Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài này là bài quản lí thời gian học tập hiệu quả -past 2 của Trần Ngọc Nam
Mình thấy hay nên cop về cho các bạn cùng đọc...Do bài chứa một số quảng cáo về các trang khác nên mình chỉ chia sẻ cho các bạn đoạn đầu thôi...
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hihihi bạn đọc. Chào mừng bạn đến với bài viết tiếp theo của tôi về quản lý thời gian hiệu quả.
Thực sự, tôi không có ý định viết part 2 này đâu. Nhưng suy nghĩ kỹ, thời gian này là kỳ nghỉ hè và đây chính xác là giai đoạn tạo sự khác biệt cho các bạn học sinh thân yêu.
Đặc biệt, các bạn lớp 12 chỉ còn chưa đầy 30 ngày sẽ đến với kì thi THPT Quốc Gia quyết định. Còn bạn khối khác thì có 2-3 tháng nghỉ hè đầy hứa hẹn cho quá trình đột phá học tập .
À! Mà này, bài viết thứ hai này tôi viết dựa trên những nền tảng của part 1 – về quản lý thời gian hiệu quả trong học tập
---
Hãy chắc rằng bạn đã đọc nó trước khi đến bài thứ hai này nhé, bằng cách làm như vậy bạn sẽ nhận được nhiều giá trị nhất và có thể tận dụng tối đa nguồn lực có hạn của mình – là thời gian. Để tạo ra được những kết quả tốt nhất trong mùa hè này.
Bạn biết không? Luôn có những thời khắc để một người thay đổi. Cầu tiến hơn, kiên trì hơn, giỏi hơn và hạnh phúc hơn. Nhưng điều quan trọng hơn hết, bạn là người quyết định “thời khắc” kì diệu ấy. Vậy, bạn có muốn lựa chọn “thời khắc thay đổi” là mùa hè này không?
Khi bạn đang đọc những dòng chữ này thì đầu óc của tôi đang quay cuồng với suy nghĩ “làm sao để mình vượt qua sự lười biếng, trì hoãn công việc”. Đồng ý với nhau đi! Đó là hai kẻ thù lớn nhất của năng suất và nó đang gặm nhấm thời gian quý giá của chúng ta. Tôi hiểu bạn cũng đang khốn khổ với nó. Nhiều lúc bạn ngồi vào bàn học, một trong hai con quỷ ấy rót vào tai của bạn những lời đường mật “online Facebook xíu đi, nhỡ đâu crush đang online và nhắn tin với mày thì sao?”… 1 giờ, 2 giờ…. Bạn mất luôn cả buổi chiều… Không dừng lại ở đó, việc bạn online quá nhiều khiến bạn mất năng lượng. Cảm giác tội lỗi kéo đến vì sự thiếu kỷ luật, tiếc nuối “đáng lẽ chiều nay mình đã làm được một cái đề thi thử rồi”… Bạn bắt đầu lo lắng nôn nao vì thời gian sắp cạn dần,… đồng hồ cát vẫn chảy khi bạn dừng chạy đua… Sau một tiếng suy nghĩ, ân hận và hối cải về hành động ngu ngốc lúc ban chiều. Bạn vô tình nhiễm căn bệnh dễ lây lan – mang tên Stress… Não của bạn bão hòa vì đã suy nghĩ quá nhiều. Bạn thấy mệt mỏi và buồn ngủ… Cuối cùng bạn quyết định lướt youtube để giải stress bằng cách xem chỉ 1 video hài ngắn 5 phút thôi. Không may cho bạn lần này! Bạn vô tình nhìn thấy quảng cáo của một bộ phim hay… click vào và đắm chìm 2 giờ… Bây giờ là 8h tối rồi, bình thường bạn học đến 12h mới ngủ. Nhưng giờ đây, bạn dối lòng, mình mệt lắm, dù sao hôm nay đã “vỡ nợ” rồi, có học thêm cũng không được bao nhiêu hết. Hôm nay, bạn quyết định ngủ sớm vào 8 giờ tối.
Đáng lý ra từ 13h chiều đến 12h khuya, ít nhất bạn cũng có thể có 8 tiếng để tự học. Nhưng chỉ vì không quản lý tốt thời gian, bạn không làm được cái gì ra hồn cả. Lại còn nhận lấy những cảm xúc tiêu cực và bất lực với bản thân của mình nữa chứ. Tự hỏi, lỗi tại ai???
Bạn đã từng trải qua cảm giác ấy bao nhiêu lần rồi? Chắc nó đều đều như cơm bữa nhỉ?
Tôi cũng đã từng như vậy, đến một lúc tôi nhận ra rằng tôi không thể chịu được cảm giác ấy nữa. Tôi không muốn nuông chiều bản thân quá mức. Tôi phải thực hiện những ước mơ của mình, đậu đại học, thi vào Ngoại Thương. Tôi bắt đầu thay đổi.
Còn bạn, nếu bạn vẫn đang cảm thấy rằng: “tôi ổn.” Bạn có thể dừng bài viết tại đây. Tại sao ư? Đơn giản bạn vẫn chưa sẵn sàng để thay đổi, để tiến đến phiên bản tốt nhất của bản thân. Bạn vẫn đang dễ dãi với bản thân mình. Nếu nó làm bạn hạnh phúc thì cứ để như vậy đi. Bạn hiểu ý tôi chứ.
Tôi đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm sao để vượt qua trì hoãn và lười biếng” ngay lập tức. Và đó cũng chính là nội dung của part 2 quản lý thời gian.
Chúc mừng bạn vì đã sẵn sàng thay đổi, nâng cấp bản thân mình.
Dưới đây là 3 ý tưởng vô cùng tuyệt vời, đơn giản và có thể áp dụng ngay lập tức luôn nhé.
Bạn đã sẵn sàng chưa? Oke, chúng ta cùng bắt đầu.
Ý tưởng số 1: Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Hồi còn nhỏ, tôi rất ghét phải đi tiêm phòng. Tôi thường hét toáng lên khi cô nữ y tá xinh đẹp đưa cây kim tiêm lại gần. Quả thật, giai đoạn ấy còn đau hơn cả khi cây kim nhỏ và nhọn tiếp xúc với làn da mềm mại của tôi hihi.
Tôi thường hỏi mẹ của tôi lý do tại sao tôi phải làm điều đó? Không biết bạn có hỏi mẹ của mình không nhỉ? Chắc là có chứ, đứa trẻ nào mà chẳng tò mò và muốn trốn tránh những kỳ tiêm phòng đầy ám ảnh kia.
Câu trả lời của mẹ cộng với những gì tôi học được suốt 12 năm trao dồi kiến thức sinh học. Tôi học khối A, nhưng phải nói thật lòng tôi thích môn sinh, đặc biệt là sinh học lớp 8 (nếu bạn thắc mắc tại sao có thể tìm lại chương cuối sẽ biết). Tôi rất cởi mở trong chuyện ấy.
Đây là những gì tôi biết về việc tiêm vắc xin, nó sẽ giúp chúng ta tránh phải những cơn bệnh quoái ác sau này. Tôi không muốn nói sâu về cơ chế hoạt động của nó.
Có khi nào bạn tự hỏi, đối với cơ thể chúng ta cần vắc xin, vậy đối với thời gian, có loại vắc xin đặc dụng nào không?
Câu trả lời của tôi là có…
Ở Part 1 tôi đã đưa bạn các biện pháp để không bị mạng xã hội cướp mất thời gian. Còn ở đây, tôi sẽ giới thiệu thêm một phần mềm giúp bạn tránh khỏi cơn nghiện Facebook.
Có thể nói đây là vắc-xin hiệu quả nếu bạn không thể tự chữa lành bệnh cho chính mình.
Đó chính là phần mềm kill news feed, nói chính xác hơn nó là một tiện ích dành cho trình duyệt chrome và coccoc. Khi bạn tải tiện ích này về máy, bạn sẽ không còn phải lăn tăn với tình trạng lướt bản tin Facebook hàng giờ đồng hồ nữa. Vì sao ư? Như cái tên của nó, nó sẽ chặn tất cả bản tin. Thật tuyệt vời phải không?
Ý tưởng số 2: Lao đầu vào những việc khó khăn.
Đây là câu chuyện của tôi… và tôi muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng, thông qua câu chuyện, bạn sẽ hiểu được ý tưởng lớn này. Tôi tin chắc rằng, chỉ cần bạn áp dụng được điều ấy vào những ngày tháng sắp tới, bạn sẽ trở thành chuyên gia trong việc quản lý thời gian.
Cách đây một tuần, tôi mới nhận hợp đồng viết một cuốn Ebook dài 10,000 từ cho một công ty. Tôi phải hoàn thành trong vòng 15 ngày. Bạn biết đấy, một cuốn sách trung bình tầm 50,000 từ thôi. Vậy là tôi phải hoàn thành 1/5 cuốn sách trong 15 ngày ư???
Tôi lên kế hoạch để hoàn thành trước kỳ hạn 5 ngày, vì tôi là người rất nguyên tắc trong công việc. Tôi sắp xếp tất cả những công việc hằng ngày của Tự Học 365 vào buổi sáng và chiều, tôi hoàn thành xong nó. Đến buổi tối, tôi bắt tay vào nhiệm vụ phải hoàn thành viết 10,000 từ.
Trước khi viết tôi bắt đầu suy nghĩ, mình có nên lên Facebook một chút để thư giản không nhỉ, tôi có việc gì của Tự Học 365 chưa làm xong không nhỉ, tôi có nên tham khảo thêm bài viết nào không nhỉ?
Như tôi đã phân tích cho bạn ở ví dụ đầu bài viết. Việc suy nghĩ chỉ khiến chúng ta mất thời gian thêm mà thôi. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng, công việc trước mắt tôi rất khó khăn. Nó như tảng đá lớn trước mặt, tôi cố gắng tìm cách đi vòng, nhưng thực ra tôi đang dối lòng. Tảng đá 10,000 từ đó cũng như giai đoạn bác sĩ đưa cây kim tiêm nhọn gần đến tay bạn. Nếu bác sĩ đưa một cách từ từ, từ từ,… bạn sẽ cảm nhận nỗi đau vô cùng lớn.
Tôi biết bạn cũng đã từng như vậy, cho dù bạn là học sinh trung bình, hay học sinh giỏi cũng không tránh khỏi. Đó có thể là 100 câu hỏi khó, viết bài văn về nhà, làm bài thuyết trình cho nhóm. Chúng ta luôn muốn trì hoãn những công việc khó khăn.
Cuối cùng tôi nhận ra, tôi càng trì hoãn, tôi càng mất năng lượng, hơn thế nữa, những công việc khác cũng không thể hoàn thành. Vì tôi phải viết xong 10,000 từ trước thì mới có quyền làm việc khác. Vấn đề nảy sinh ở đây,… nếu tôi tiếp tục tình trạng như vậy, tôi sẽ tìm những việc đơn giản hơn để làm như lên Facebook, đọc báo, xem youtube,… hoặc tôi có thể làm việc, nhưng tâm trí vẫn bị đè nặng bởi 10,000 từ kia. Thời gian trôi dần, hạn chót chỉ còn 5 ngày, và khi ấy, tôi sẽ như mọi người, lao đầu vào làm việc điên cuồng. Bởi vì lúc này tôi không thể trì hoãn được nữa rồi. Tôi không hiểu, trước sau gì mình cũng phải làm. Tại sao mình lại tìm các lý do “hợp lý để né tránh”.
Kể từ đó, mỗi buổi sáng thức dậy, tôi sẽ hỏi bản thân mình xem hôm nay có việc quan trọng và khó khăn, nhất tôi sẽ làm trước. Tôi sẽ không tìm bất kỳ lý do nào để thoái thác.
Có đôi lúc, bộ não của tôi nói rằng “tôi chưa muốn làm nó ngay lúc này”. Nhưng tôi không chấp nhận mệnh lệnh đó. Nếu cậu chưa muốn làm, tôi vẫn ngồi trước máy tính, mở phần mềm word lên. Cậu có hai lựa chọn, thứ nhất gõ gõ và gõ để hoàn thành 10,000 hoặc không làm gì cả. Không có kiểu lên Facebook một chút, gọi cho mẹ một chút, đi tiểu một chút… Không đời nào.
Bạn biết không, nó rất hiệu quả. Bởi vì não của tôi không có lựa chọn nào nữa. Lúc này nó bật chế độ sống còn lên rồi. Không có đường rút thì buộc phải chiến đấu thôi.
Điều tuyệt vời xảy ra khi 5 phút đầu tiên trôi qua, tôi hoàn toàn đắm chìm vào việc viết bài của mình. Bạn cũng đã từng như vậy phải không? Rất khó để bắt đầu, nhưng khi bắt đầu rồi thì không muốn dừng lại.
Vậy bản chất ở đây là gì? Chúng ta cần hành động điên cuồng ngay từ ban đầu để hạ gục con quỷ lười biếng bên trong mỗi người.
Tôi đã nói lên ý tưởng của mình rồi đấy, bài học là của bạn, hãy suy nghĩ về nó.
Ý tưởng số 3: Nạp năng lượng hai lần.
Tôi đã cung cấp cho bạn ý tưởng hãy trân trọng từng ngày, tư duy theo ngày. Mỗi ngày là mỗi cơ hội mới, mỗi cuộc đời và bạn cần nỗ lực liên tục.
Vậy tại sao không phải tư duy theo buổi? Một ngày có 3 buổi, xem mỗi buổi là một ngày nhỏ? Bạn sẽ sống như thế nào khi chỉ còn một buổi cuối cùng. Điều này tôi cũng đã chia sẻ trong một bài viết khác.
Và hôm nay, tôi muốn đề cập đến điều mà tôi đang làm để đạt năng suất cao nhất. Như tiêu đề: nạp năng lượng hai lần.
Lúc trước tôi chỉ ngủ trưa thôi. Nhưng bây giờ mỗi ngày tôi ngủ 3 lần.
Tại sao chúng ta không chợp mắt một chút vào buổi chiều tối (tầm 6h) để nạp đầy năng lượng cho buổi tối năng suất cao. Thật sự nếu bạn hoạt động não 10 – 14 tiếng một ngày, thì điều này rất cần thiết. Bạn sẽ không rơi vào stress và trạng thái não bão hòa không thể suy nghĩ nhiều được. Và theo khoa học, việc nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn đạt năng suất cao hơn rất nhiều.
Tôi đã kết thúc 3 ý tưởng về giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả hơn trong mùa hè này.
Không biết sau khi đọc bài viết xong bạn có ấn tượng về câu chuyện hay ý tưởng nào không nhỉ? Hãy để lại bình luận cho tôi biết nhé!
-------------
@Quốc Trường @hoangthianhthu1710 @chi254 @linhchi254
Mình thấy hay nên cop về cho các bạn cùng đọc...Do bài chứa một số quảng cáo về các trang khác nên mình chỉ chia sẻ cho các bạn đoạn đầu thôi...
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hihihi bạn đọc. Chào mừng bạn đến với bài viết tiếp theo của tôi về quản lý thời gian hiệu quả.
Thực sự, tôi không có ý định viết part 2 này đâu. Nhưng suy nghĩ kỹ, thời gian này là kỳ nghỉ hè và đây chính xác là giai đoạn tạo sự khác biệt cho các bạn học sinh thân yêu.
Đặc biệt, các bạn lớp 12 chỉ còn chưa đầy 30 ngày sẽ đến với kì thi THPT Quốc Gia quyết định. Còn bạn khối khác thì có 2-3 tháng nghỉ hè đầy hứa hẹn cho quá trình đột phá học tập .
À! Mà này, bài viết thứ hai này tôi viết dựa trên những nền tảng của part 1 – về quản lý thời gian hiệu quả trong học tập
---
Hãy chắc rằng bạn đã đọc nó trước khi đến bài thứ hai này nhé, bằng cách làm như vậy bạn sẽ nhận được nhiều giá trị nhất và có thể tận dụng tối đa nguồn lực có hạn của mình – là thời gian. Để tạo ra được những kết quả tốt nhất trong mùa hè này.
Bạn biết không? Luôn có những thời khắc để một người thay đổi. Cầu tiến hơn, kiên trì hơn, giỏi hơn và hạnh phúc hơn. Nhưng điều quan trọng hơn hết, bạn là người quyết định “thời khắc” kì diệu ấy. Vậy, bạn có muốn lựa chọn “thời khắc thay đổi” là mùa hè này không?
Khi bạn đang đọc những dòng chữ này thì đầu óc của tôi đang quay cuồng với suy nghĩ “làm sao để mình vượt qua sự lười biếng, trì hoãn công việc”. Đồng ý với nhau đi! Đó là hai kẻ thù lớn nhất của năng suất và nó đang gặm nhấm thời gian quý giá của chúng ta. Tôi hiểu bạn cũng đang khốn khổ với nó. Nhiều lúc bạn ngồi vào bàn học, một trong hai con quỷ ấy rót vào tai của bạn những lời đường mật “online Facebook xíu đi, nhỡ đâu crush đang online và nhắn tin với mày thì sao?”… 1 giờ, 2 giờ…. Bạn mất luôn cả buổi chiều… Không dừng lại ở đó, việc bạn online quá nhiều khiến bạn mất năng lượng. Cảm giác tội lỗi kéo đến vì sự thiếu kỷ luật, tiếc nuối “đáng lẽ chiều nay mình đã làm được một cái đề thi thử rồi”… Bạn bắt đầu lo lắng nôn nao vì thời gian sắp cạn dần,… đồng hồ cát vẫn chảy khi bạn dừng chạy đua… Sau một tiếng suy nghĩ, ân hận và hối cải về hành động ngu ngốc lúc ban chiều. Bạn vô tình nhiễm căn bệnh dễ lây lan – mang tên Stress… Não của bạn bão hòa vì đã suy nghĩ quá nhiều. Bạn thấy mệt mỏi và buồn ngủ… Cuối cùng bạn quyết định lướt youtube để giải stress bằng cách xem chỉ 1 video hài ngắn 5 phút thôi. Không may cho bạn lần này! Bạn vô tình nhìn thấy quảng cáo của một bộ phim hay… click vào và đắm chìm 2 giờ… Bây giờ là 8h tối rồi, bình thường bạn học đến 12h mới ngủ. Nhưng giờ đây, bạn dối lòng, mình mệt lắm, dù sao hôm nay đã “vỡ nợ” rồi, có học thêm cũng không được bao nhiêu hết. Hôm nay, bạn quyết định ngủ sớm vào 8 giờ tối.
Đáng lý ra từ 13h chiều đến 12h khuya, ít nhất bạn cũng có thể có 8 tiếng để tự học. Nhưng chỉ vì không quản lý tốt thời gian, bạn không làm được cái gì ra hồn cả. Lại còn nhận lấy những cảm xúc tiêu cực và bất lực với bản thân của mình nữa chứ. Tự hỏi, lỗi tại ai???
Bạn đã từng trải qua cảm giác ấy bao nhiêu lần rồi? Chắc nó đều đều như cơm bữa nhỉ?
Tôi cũng đã từng như vậy, đến một lúc tôi nhận ra rằng tôi không thể chịu được cảm giác ấy nữa. Tôi không muốn nuông chiều bản thân quá mức. Tôi phải thực hiện những ước mơ của mình, đậu đại học, thi vào Ngoại Thương. Tôi bắt đầu thay đổi.
Còn bạn, nếu bạn vẫn đang cảm thấy rằng: “tôi ổn.” Bạn có thể dừng bài viết tại đây. Tại sao ư? Đơn giản bạn vẫn chưa sẵn sàng để thay đổi, để tiến đến phiên bản tốt nhất của bản thân. Bạn vẫn đang dễ dãi với bản thân mình. Nếu nó làm bạn hạnh phúc thì cứ để như vậy đi. Bạn hiểu ý tôi chứ.
Tôi đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm sao để vượt qua trì hoãn và lười biếng” ngay lập tức. Và đó cũng chính là nội dung của part 2 quản lý thời gian.
Chúc mừng bạn vì đã sẵn sàng thay đổi, nâng cấp bản thân mình.
Dưới đây là 3 ý tưởng vô cùng tuyệt vời, đơn giản và có thể áp dụng ngay lập tức luôn nhé.
Bạn đã sẵn sàng chưa? Oke, chúng ta cùng bắt đầu.
Ý tưởng số 1: Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Hồi còn nhỏ, tôi rất ghét phải đi tiêm phòng. Tôi thường hét toáng lên khi cô nữ y tá xinh đẹp đưa cây kim tiêm lại gần. Quả thật, giai đoạn ấy còn đau hơn cả khi cây kim nhỏ và nhọn tiếp xúc với làn da mềm mại của tôi hihi.
Tôi thường hỏi mẹ của tôi lý do tại sao tôi phải làm điều đó? Không biết bạn có hỏi mẹ của mình không nhỉ? Chắc là có chứ, đứa trẻ nào mà chẳng tò mò và muốn trốn tránh những kỳ tiêm phòng đầy ám ảnh kia.
Câu trả lời của mẹ cộng với những gì tôi học được suốt 12 năm trao dồi kiến thức sinh học. Tôi học khối A, nhưng phải nói thật lòng tôi thích môn sinh, đặc biệt là sinh học lớp 8 (nếu bạn thắc mắc tại sao có thể tìm lại chương cuối sẽ biết). Tôi rất cởi mở trong chuyện ấy.
Đây là những gì tôi biết về việc tiêm vắc xin, nó sẽ giúp chúng ta tránh phải những cơn bệnh quoái ác sau này. Tôi không muốn nói sâu về cơ chế hoạt động của nó.
Có khi nào bạn tự hỏi, đối với cơ thể chúng ta cần vắc xin, vậy đối với thời gian, có loại vắc xin đặc dụng nào không?
Câu trả lời của tôi là có…
Ở Part 1 tôi đã đưa bạn các biện pháp để không bị mạng xã hội cướp mất thời gian. Còn ở đây, tôi sẽ giới thiệu thêm một phần mềm giúp bạn tránh khỏi cơn nghiện Facebook.
Có thể nói đây là vắc-xin hiệu quả nếu bạn không thể tự chữa lành bệnh cho chính mình.
Đó chính là phần mềm kill news feed, nói chính xác hơn nó là một tiện ích dành cho trình duyệt chrome và coccoc. Khi bạn tải tiện ích này về máy, bạn sẽ không còn phải lăn tăn với tình trạng lướt bản tin Facebook hàng giờ đồng hồ nữa. Vì sao ư? Như cái tên của nó, nó sẽ chặn tất cả bản tin. Thật tuyệt vời phải không?
Ý tưởng số 2: Lao đầu vào những việc khó khăn.
Đây là câu chuyện của tôi… và tôi muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng, thông qua câu chuyện, bạn sẽ hiểu được ý tưởng lớn này. Tôi tin chắc rằng, chỉ cần bạn áp dụng được điều ấy vào những ngày tháng sắp tới, bạn sẽ trở thành chuyên gia trong việc quản lý thời gian.
Cách đây một tuần, tôi mới nhận hợp đồng viết một cuốn Ebook dài 10,000 từ cho một công ty. Tôi phải hoàn thành trong vòng 15 ngày. Bạn biết đấy, một cuốn sách trung bình tầm 50,000 từ thôi. Vậy là tôi phải hoàn thành 1/5 cuốn sách trong 15 ngày ư???
Tôi lên kế hoạch để hoàn thành trước kỳ hạn 5 ngày, vì tôi là người rất nguyên tắc trong công việc. Tôi sắp xếp tất cả những công việc hằng ngày của Tự Học 365 vào buổi sáng và chiều, tôi hoàn thành xong nó. Đến buổi tối, tôi bắt tay vào nhiệm vụ phải hoàn thành viết 10,000 từ.
Trước khi viết tôi bắt đầu suy nghĩ, mình có nên lên Facebook một chút để thư giản không nhỉ, tôi có việc gì của Tự Học 365 chưa làm xong không nhỉ, tôi có nên tham khảo thêm bài viết nào không nhỉ?
Như tôi đã phân tích cho bạn ở ví dụ đầu bài viết. Việc suy nghĩ chỉ khiến chúng ta mất thời gian thêm mà thôi. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng, công việc trước mắt tôi rất khó khăn. Nó như tảng đá lớn trước mặt, tôi cố gắng tìm cách đi vòng, nhưng thực ra tôi đang dối lòng. Tảng đá 10,000 từ đó cũng như giai đoạn bác sĩ đưa cây kim tiêm nhọn gần đến tay bạn. Nếu bác sĩ đưa một cách từ từ, từ từ,… bạn sẽ cảm nhận nỗi đau vô cùng lớn.
Tôi biết bạn cũng đã từng như vậy, cho dù bạn là học sinh trung bình, hay học sinh giỏi cũng không tránh khỏi. Đó có thể là 100 câu hỏi khó, viết bài văn về nhà, làm bài thuyết trình cho nhóm. Chúng ta luôn muốn trì hoãn những công việc khó khăn.
Cuối cùng tôi nhận ra, tôi càng trì hoãn, tôi càng mất năng lượng, hơn thế nữa, những công việc khác cũng không thể hoàn thành. Vì tôi phải viết xong 10,000 từ trước thì mới có quyền làm việc khác. Vấn đề nảy sinh ở đây,… nếu tôi tiếp tục tình trạng như vậy, tôi sẽ tìm những việc đơn giản hơn để làm như lên Facebook, đọc báo, xem youtube,… hoặc tôi có thể làm việc, nhưng tâm trí vẫn bị đè nặng bởi 10,000 từ kia. Thời gian trôi dần, hạn chót chỉ còn 5 ngày, và khi ấy, tôi sẽ như mọi người, lao đầu vào làm việc điên cuồng. Bởi vì lúc này tôi không thể trì hoãn được nữa rồi. Tôi không hiểu, trước sau gì mình cũng phải làm. Tại sao mình lại tìm các lý do “hợp lý để né tránh”.
Kể từ đó, mỗi buổi sáng thức dậy, tôi sẽ hỏi bản thân mình xem hôm nay có việc quan trọng và khó khăn, nhất tôi sẽ làm trước. Tôi sẽ không tìm bất kỳ lý do nào để thoái thác.
Có đôi lúc, bộ não của tôi nói rằng “tôi chưa muốn làm nó ngay lúc này”. Nhưng tôi không chấp nhận mệnh lệnh đó. Nếu cậu chưa muốn làm, tôi vẫn ngồi trước máy tính, mở phần mềm word lên. Cậu có hai lựa chọn, thứ nhất gõ gõ và gõ để hoàn thành 10,000 hoặc không làm gì cả. Không có kiểu lên Facebook một chút, gọi cho mẹ một chút, đi tiểu một chút… Không đời nào.
Bạn biết không, nó rất hiệu quả. Bởi vì não của tôi không có lựa chọn nào nữa. Lúc này nó bật chế độ sống còn lên rồi. Không có đường rút thì buộc phải chiến đấu thôi.
Điều tuyệt vời xảy ra khi 5 phút đầu tiên trôi qua, tôi hoàn toàn đắm chìm vào việc viết bài của mình. Bạn cũng đã từng như vậy phải không? Rất khó để bắt đầu, nhưng khi bắt đầu rồi thì không muốn dừng lại.
Vậy bản chất ở đây là gì? Chúng ta cần hành động điên cuồng ngay từ ban đầu để hạ gục con quỷ lười biếng bên trong mỗi người.
Tôi đã nói lên ý tưởng của mình rồi đấy, bài học là của bạn, hãy suy nghĩ về nó.
Ý tưởng số 3: Nạp năng lượng hai lần.
Tôi đã cung cấp cho bạn ý tưởng hãy trân trọng từng ngày, tư duy theo ngày. Mỗi ngày là mỗi cơ hội mới, mỗi cuộc đời và bạn cần nỗ lực liên tục.
Vậy tại sao không phải tư duy theo buổi? Một ngày có 3 buổi, xem mỗi buổi là một ngày nhỏ? Bạn sẽ sống như thế nào khi chỉ còn một buổi cuối cùng. Điều này tôi cũng đã chia sẻ trong một bài viết khác.
Và hôm nay, tôi muốn đề cập đến điều mà tôi đang làm để đạt năng suất cao nhất. Như tiêu đề: nạp năng lượng hai lần.
Lúc trước tôi chỉ ngủ trưa thôi. Nhưng bây giờ mỗi ngày tôi ngủ 3 lần.
- Ngủ tối (giấc ngủ bình thường, trung bình 6 tiếng)
- Ngủ trưa (20’ nạp lại năng lượng cho buổi chiều)
- Ngủ chiều (20’ nạp lại năng lượng cho buổi tối)
Tại sao chúng ta không chợp mắt một chút vào buổi chiều tối (tầm 6h) để nạp đầy năng lượng cho buổi tối năng suất cao. Thật sự nếu bạn hoạt động não 10 – 14 tiếng một ngày, thì điều này rất cần thiết. Bạn sẽ không rơi vào stress và trạng thái não bão hòa không thể suy nghĩ nhiều được. Và theo khoa học, việc nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bạn đạt năng suất cao hơn rất nhiều.
Tôi đã kết thúc 3 ý tưởng về giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả hơn trong mùa hè này.
Không biết sau khi đọc bài viết xong bạn có ấn tượng về câu chuyện hay ý tưởng nào không nhỉ? Hãy để lại bình luận cho tôi biết nhé!
-------------
@Quốc Trường @hoangthianhthu1710 @chi254 @linhchi254
Last edited: