GDCD quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

Hy _ Nhiên

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
5 Tháng mười một 2018
501
1,205
176
18
Nghệ An
THcS Quỳnh Hồng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất là gì?
lấy ví dụ (ngoài sgk ) theo bảng sau
tên lượng chất
quy mô
độ phát triển
tốc độ
.........
[TBODY] [/TBODY]
2, Giới hạn mà sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng đc gọi là độ, lấy vd ngoài sgk và rút ra kết luận
3, Đến giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng đc gọi là điểm nút, lấy ví dụ ngoài sgk
 
Last edited:

Thu Phương 195

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng sáu 2020
583
1
1,026
146
Hà Nam
Tư vấn cộng đồng
Câu 1: sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
- Ví dụ 1
+ Tên: Mật độ dân số
+ Lượng: số người di cư lên thành phố đông
+ Chất: gia tăng mật độ dân số tại thành phố
- Ví dụ 2:
+ Tên: khí tượng thủy văn
+ Lượng: Nắng hạn, lâu không có mưa
+ Chất: Đất khô nứt nẻ
- Ví dụ 3:
+ Tên: Sức khỏe
+ Lượng: ăn nhiều chất béo
+ Chất: bệnh béo phì
Câu 2:
Ví dụ về sự thay đổi về lượng nhưng chưa làm thay đổi về chất
- VD 1: Em đun nước trên bếp củi, khi nước đã sôi, dù em cho thêm bao nhiêu củi vào (thay đổi về lượng) thì nước nó cũng chỉ sôi ở 100 độ C mà không tăng nhiệt độ nước thêm được (không thay đổi về chất).
Còn nếu em muốn thay đổi về chất thì em cứ chất thêm củi nữa và kiên trì thì nước trong nồi nó sẽ cạn nhanh hơn (nó bốc hơi đi hết).
- VD 2: Ví dụ này em có thể liên hệ những người ăn nhiều, ăn khỏe (tích lũy về lượng) nhưng không béo (không làm thay đổi về chất)
- VD 3: Uống thuốc mỗi ngày (tích lũy về lượng) nhưng mãi không khỏi (không làm biến đổi về chất)
Kết luận chị nghĩ ở SGK phải có chứ còn nếu cô hỏi vậy thì mình tự kết luận vậy.
Nếu sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi ngay về chất thì phải kiên trì tích lũy thêm về lượng để đạt tới điểm nút từ đó tạo ra bước nhảy dẫn tới thay đổi về chất. (Ví dụ em học hoài mà điểm số vẫn vậy thì em phải thay đổi phương pháp học tập, học hỏi thêm từ các bạn rồi tự mình mày mò thêm thì kết quả học tập sẽ cải thiện hơn - đó là sự thay đổi về chất). Kiểu như là có chí thì nên vậy.
Câu 3:
Ví dụ: 2 người bạn cãi nhau, lời qua tiếng lại (sự biến đổi về lượng) đến khi lên tới đỉnh điểm vô cùng gay gắt (đây là điểm nút), sau đó 1 người huých người còn lại 1 cái (bước nhảy) dẫn tới người kia bị ngã (sự thay đổi về chất)
 
  • Like
Reactions: Hy _ Nhiên
Top Bottom