Văn 8 Qua nhận vật Lão Hạc,Chị Dậu em có suy nghĩ gì về hình ảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám

thutranghk1980@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng tám 2020
54
22
11
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhờ các bn trả lời giúp mình 3 câu hỏi này vs ạ
1)Qua nhận vật Lão Hạc,Chị Dậu em có suy nghĩ gì về hình ảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 ?(Trả lời câu hỏi bằng một đoạn văn)
2)Suy nghĩ của em về sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu trong đoạn đối thoại với tên cai lệ và người nhà lí trưởng(Trình bày bằng một bài văn ngắn)
3)Theo em,tại sao Lão Hạc lại lựa chọn cái chết?Hãy nêu ý nghĩa về cái chết của Lão Hạc (Trình bày bằng một đoạn văn)
Mk cảm ơn
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Nhờ các bn trả lời giúp mình 3 câu hỏi này vs ạ
1)Qua nhận vật Lão Hạc,Chị Dậu em có suy nghĩ gì về hình ảnh người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 ?(Trả lời câu hỏi bằng một đoạn văn)
2)Suy nghĩ của em về sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu trong đoạn đối thoại với tên cai lệ và người nhà lí trưởng(Trình bày bằng một bài văn ngắn)
3)Theo em,tại sao Lão Hạc lại lựa chọn cái chết?Hãy nêu ý nghĩa về cái chết của Lão Hạc (Trình bày bằng một đoạn văn)
Mk cảm ơn
1) - Trước Cách Mạng tháng tám 1945, đặc biệt là người nông dân phải gánh chịu những thứ bất công, bị đàn áp, bóc lột nặng nề bằng những luật lệ, thứ thuế hết sức vô lý.
- Vì thế mà hình ảnh người nông dân được đưa vào các tác phẩm nổi tiếng, điển hình là nhân vật chị Dậu và Lõa Hạc đã phản ánh cuộc sống khổ cực, bấp bênh và những gánh nặng đang đè lên đôi vai của chính họ.
- Không chịu được mà vùng lên phản kháng để dành lại quyền lợi cho mình như Chị Dậu hay Lão Hạc bị dồn đến bước đường cùng phải tự kết liễu chính mình cho thấy đời sống nhân dân lúc bấy giờ rất cực khổ.
2) - Khi tên cai lệ cùng người nhà lý trưởng đến đòi tiền sưu còn thiếu, lúc đầu chị van xin thiết tha, xưng cháu gọi ông
- Nhẫn nhục, lễ phép, căm chịu số phận của kẻ dưới.
- Lúc tên cai định trói chồng chị lại thì liệu mạng chống cự, xưng tôi - ông, thể hiện chị Dậu ngang hàng với tên cai.
- Sau khi chịu đựng không nổi chị nghiến hai răng lại, xưng mày - bà cho thấy chị Dậu bắt đầu phản kháng. Tư thế bề trên đối với đối phương.
-> Cấp độ sự việc tăng dần theo thời gian, lúc đầu thì là bề dưới đến ngang hành và cuối cùng là bề trên.
=> Hình ảnh chị Dậu thông minh, sắc sảo, dịu dàng, có tinh thần phản kháng mãnh liệt.
3) Lão Hạc vì rơi vào bước đường cùng, cùng túng quá.
- Một phần cũng xuất phát từ tình thương yêu vô bờ bến của Lão, Lão không muốn tiêu thêm đồng nào mà chọn cái chết để bảo toàn số tiền cho con trai khi trở về có thể lập gia đình
- Lão tự kết liêu đời mình bằng thứ bả chó trong sự đau đớn tột cùng
- Cái chết của Lão cùng đã phê phán Xã hội phong kiến thối nát thời bấy giờ luôn đầy người nông dân vào con đường bế tắc.

Bạn tham khảo, dựa vào các ý của mình để viết đoạn văn ^^
 

thutranghk1980@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng tám 2020
54
22
11
1) - Trước Cách Mạng tháng tám 1945, đặc biệt là người nông dân phải gánh chịu những thứ bất công, bị đàn áp, bóc lột nặng nề bằng những luật lệ, thứ thuế hết sức vô lý.
- Vì thế mà hình ảnh người nông dân được đưa vào các tác phẩm nổi tiếng, điển hình là nhân vật chị Dậu và Lõa Hạc đã phản ánh cuộc sống khổ cực, bấp bênh và những gánh nặng đang đè lên đôi vai của chính họ.
- Không chịu được mà vùng lên phản kháng để dành lại quyền lợi cho mình như Chị Dậu hay Lão Hạc bị dồn đến bước đường cùng phải tự kết liễu chính mình cho thấy đời sống nhân dân lúc bấy giờ rất cực khổ.
2) - Khi tên cai lệ cùng người nhà lý trưởng đến đòi tiền sưu còn thiếu, lúc đầu chị van xin thiết tha, xưng cháu gọi ông
- Nhẫn nhục, lễ phép, căm chịu số phận của kẻ dưới.
- Lúc tên cai định trói chồng chị lại thì liệu mạng chống cự, xưng tôi - ông, thể hiện chị Dậu ngang hàng với tên cai.
- Sau khi chịu đựng không nổi chị nghiến hai răng lại, xưng mày - bà cho thấy chị Dậu bắt đầu phản kháng. Tư thế bề trên đối với đối phương.
-> Cấp độ sự việc tăng dần theo thời gian, lúc đầu thì là bề dưới đến ngang hành và cuối cùng là bề trên.
=> Hình ảnh chị Dậu thông minh, sắc sảo, dịu dàng, có tinh thần phản kháng mãnh liệt.
3) Lão Hạc vì rơi vào bước đường cùng, cùng túng quá.
- Một phần cũng xuất phát từ tình thương yêu vô bờ bến của Lão, Lão không muốn tiêu thêm đồng nào mà chọn cái chết để bảo toàn số tiền cho con trai khi trở về có thể lập gia đình
- Lão tự kết liêu đời mình bằng thứ bả chó trong sự đau đớn tột cùng
- Cái chết của Lão cùng đã phê phán Xã hội phong kiến thối nát thời bấy giờ luôn đầy người nông dân vào con đường bế tắc.

Bạn tham khảo, dựa vào các ý của mình để viết đoạn văn ^^
Ok bn.Cảm ơn bn nhiều

Nhờ bn sửa giúp mik câu 1 vs ạ
Trước cách mạng tháng tám 1945,đặc biệt là người nông dân phải gánh chịu những thứ bất công,bị đàn áp,bóc lột nặng nề bằng những luật lệ,thứ thuế hết sức vô lý.Trong đó,ta không thể nào quên hai tác phẩm '' Tức nước vỡ bờ'' của Ngô Tất Tố và ''Lão Hạc'' của Nam Cao.Hình ảnh''Chị Dậu'' trong tác phẩm tức nước vỡ bờ đã cho thấy số phận điêu đứng: nghèo khổ,bị bóc lột sưu thuế,chồng ốm và có thể bị đánh,bị bắt lại.Nếu chị Dậu có số phận điêu đứng thì Lão Hạc lại có số phận đau khổ,bi thảm: nhà nghèo,vợ mất sớm,con trai bỏ đi đồn điền cao su,thui thủi cô đơn một mình,tai họa dồn dập,đau khổ vì bán cậu Vàng,tạo được món nào ăn món nấy,cuối cùng ăn bả chó để tự tử.Mặc dù,họ gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng vượt lên trên những bất hạnh đó,họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình.Vì thế mà hình ảnh của người nông dân được đưa vào các tác phẩm nổi tiếng,điển hình là nhân vật chị Dậu và Lão Hạc đã phản ánh cuộc sống khổ cực,bấp bênh và những gánh nặng đang đè lên đôi vai của chính họ.Không chịu được mà vùng lên phản kháng để dành lại quyền lợi cho mình như chị Dậu hay Lão Hạc bị dồn đến bước đường cùng phải tự kết liễu chính mình cho thấy đời sống nhân dân lúc bấy giờ rất cực khổ.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: wyn.mai

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Nhờ bn sửa giúp mik câu 1 vs ạ
Trước cách mạng tháng tám 1945,đặc biệt là người nông dân phải gánh chịu những thứ bất công,bị đàn áp,bóc lột nặng nề bằng những luật lệ,thứ thuế hết sức vô lý.Trong đó,ta không thể nào quên hai tác phẩm '' Tức nước vỡ bờ'' của Ngô Tất Tố và ''Lão Hạc'' của Nam Cao.Hình ảnh''Chị Dậu'' trong tác phẩm tức nước vỡ bờ đã cho thấy số phận điêu đứng: nghèo khổ,bị bóc lột sưu thuế,chồng ốm và có thể bị đánh,bị bắt lại.Nếu chị Dậu có số phận điêu đứng thì Lão Hạc lại có số phận đau khổ,bi thảm: nhà nghèo,vợ mất sớm,con trai bỏ đi đồn điền cao su,thui thủi cô đơn một mình,tai họa dồn dập,đau khổ vì bán cậu Vàng,tạo được món nào ăn món nấy,cuối cùng ăn bả chó để tự tử.Mặc dù,họ gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng vượt lên trên những bất hạnh đó,họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình.Vì thế mà hình ảnh của người nông dân được đưa vào các tác phẩm nổi tiếng,điển hình là nhân vật chị Dậu và Lão Hạc đã phản ánh cuộc sống khổ cực,bấp bênh và những gánh nặng đang đè lên đôi vai của chính họ.Không chịu được mà vùng lên phản kháng để dành lại quyền lợi cho mình như chị Dậu hay Lão Hạc bị dồn đến bước đường cùng phải tự kết liễu chính mình cho thấy đời sống nhân dân lúc bấy giờ rất cực khổ.

Văn của bạn có một số chỗ còn rất lủng củng, đọc không được mượt mà cho lắm, mình sửa lại thế này:
Trước cách mạng tháng tám 1945, có lẽ người thiệt thòi nhất là người nông dân khi phải gánh chịu những thứ bất công,bị đàn áp,bóc lột nặng nề bằng những luật lệ, thứ thuế hết sức vô lý. Trong đó,ta không thể nào quên hai tác phẩm '' Tức nước vỡ bờ'' của Ngô Tất Tố và ''Lão Hạc'' của Nam Cao. Hình ảnh''Chị Dậu'' trong tác phẩm "Tức nước vỡ bờ" đã cho thấy số phận điêu đứng, nghèo khổ, phải bán đi đứa con gái đầu lòng, ổ chó cùng gánh khoai để tra tiền sưu, chồng chị bị đánh một trận "thập tử nhất sinh" ngoài đình. Nếu chị Dậu có số phận điêu đứng thì Lão Hạc lại có số phận đau khổ, bi thảm, nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai bỏ đi đồn điền cao su, thui thủi cô đơn một mình. Tai họa dồn dập, phải bán đi cậu Vàng - người bạn thân thiết coi như chính đứa con của mình. Tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng tự kết liễu đời mình bằng thứ bả chó trong đau đớn, quằn quại để bảo toàn số tài sản cho con trai. Gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng họ vẫn vượt lên số phận của mình, vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp dù có bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng. Vì thế mà hình ảnh của người nông dân được đưa vào các tác phẩm nổi tiếng, điển hình là nhân vật chị Dậu và Lão Hạc đã phản ánh cuộc sống khổ cực,bấp bênh và những gánh nặng đang đè lên đôi vai của chính họ.Không chịu được mà vùng lên phản kháng để dành lại quyền lợi cho mình như chị Dậu. Hay Lão Hạc bị dồn đến bước đường cùng phải tự kết liễu chính mình cho thấy đời sống nhân dân lúc bấy giờ rất cực khổ.
Bạn xem lại bài của mình, đôi khi các phép liệt kê của bạn cũng phản tác dụng khi làm cho câu lủng củng, không hay nha
 
Last edited:

thutranghk1980@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng tám 2020
54
22
11
Trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta luôn nhìn thấy và cũng có thể mường tượng ra sự căm thù của chị Dậu đã lên đến tột cùng, không thể kìm hãm lại.
Trước khi xông vào quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu xưng hô rất lễ phép : ông - cháu. Nhưng sau khi tên cai lệ tát vào mặt chị Dậu, và trói anh Dậu đi thì chị dậu đã thể hiện sự khinh bỉ, căm hờn : " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Và chị Dậu xông vào , dằng co, ru đẩy rồi áp vào mặt nhau, túm tóc, lẳng ngã nhào ra thềm trong sự bực tức.
Bn có thể bổ sung thêm cho mik đc ko ạ.Đến đoạn này mik ko có ý để viết nữa
 

thutranghk1980@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng tám 2020
54
22
11
Trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta luôn nhìn thấy và cũng có thể mường tượng ra sự căm thù của chị Dậu đã lên đến tột cùng, không thể kìm hãm lại.
Trước khi xông vào quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu xưng hô rất lễ phép : ông - cháu. Nhưng sau khi tên cai lệ tát vào mặt chị Dậu, và trói anh Dậu đi thì chị dậu đã thể hiện sự khinh bỉ, căm hờn : " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Và chị Dậu xông vào , dằng co, ru đẩy rồi áp vào mặt nhau, túm tóc, lẳng ngã nhào ra thềm trong sự bực tức.
Bn có thể bổ sung thêm cho mik đc ko ạ.Đến đoạn này mik ko có ý để viết nữa
Mik lm bài 2 đây r ạ.Bn cs thể bổ sung thêm vào bài 2 cho mik đc ko
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Mik lm bài 2 đây r ạ.Bn cs thể bổ sung thêm vào bài 2 cho mik đc ko
Okiiiii nha bạn
Trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta luôn nhìn thấy và cũng có thể mường tượng ra sự căm thù của chị Dậu đã lên đến tột cùng, không thể kìm hãm lại.
Trước khi xông vào quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu xưng hô rất lễ phép : ông - cháu. Nhưng sau khi tên cai lệ tát vào mặt chị Dậu, và trói anh Dậu đi thì chị dậu đã thể hiện sự khinh bỉ, căm hờn : " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Và chị Dậu xông vào , dằng co, ru đẩy rồi áp vào mặt nhau, túm tóc, lẳng ngã nhào ra thềm trong sự bực tức.
Bn có thể bổ sung thêm cho mik đc ko ạ.Đến đoạn này mik ko có ý để viết nữa
Mình sửa thế này, bạn còn thiếu chỗ chị chị Dậu xưng tôi - ông. Mình sửa thế này:

Trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta luôn nhìn thấy và cũng có thể mường tượng ra sự căm thù của chị Dậu đã lên đến tột cùng, không thể kìm hãm lại khi phải nhìn chồng mình bị đánh đâp, hành hạ mà đứng nhìn trong sự bất lực. Trước khi xông vào quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu xưng hô rất lễ phép : ông - cháu vì chị là bề dưới, phải nhẫn nhịn, chịu đựng. Tưởng chừng như hắn đã buông tha, nào ngờ hắn vừa nói vừa bịch luôn vào mặt chị Dậu, câu chuyện bắt đầu từ đây, chị chuyển sang xưng ông - tôi, ý chỉ ngang hàng với tên cai như một sự đe dọa nhẹ nhàng đến từ chị. Nhưng sau khi tên cai lệ tát vào mặt chị và sấn sổ nhảy vào cạnh, đòi trói anh Dậu đi thì chị đã thể hiện sự khinh bỉ, căm hờn : " Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem" . Chị Dậu xông vào , dằng co, ru đẩy rồi áp vào mặt nhau, túm tóc, lẳng ngã nhào ra thềm trong sự bực tức. Chị hạ gục tên cai một cách dễ dàng cho thấy sự phản kháng mãnh liệt của một người phụ nữ dịu dàng, đằm thắm nhưng không kém phần mạnh mẽ để bảo vệ gia đình trước mọi sự bất công.
Phần bôi đen là chỗ mình thêm vô cho bạn, mình cũng sửa câu, từ của những câu còn lại.
 
Last edited:

thutranghk1980@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
14 Tháng tám 2020
54
22
11
3)Lão Hạc vì rơi vào bước đường cùng,cùng túng quá.Một phần cũng xuất phát từ tình thương vô bờ bến của Lão,Lão không muốn tiêu thêm đồng nào mà chọn cái chết để bảo toàn số tiền cho con trai khi trở về có thể lập gia đình.Lão Hạc cảm thhấy tội lỗi,dằn vặt khi bán cậu Vàng nguười bạn đã đồng hành cùng ông,những trăn trở trong cuộc sống khiến ông phải lựa chọn cái chết như là cách để cho lòng mình thanh thản hơn vậy.Cái chết của Lão Hạc không phải là sự manh động,tiêu cực.Lão đã rất bền bỉ,cố gắng để sống.Suốt mấy ngày liền Lão chỉ ăn khoai,sung luộc,...Lão chế taọ được món gì thì ăn món nấy.Bi kịch là thế đấy.Nếu không muốn sống thì Lão đã ko phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế.Nhưng cuối cùng,Lão tự kết liễu đời mình bằng thứ bả chó trong sự đau đớn tột cùng.Cái chết của Lão cùng đã phê phán Xã hội phong kiến thối nát thời bấy giờ luôn đầy người nông dân vào con đường bế tắc.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
3)Lão Hạc vì rơi vào bước đường cùng,cùng túng quá.Một phần cũng xuất phát từ tình thương vô bờ bến của Lão,Lão không muốn tiêu thêm đồng nào mà chọn cái chết để bảo toàn số tiền cho con trai khi trở về có thể lập gia đình.Lão Hạc cảm thhấy tội lỗi,dằn vặt khi bán cậu Vàng nguười bạn đã đồng hành cùng ông,những trăn trở trong cuộc sống khiến ông phải lựa chọn cái chết như là cách để cho lòng mình thanh thản hơn vậy.Cái chết của Lão Hạc không phải là sự manh động,tiêu cực.Lão đã rất bền bỉ,cố gắng để sống.Suốt mấy ngày liền Lão chỉ ăn khoai,sung luộc,...Lão chế taọ được món gì thì ăn món nấy.Bi kịch là thế đấy.Nếu không muốn sống thì Lão đã ko phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế.Nhưng cuối cùng,Lão tự kết liễu đời mình bằng thứ bả chó trong sự đau đớn tột cùng.Cái chết của Lão cùng đã phê phán Xã hội phong kiến thối nát thời bấy giờ luôn đầy người nông dân vào con đường bế tắc.

Mình sửa như thế này:
Cái chết đau thương, xót xa cho bao người của Lão Hạc khi ông phải tự kết liễu chính mình trong sự đau đớn, thê thảm. Một phần cũng xuất phát từ tình thương yêu con vô bờ bến mà Lão chọn cái chết để bảo toàn số tiền cho con trai khi trở về có thể lập gia đình. Bị đẩy vào bước đường cùng, Lão phải bán cậu Vàng -người bạn đã đồng hành cùng ông những trăn trở trong cuộc sống khiến ông cảm thấy day dứt, tuyệt vọng. Lão phải lựa chọn cái chết như là cách để cho lòng mình thanh thản hơn vậy. Cái chết của Lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, cố gắng để sống. Suốt mấy ngày liền Lão chỉ ăn khoai ,sung luộc ,... chế tạo được món gì thì ăn món nấy. Bi kịch là thế đấy, nếu không muốn sống thì đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Nhưng cuối cùng, Lão tự kết liễu đời mình bằng thứ bả chó trong sự đau đớn tột cùng. Cái chết của Lão Hạc cũng đã phê phán Xã hội phong kiến thối nát thời bấy giờ luôn đầy người nông dân vào con đường bế tắc.
Mình cũng góp ý luôn, bạn xem mà khắc phục:
1, Mới câu mở đoạn bạn đã dẫn dắt Lão Hạc khổ cực, cùng túng quá, tuy ở đây không sai nhưng người đọc sẽ không hiểu được vì sao lão khổ cực mà câu mở đoạn như thế thì rất cụt hứng và không được hay cho lắm mà bạn phải dẫn dắt vấn đề chính đó là cái chết của Lão Hạc.
2, Các luận điểm của bạn chưa làm sáng tỏ cái chết của Lão, Lão chết vì nguyên nhân gì? Vì bán cậu Vàng, xuất phát từ tình yêu thương con và bị đẩy vào bước đường cùng do xã hội phong kiến (đây là những luận điểm chính, bạn chỉ cần khai triển 3 luận điểm này là đã có điểm rồi) Cuối cùng là phần nêu cảm nghĩ.
3, Bạn còn hay lặp từ, không chỉ dùng một từ Lão hoặc Lão Hạc bạn có thể dùng thêm từ ông chẳng hạn. (Tránh lặp từ không cần thiết vì làm câu văn lủng củng, không hay)

4, Bạn còn hay viết tắt mà trong văn học thì lại không được (bạn lưu ý thêm chỗ này).
Bạn tham khảo và lưu ý những thứ mình góp ý nha ^^
 
  • Like
Reactions: Dương Phạm 106
Top Bottom