Mỗi giai đoạn trên là của một khối, từ khối 10 đến 12 luôn, đề dàn trải nhỉ
Em hãy nếu đặc điểm văn học trong các thời kì
- Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (Văn học Trung Đại)
- Những đặc điểm về nội dung
+ Chủ nghĩa yêu nước: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại
+ Chủ nghĩa nhân đạo: cũng là một nội dung lớn, xuyên suốt
+ Cảm hứng thế sự: là bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của mình về con người, sự việc xung quanh
- Những đặc điểm về nghệ thuật
+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
+ Tiếp thu
- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
* Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá
- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội
+ Pháp xâm lược nước ta, đẩy mạnh khai thác thuộc địa
+ Xã hội biến đổi sâu sắc, nhiều tầng lớp xuất hiện
- Văn hoá Việt Nam
+ Thoát khỏi tầm ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, có dịp tiếng thu với phương Tây
+ Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm
- Ba giai đoạn của quá trình hiện đại hoá
+ Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920): đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá văn học, chữ quốc ngữ ngày càng phổ biến rộng rãi, xuất hiện nhiều tác phẩm văn xuôi bằng chữ quốc ngữ
+ Giai đoạn thứ hai (1920- 1930): đây là quá trình hiện đại hoá đạt được nhiều thành tựu đáng kể
+ Giai đoạn ba (khoảng 1930- 1945): đây là giai đoạn đổi mới hoàn tất, đã đạt được nhiều thành tựu ở mọi lĩnh vực
* Văn học hình thành 2 bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
- Bộ phận văn học công khai
+ Là văn học tồn tại và phát triển trong pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến
+ Phân hoá thành nhiều xu hướng, có 2 xu hướng chính
- Văn học lãng mạn
- Văn học hiện thực
- Bộ phận văn học không công khai
+ Là bộ phận văn học cách mạng của các nhà chí sĩ, chiến sĩ và cán bộ cách mạng được sáng tác trong tù đặt ngoài vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến
+ Nội dung: tố cáo trực diện phong kiến thực dân, tình yêu nước, khát vọng tự do, cổ vũ phong trào đấu tránh
* Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng
- Biểu hiện ở tốc độ mau lẹ, ở số lượng tác giả, tác phẩm, chất lượng, giá trị tác phẩm
- Nguyên nhân
+ Thúc bách của thời đại
+ Chủ quan văn học dân tộc
+ Sự thức tỉnh cái tôi cá nhân
+ Được tiếp sức bởi phong trào đấu tranh gần nửa thế kỉ và sự ra đời của Đảng cộng sản
- Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
* Giai đoạn 1945- 1975
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
- Nền văn học hướng về đại chúng
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
* Từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX
- Nền văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc
- Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, mới mẻ hơn về bút pháp, tính sáng tạo
- Văn học có những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh, khuynh hướng tiêu cực...