nó có mặt trong hệ thống quang hoá II.

Nhóm sắc tố thực vật bậc thấp có ở tảo và thực vật bậc thấp sống ở nước. Là nhóm sắc tố thích nước, trong tế bào chúng liên kết với protein nên còn gọi là biliprotein hay phicobiliprotein, gồm phicoeritrin (C34H47O4O8) và phicoxianin (C34H42N4O9). Quang phổ hấp thụ là vùng ánh sáng lục và vàng.

Nhóm antoxian (sắc tố dịch bào) là loại glucozit. Khi hấp thụ quang tử ánh sáng, nó biến năng lượng quang tử thành dạng nhiệt năng, sưởi ấm cho cây (điều này thấy rõ ở cây vùng lạnh có màu sắc sặc sỡ). Antoxian còn làm tăng khả năng giữ nước của tế bào khi bị hạn và gió khô. Trên cơ sở các số liệu về hàm lượng các dạng sắc tố trong lá, người ta có thể đánh giá khả năng quang hợp của thực vật và xếp loại các thực vật thuộc nhóm ưa sáng, ưa bóng, thực vật C3, C4. Các STQH có vai trò lớn trong dinh dưỡng và y học như caroten, phicoxianin.

* Quang phổ của ánh sáng gồm nhiều tia sáng có bước sóng khác nhau và ánh sáng thay đổi theo môi trường, thời gian và dưới tán rừng vì thế TV có nhiều nhóm săc tố để có thể hấp thụ được nhiều tia sáng có bước sóng khác nhau
 
M

minhtuan7984

3. Tại sao lá cây có màu xanh lục. Màu xanh lục có liên quan trực tiếp đến chức năng quang hợp của lá không

Lá có màu xanh lục vì khi hấp thụ các tia sáng, tia sáng màu xanh lục được hấp thụ rất ít và phản xạ lại mắt ta khiến ta nhìn thấy lá cây có màu xanh lục. Lá cây chủ yếu hấp thụ các tia sáng đỏ và lam ,tím
 

Nguyễn Lê Hoài Thương

Học sinh
Thành viên
27 Tháng chín 2019
58
19
21
17
Ninh Bình
Trường trung Học Cơ Sở Sơn lai
Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp. Một mi - li - mét lá chứa 40 vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là chất diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm 7 màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này và do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì... Như vậy cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.
Còn câu: Màu xanh lục có liên quan trực tiếp đến chức năng quang hợp của lá không? mình đang suy nghĩ.
Không chép mạng nha.
 

Dora_Dora

Học sinh chăm học
Thành viên
15 Tháng tư 2016
461
268
101
21
Thái Nguyên
THPT CTN
1.Trình bày cấu trúc của lục lạp thick ứng với việc thực hiện 2 pha của quang hợp?
2.Thế nào là sác thố quang hợp, tại sao mỗi cơ thể quang hợp lại có nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau?
3.Tại sao lá cây có màu xanh lục. Màu xanh lục có liên quan trực tiếp đến chức năng quang hợp của lá không?
Theo mình thì màu xanh lục k liên quan trực tiếp đến quang hợp, lá cây chủ yếu hấp thụ tia sáng đỏ và xanh tím để quang hợp mà :p:p
 
Top Bottom