PRO NÀO CHỈ HỘ CÁC DẠNG BÀI LIÊN QUAN DẨN XUẤT PHENOL

D

dangvantung

Đối với dẫn xuất của phenol xét về tính axit bazơ thì ta phải chú ý tới vị trí tính chất của các nhóm chức gắn vào vòng như NO2,Cl,OH,CH3 v.v
Nếu vòng có chứa những nhóm hút e như NO2 Cl thì có tính axit mạnh hơn phenol , và ngược lại chứa các nhóm chức đẩy e vào vòng thì tính axit sẽ yếu hơn phenol VD:
Xét theo chiều tăng của tính axit

(CH3)3C6H2-OH<CH3-C6H4-OH<Cl-C6H4-OH<NO2-C6H4-OH
Càng nhiều nhóm hút e thì tính axit càng mạnh như là axit (NO2)3-C6H2-OH là axit khá mạnh
Còn xét tính bazơ thì tương tự thôi
 
H

hoanghaily

các bài so sánh đã có rất nhiều bạn đề cập đến bạn có thể tìm thêm trong box còn phần nào chưa hiểu rõ thì bạn cứ post cụ thể lên để mọi người cho ý kiến
 
C

chkroot

Xin cho hỏi thêm:Quy tắc thế Khi cho các chất như:
C6H4-(1)CH3-(2)OH
C6H4-(10CH3-(3)OH...
tác dụng vói Br2 theo tỉ lệ 1-1;1-2
 
N

ngunhathcm

Đối với 3-metyl phenol ,thế thì sẽ cho vào vị trí số 2,4,5
Đối với 2-metyl phenol thì...bó tay,tùy theo ảnh hưởng của nhóm nào mạnh hơn nữa,metyl hay nhóm hydroxyl.Mà câu dạng thế như thế này chắc chắn không ra thi đâu,mình có hỏi mấy ông thầy mấy cái dạng này rồi.
SGK có trình bày quy tắc thế,nhưng làm gì có thế kiểu...khó như thế này,dạng này là thuộc phần chuyên rồi.
 
D

dangvantung

Bạn viết sai rồi với dạng chất này thì luôn luôn là OH chiếm vị trí 1 chứ không phải là CH3
Và đối với các nhóm đẩy e vào vòng thì vị trí thế là o và p tức (2) (4) (6)
Đối với các nhóm hut e vào vòng tức là các nhóm phản hoạt hóa thì vị trí thế là (3) (5)
Vậy thì 1 sẽ là thế vào (4) và (6)
2 cũng như vậy vì nó chịu ảnh hưởng của nhóm OH tuy nhiên thì hiệu suất pư sẽ thấp hơn mà thôi
 
Top Bottom