Sử 9 Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 2000

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu I. Nêu quyết định về việc phân chia khu vực ảnh hưởng của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945). Hệ quả của những quyết định đó đối với quan hệ giữa hai nước Xô – Mĩ và quan hệ quốc tế như thế nào ?
a) Nêu quyết định về việc phân chia khu vực ảnh hưởng của các cường quốc tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945)

- Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là Liên Xô, Mỹ, Anh. Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng của các nước Đông minh tại châu Âu và châu Á.
- Ở châu Âu:
+ Quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu.
+ Vùng Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, Anh và Pháp.
- Ở châu Á:
+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến chống Nhật Bản: 1- Giữ nguyên trạng Mông Cổ: 2 Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh; quốc tế hoá thương Cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận, Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu - Đại Liên; Liên Xô chiếm chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin
+ Trao trả cho Trung Quốc những vùng đất đai bị Nhật chiếm đóng (Đài Loan, Mãn Châu và quần đảo Bành Hồ,..), thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
+ Triều Tiên được công nhận là một quốc gia độc lập, nhưng tạm thời lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quan đội Mỹ chiếm đóng miền Nam.
+ Các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
b) Hệ quả
Những quyết định quan trọng của Hội nghị trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới (Trật tự hai cực lanta). Theo đó, thế giới được chia thành hai cực tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cường Xô – Mĩ đứng đầu mỗi cực.
- Sự phân chia đó đã mở đầu quan hệ Xô – Mĩ từ hợp tác cùng nhau chống phát xít sang đối đầu trong gần 4 thập niên, làm cho quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng phức tạp, căng thẳng. Đó là tình trạng" chiến tranh lạnh”.
Câu 2: Những điểm giống và khác nhau trong trật tự thế giới theo Hệ thống Véc- xai - Oasinhtơn và Trật tự hai cực lanta.
a) Những điểm giống nhau
- Cả Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và Trật tự hai cực lanta đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
- Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.
- Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự thế giới (Hội Quốc liên và Liên hợp quốc).
b) Những điểm khác nhau
- Sự đối lập về tư tưởng:
+ Trật tự hai cực lanta là sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng đại diện cho hệ thống xã hội chủ nghĩa và hệ thống tư bản chủ nghĩa mà đại diện là cực Liên Xô và cực Mỹ. Đặc biệt cực Liên Xô và phe các nước Xã hội chủ nghĩa có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới.
+ Trật tự theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn không có sự khác biệt hay đối lập về hệ tư tưởng và cũng không có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới, trật tự đó chỉ vì quyền lợi của các nước lớn.
- Về cơ cấu tổ chức và duy trì hòa bình cũng như việc ký kết các hòa ước với các nước bại trận hoàn toàn khác nhau.
+ Trật tự Ianta là tổ chức Liên hợp quốc với vai trò là tổ chức đa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ.
+ Trật tự Vecxai – Oasinhtơn là Hội quốc liên (Hội quốc liên là tổ chức của các nước lớn, Liên hợp quốc là tổ chức mà tất cả các nước đều có quyền tham gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu,...).
- Tác động đến quan hệ quốc tế:
+ Trật tự hai lanta diễn ra cuộc đối đầu gay gắt và kéo dài hơn 40 năm giữa Liên Xô và Mĩ làm cho tình hình thế giới luôn căng thẳng đưa thế giới đến bên bờ vực của cuộc chiến tranh.
+ Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn làm cho quan hệ quốc tế phức tạp, mẫu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận có nhiều quyền lợi và các nước tư bản bại trận ít có quyền lợi trong trật tự này.
- Hệ quả:
+ Trật tự hai cực Ianta sụp đổ dẫn đến sự tan rã của Liên Xô, kết thúc thời kỳ Chiến tranh lạnh và hình thành xu thế thế giới mới.
+ Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn sụp đổ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
 
Top Bottom