- Cần xác định cụ thể vấn đề mà đề bài đặt ra: không chỉ nhân vật trong truyện mà người đọc (người nghe) cũng đã ''nhận được một cái gì đó''.
- Nhân vật trong truyện dù không nhận được ở nhau giá trị vật chất nhưng đã nhận được tình cảm của mỗi người dành cho nhau (nhân vật ''tôi'' đã dành cho nhân vật người ăn xin sự quan tâm, thái độ tôn trọng, cử chỉ, lời nói chân thành; còn nhân vật người ăn xin đã cảm kích trước tấm lòng của nhân vật ''tôi'' và cũng đáp lại tình cảm của ''tôi'' bằng một thái độ tôn trọng và tình cảm chân thành sâu sắc).
- Người đọc (người nghe) nhận được một bài học có ý nghĩa sâu sắc từ nội dung câu chuyện, đó là cách ứng xử giữa con người với con người được gợi lên từ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện. Ở đây, họ cho nhau thứ tình cảm trân quý, vượt qua những thứ vật chất tầm thường, và đơn nhiên họ nhận lại còn nhiều hơn vậy nữa, họ nhận được sự quan tâm, tình cảm ấm áp giữa con người với con người.
( Quan niệm của Tố Hữu: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
Giữa “cho” và “nhận” luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau. Muốn nhận được điều tốt đẹp ta phải biết “cho” đi những điều tốt đẹp.)
- Dẫn chứng
- Liên hệ bản thân: Phê phán lối sống vô cảm, sống chỉ biết “nhận” chứ không hề “cho” - “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” )
..............................................................................