Mình xin nêu hướng làm các bài trên như sau:
Câu 4:
Từ toa độ điểm A và phương trình đường cao CH ta viết được phương trình đường thẳng AB. Tham số hóa điểm B theo phương trình AB. Tham số hóa điểm C theo phương trình CH. Gọi M là trung điểm của BC, từ đây ta có hệ phương trình là điểm M thuộc đường trung trực và véc tơ BC vuông góc với véc tơ chỉ phương của trung trực. Giải hệ này sẽ tìm được tọa độ B và C.
Câu 6:
Giả sử B(b;0) và C(0;c) theo Py-ta-go ta có: $ BC^{2}=AB^{2}+AC^{2} $ từ đây sẽ rút được biến c theo b. Ta có diện tích tam giác ABC = $ \frac{AB.AC}{2} $ cứ thay tọa độ vào sau đó đưa hết về ẩn b cuối cùng chỉ là tìm giá trị lớn nhất của hàm số biến b trên khoảng xác định cái này thì đơn giản rồi
Câu 7:
Gọi M là trung điểm của BC, từ tọa độ A và G ta sẽ tìm được tọa độ của M. Từ tọa độ A và phương trình đường trung trực AB ta sẽ viết được phương trình đường thẳng AB, tham số hóa điểm B, từ B và M tham số hóa C theo biến của B rồi dùng công thức tọa độ trọng tâm trong tam giác sẽ ra tọa độ B và C