Qua bài thơ " Thương vợ" của Trần Tế Xương . Em thấy nhân vật ông tú hay bà Tú đáng thương hơn

H

hat_de_kuoi

văn bản "thương vợ" cuả Trần Tế Xương thể hiện tình yêu thương sâu sắc của tác giả với người vợ của mình, qua đó cũng nói lên sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Với ngôn từ bình dị tác giả đã khắc hoạ thật chân thực và rõ nét hình ảnh người vợ của mình. Gia đình vốn khó khăn, bao nhiêu gánh nặng đè hết lên đôi vai gầy của bà Tú, bà phải làm việc vất vả, cực nhoc để buôn trải cuộc sống, lo cho gia đình, chồng con. Tế Xương chỉ là một nhà thơ, số tiền kiếm được rất ít, ông lại không thể giúp vợ được gì nên cảm thấy dằn vặt, ông tự trách mình là người vô dụng, đã không giúp được vợ lại tăng thêm gánh nặng làm vợ phải vất vả, cực khổ hơn. Càng thương vợ ông càng dằn vặt hơn, ông tự cất tiếng chửi mình. Bà Tú đã đáng thương nhưng ông Tú còn đáng thương hơn, mỗi ngày ông phải sống và đối mặt với chính mình, vói cuộc sống mà không có cách nào giải thoát...
 
P

proechcom

Có thể nói Tú Xương thương vợ nhưng cũng chính là thương mình. Nỗi khổ của bà Tú đó là phải gánh vác công việc gia đình , nuôi chồng, nuôi con , từ một người "ung dung, tính hạnh khoan hòa", "con nhà dòng" mà phải chịu cực khổ, vất vả. Một ông chồng tưởng như "ăn ở bạc", "hờ hững" mà thực chất luôn dõi theo và cảm thông, biết ơn vợ mình sâu sắc, thế nên mới tự cắn dứt, ăn năn mà cố gắng học hành thành đạt ấy thế mà ko đỗ đạt.Hai nỗi khổ khác nhau ở hai lĩnh vực như vậy khó mà đem so sánh chính xác được. Nói tóm lại là nỗi khổ của bà Tú là tiền đề cho nỗi khổ của ông Tú. (ý kiến riêng của tớ thôi, hì)
 
C

congchuadautay_laal

o tac pham thuong vo thi ka ong tu va ba tu deu dang thuong deu dang tran trong
neu ta thay dang thuong cho ong tu vi ong sinh ra khong dung thoi vi the hk dk trong dung , va phai chui nhung dinh kien khat khe cua xa hoi , thi ta lai cang cam thay tran trong ba tu hon boi duc hi sinh , long nhan hau , su chiu dung vat va su tao tan luon het long vi chong con cua ba tu
 
Top Bottom