Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa

D

doigiaythuytinh


Ý 1: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có.

Ý 2: Nhà văn phải có lương tâm, có nhân cách xứng với nghề; sự cẩu thả trong văn chương chẳng những là "bất lương" mà còn là "đê tiện"
 
C

chieclabuon_35

cảm ơn bạn. nhưng ý mính muốn hỏi là để phân tích bài văn trên thì cần những ý gì
ví dụ như với Ý 1: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có thì cần phải phân tích những gì
 
O

ooookuroba

Đối với ý 1, bạn cần phải xác định được luận đề của câu nói đó đưa ra là Sự sáng tạo trong văn chương. Bạn có thể dùng lý lẽ + dẫn chứng để làm sáng tỏ điều đó. Ví dụ, tác phẩm văn học là một văn bản ngôn từ nghệ thuật. Sẽ ra sao khi mà viết văn là 1 công việc sản xuất hàng loạt? Đời sống văn học sẽ đi về đâu, nếu như tác phẩm này song thai tác phẩm kia, cái nào cũng nhác giống cái nào?
Bạn có thể đưa những dẫn chứng: Tôi yêu em (Puskin) và bài Thơ tình của Tago, cùng viết về đề tài tình yêu nhưng có những nét độc đáo riêng (pt)
Ko lặp lại ng` khác đã đành, các nhà nghệ sĩ còn phải ko lặp lại chính mình (Thu điếu, thu vịnh, thu ẩm của Nguyễn Khuyến).
v.v...
 
Top Bottom