Sử 8 quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

Bông Cửu

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng ba 2017
5
3
16
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trình bày nét khác biệt của Nhật Bản so với các nước Châu Á trong những năm giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Câu 2: Trình bày quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

Câu 3: Trình bày cuộc cách mạng Nga 1905 - 1907

Câu 4: Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của công xã Pari năm 1871

Câu 5: Tại sao nói thế kỉ XVIII là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?
 
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Câu 1: Trình bày nét khác biệt của Nhật Bản so với các nước Châu Á trong những năm giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Câu 2: Trình bày quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

Câu 3: Trình bày cuộc cách mạng Nga 1905 - 1907

Câu 4: Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của công xã Pari năm 1871

Câu 5: Tại sao nói thế kỉ XVIII là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?
Câu 5:
Thế kỉ 19 là thế kỉ của sắt,máy móc và động cơ hơi nước vì thế kỉ này mở đầu cuộc cách mạng công nghiệp,nhiều vật dụng bằng sắt và kim loại khác được sử dụng rộng rãi,nhiều máy hơi nước được phát minh.
Câu 4:
Ý nghĩa:
là hình ảnh của một chế độ mới,xã hội mới.Cổ vũ nhân dân lao động trên thế giới về sự nghiệp đấy tranh cho một tương lai tốt đẹp.Nó còn để lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản
Bài học kinh nghiệm
+ Phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản,xây dựng nhà nước tư sản
+ Phải có Đảng tiên phong lãnh đạo
+ Phải xây dựng đuợc Liên minh công-nông
+ Triệt để cách mạng,không thoả hiệp với tư sản phản động
#Net
 
  • Like
Reactions: Bông Cửu

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Câu 1: Trình bày nét khác biệt của Nhật Bản so với các nước Châu Á trong những năm giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Câu 2: Trình bày quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

Câu 3: Trình bày cuộc cách mạng Nga 1905 - 1907

Câu 4: Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của công xã Pari năm 1871

Câu 5: Tại sao nói thế kỉ XVIII là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?
CÂU 2:
Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản đã hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa thì ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị và đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhân cơ hội này, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm.

Ở In- đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV, XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước này.

Phi-líp-pin cũng bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sauk hi giành thắng lợi trong chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mĩ liền tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Phi-líp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.

Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi sát nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po) sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.

Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị.
Nguon:loigiaihay

CÂU 3:
Hướng dẫn giải:


- Nguyên nhân bùng nổ cách mạng :
+ Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống.
+ Từ năm 1905 đến năm 1907, Níia hoàna đây nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu 'Đả đảo chế độ chuyên chế". "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ",...
- Diễn biến :
+ Trong các phong trào đấu tranh chống Nga hoàng, lớn nhất là cuộc Cách mạng 1905 - 1907 có sự tham gia của công nhân, nông dán và binh lính
+ Mở đầu là ngày 9 - 1 - 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình tay khổng vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành "Ngày chủ nhật đẫm máu". Lập tức. công nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.
+ Tiếp đó. tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
+ Tháng 6 — 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi,nghĩa.
+ Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ờ Mát-xcơ-va (12 - 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài gần hai tuần lễ, khiến Chính phủ Nga hoàng lo sợ.
+ Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va. phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ờ nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng.
CÂU 4:
Hướng dẫn giải:
- Làm hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.
- Để lại bài học quý báu như: cách mạng muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng nhân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.
Nguon:lazi


CÂU 5:https://diendan.hocmai.vn/threads/lich-su-8-cau-hoi.335309/

Hay thì nhớ like!
 
  • Like
Reactions: Bông Cửu
Top Bottom