Pt cân bằng nhiệt

H

huong2000x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, Một thỏi kim loại có khối lượng 5kg ở 20°c, khi được cung cấp một nhiệt lượng 58kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên đến 50°C.Tính nhiệt dung riêng của kim loại
2, Thả một quả cầu nhôm có khối lượng m1 kg được đun nóng tới 100
°C vào 500g nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 25°C. tính m1. biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K, 4200J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường
3. Thả đồng thời 200g sắt ở 15
°C và 500g đồng ở 25°C vào 150g nước ở 80°C. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm, đồng lần lượt là 4200J/kg.K , 880J/kg.k, 380J/kg.k

m.n giúp mình vs' . tks
 
C

congratulation11

1, Một thỏi kim loại có khối lượng 5kg ở 20°c, khi được cung cấp một nhiệt lượng 58kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên đến 50°C.Tính nhiệt dung riêng của kim loại

Theo bài ra, ta có:

$Q=mC\Delta t \\ \leftrightarrow 58000=5.C.(50-20)$

Thay số, ta tính được C.

2, Thả một quả cầu nhôm có khối lượng m1 kg được đun nóng tới 100°C vào 500g nước ở 20°C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 25°C. tính m1. biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K, 4200J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường

PT CBN: $Q_1=Q_2\\ \rightarrow m_1.880.(100-25)=0,5.4200.(25-20)$

Đến đây thay số vào ta tính được $m_1$ nhé!

3. Thả đồng thời 200g sắt ở 15°C và 500g đồng ở 25°C vào 150g nước ở 80°C. Tính nhiệt độ khi cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm, đồng lần lượt là 4200J/kg.K , 880J/kg.k, 380J/kg.k

Ngoài PT cbn: $Q_{thu}=Q_{toả} \leftrightarrow m_1C_1.(t_{cb}-t_1)=m_2C_2(t_2-t_{cb})$
Ta còn có PT cbn khác, bản chất vẫn vậy, nhưng dùng tiện hơn nhiều:

$Q_{thu}+Q_{toả}=0 \leftrightarrow m_1C_1(t_{cb}-t_1)+m_2C_2(t_{cb}-t_2)$

Như thế đó. Trong bài 3, ta không nhât thiết phải xác định vật nào thu nhiệt, vật nào toả nhiệt.

Gọi nhiệt lượng mà các vật trao đổi lần lượt là $Q_1, \ \ Q_2, \ \ Q_3$

Theo công thức như trên, thay các số liệu đã có vào là ta xác định được nhiệt độ khi cân bằng nhiệt nhé! :)
 
H

huong2000x

Theo bài ra, ta có:

$Q=mC\Delta t \\ \leftrightarrow 58000=5.C.(50-20)$

Thay số, ta tính được C.



PT CBN: $Q_1=Q_2\\ \rightarrow m_1.880.(100-25)=0,5.4200.(25-20)$

Đến đây thay số vào ta tính được $m_1$ nhé!



Ngoài PT cbn: $Q_{thu}=Q_{toả} \leftrightarrow m_1C_1.(t_{cb}-t_1)=m_2C_2(t_2-t_{cb})$
Ta còn có PT cbn khác, bản chất vẫn vậy, nhưng dùng tiện hơn nhiều:

$Q_{thu}+Q_{toả}=0 \leftrightarrow m_1C_1(t_{cb}-t_1)+m_2C_2(t_{cb}-t_2)$

Như thế đó. Trong bài 3, ta không nhât thiết phải xác định vật nào thu nhiệt, vật nào toả nhiệt.

Gọi nhiệt lượng mà các vật trao đổi lần lượt là $Q_1, \ \ Q_2, \ \ Q_3$

Theo công thức như trên, thay các số liệu đã có vào là ta xác định được nhiệt độ khi cân bằng nhiệt nhé! :)
cảm ơn bạn nhiều. mình hiểu 2 bài trên rồi, nhưng mình cũng ko hiểu bài 3 cho lắm bạn ạ :( hic hic, bạn ns rõ ra cho mình đc k . mình sắp thi hk r bạn giúp mình nha.tks bạn
 
Top Bottom