quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu cuộc KC chống Pháp

D

ductunyb

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài:Nói về quan niệm sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp,Giáo sư Trần Văn giàu đã viết;"Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tach rời với hai chữ nhục,vinh.Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây:đánh Tây là vinh,theo Tây là nhục".Anh (chị) hãy viết một đoạn văn phân tích những câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện đầy đủ,sâu sắc triết lí nhân sinh đó.(Hix,đề này ở trang 65-SGK ban cơ bản,khó quá,bài viết số 2 của mình đếy):eek:

Bạn chú ý cách đặt tiêu đề!
 
Last edited by a moderator:
T

thuha_148


*/ Luận đề :
Quan niệm vinh nhục của cha ông ta thời kì đầu chống Pháp
*/ Luận điểm
_ Nêu khái quát suy nghĩ của bản thân về quan niệm vinh nhục của cha ông ta thời đầu chống Pháp
_ Lí giải cho suy nghĩ của mình ? (vì sao minh lại có suy nghĩ như vậy )
_ Phân tích và chứng minh để làm sáng tỏ suy nghĩ trên
*/ Phạm vi kiến thức :
Văn tế nghĩ sĩ cần Giuộc
*/ Thao tác nghị luận :
Tổng hợp các thao tác phát biểu suy nghĩ, giải thích, phân tích, chứng minh
C/ Dàn bài đại cương
I/ Mở bài
II/ Thân bài :
1/ Giải thích nội dung của đề
_Đó là một quan niệm sống, một phậm trù đạo đức
+ Vinh ?
+ Nhục ?
_ Tiêu chuẩn để đánh giá vinh nhục :
sự đóng góp của cá nhân ấy đối với Lợi ích của cộng đồng, của quốc gia dân tộc
2/ Nghị luận vấn đề
(Phát biểu suy nghĩ của bản thân về quan niệm vinh nhục của cha ông ta thời đầu chống Pháp)
a/ Nêu khái quát suy nghĩ của bản thân về quan niệm vinh nhục của cha ông ta thời đầu chống Pháp
_ Thực dân Pháp xâm lược (vấn đề sống còn của dân tộc được đặt lên hàng đầu
_ Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá vinh nhục đối với mỗi cá nhân đó là thái độ chính trị đối với cuộc xâm lăng: Đánh Tây là vinh theo Tây là nhục
b/ Lý giải cho suy nghĩ của mình ? (vì sao minh lại có suy nghĩ như vậy )
_ Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và cộng đồng, quốc gia, dân tộc : Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Không một cá nhân nào tách ra khỏi cộng đồng mà tồn tại được và ngược lại, cộng đồng muốn tồn tại được là nhờ công sức của mỗi cá nhân.
_ Mỗi hành vi cử chỉ, thái độ quan niệm sống của cá nhân đều sự chi phối của cộng đồng và chịu sự phán xét của cộng đồng

_Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một cá nhân nào đó sống vinh hay nhục là sự đóng góp của cá nhân ấy đối với Lợi ích của cộng đồng, của quốc gia dân tộc
_ Mỗi một thời kì lịch sử có những nhiệm vụ chiến lược cụ thể không giống nhau, đòi hỏi sự đóng góp của cá nhân trong từng thời kì cũng không giống nhau. Nên trên cái cốt lõi chung (vì lợi ích của cộng đồng quốc gia dân tộc), biểu hiện ra ngoài của quan niệm vinh nhục cũng có sự khác nhau
_ Đất nước thanh bình, chế độ thịnh trị thì tiêu chí lớn nhất để đánh giá một cá nhân sống vinh hay nhục là cá nhân ấy đóng góp như thế nào cho đời sống no ấm của nhân dân, sự phát triển chung của đất nước
_ Đất nước bị xâm lăng, độc lập chủ quyền của quốc gia dân tộc bị xâm phạm, vấn đề sống còn của đất nước được đặt lên hàng đầu, tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá vinh nhục đối với mỗi cá nhân đó là thái độ chính trị đối với cuộc xâm l

Chúc bạn thành công/:)@-):p
 
T

thuha_148

Bạn nên xen 1 số dẫn chứng trong bài viết của tác phẩm Văn tế ngiax sĩ Cần Giuộc. Lúc nãy đang đánh máy tự nhiên bị mất hết rồi. Thông cảm nha!
Nên làm rõ hình ảnh về người nông dân. - Không phải là lính chính quy của Triều đình, “chẳng phải quân cơ, quân vệ”, chẳng có “bao tấu, bầu ngòi”. Họ chỉ là “dân ấp dân lân”, vì “bát cơm manh áo” mà đánh giặc. Trang bị thô sơ, áo mặt chỉ là “một manh áo vải”, vũ khí là một ngọn tầm vông, một lưỡi gao phay, hoặc “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi” …

Kẻ thù của họ là mã tà, ma ní, là thằng Tây “bắn đạn nhỏ đạn to”, có “tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.
Nguyễn Đình Chiểu đã ngợi ca, khâm phục và biết ơn các nghĩa sĩ. Ông đã dựng lên một tượng đài bi tráng về người nông dân đánh giặc cứu nước trong buổi đầu giặc Pháp xâm lăng đất nước ta.
- Khẳng định một quan niệm về sống và chết: chết vinh còn hơn sống nhục. Không thể “theo quân tà đạo”, “ở lính mã tà” đánh thuê, làm bia đỡ đạn, sống cuộc đời bán nước cầu vinh “chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Trái lại, phải sống anh dũng, chết vẻ vang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”.



 
Top Bottom