- 6 Tháng bảy 2015
- 6,549
- 13,982
- 1,304
- Quảng Nam
- Vi vu tứ phương
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trong quá trình học tiếng Việt, chắc hẳn mỗi bạn học sinh đều được thầy cô yêu cầu phân tích các câu chữ trong tiếng Việt. Do đó, mình quyết định lập ra topic nhằm cung cấp hai phương pháp phân tích câu trong tiếng Việt một cách hiệu quả nhất!
2.1. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị
Đây là phương pháp lâu đời nhất của ngữ pháp truyền thống, được xây dựng dựa trên ba quan hệ ngữ pháp cơ bản của câu: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ và quan hệ chủ vị. Muốn vẽ được mô hình câu theo phương pháp này, phải xác định được ba quan hệ trên. Qui ước vẽ như sau: với quan hệ đẳng lập, không vẽ mũi tên ở cả hai chiều; với quan hệ chính phụ, vẽ mũi tên hướng về thành tố chính; với quan hệ chủ vị, vẽ mũi tên ở cả hai chiều.
a. Một số ví dụ mẫu
Công ty chúng tôi (CN) // sẽ thi công một tòa nhà 24 tầng (VN) .
-> Đây là câu đơn.
Bỗng (TN) một bàn tay (CN) / đập (vào) vai (VN) [CN] // khiến hắn / giật mình (VN).
-> Đây là câu phức thành phần chủ ngữ và thành phần bổ ngữ.
b. Ưu thế của phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị
Đối với người Việt, chủ ngữ và vị ngữ là những khái niệm hết sức quen thuộc. Đây lại là phương pháp ra đời sớm, được nghiên cứu nhiều, nên hệ thống lý thuyết tương đối sáng rõ. Các thành tố cấu tạo nên câu được phân tích hết sức tỉ mỉ và cạn kiệt. Không có bất kỳ một từ nào trong câu không được làm rõ, dù đó là thực từ hay hư từ. (Theo chúng tôi, trong số bốn phương pháp phân tích câu, đây là phương pháp phân tích chi tiết nhất). Quan hệ giữa các từ trong cụm từ, quan hệ giữa các cụm từ với nhau luôn được thể hiện rõ ràng. Chức năng của các thành phần câu được phản ánh một cách rất cụ thể. Nếu dạy cho học sinh phân tích câu theo cách này, người học dễ dàng xây dựng những câu đúng ngữ pháp, chuẩn mực.
Phương pháp này có hạn chế sau đây. Khi nói một câu, cái quan trọng là ta truyền đi một thông tin. Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị chỉ quan tâm đến bình diện hình thức của câu mà không làm nổi rõ vấn đề trọng tâm thông báo của câu. Các thành phần câu được gọi tên thuần tuý theo kiểu ngữ pháp, không rõ chức năng ngữ nghĩa. Cách phân tích này quá tỉ mỉ, nên không phải lúc nào cũng có thể ứng dụng được cho mọi câu tiếng Việt, đặc biệt là những câu trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, những câu có cấu trúc hơi khác thường.
2.2 Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề – thuyết
Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, một câu được chia ra hai phần: phần đề và phần thuyết. Để phân tích được câu theo cấu trúc này, có thể dựa vào nhiều tiêu chí, tuy nhiên, đơn giản nhất là dựa vào tiêu chí về phương tiện. Ba chỉ tố đánh dấu sự phân chia đề - thuyết là thì, là, mà.
a. Một số ví dụ mẫu
- Buổi chiều, mệt mỏi vì chờ đợi, nó lăn ra ngủ.
-> Đây là câu đơn một bậc đề - thuyết.
- Con bé ấy mắt thì giống mẹ, nước da lại giống bố.
-> Đây là câu đơn hai bậc đề - thuyết.
- Tay anh bưng ngọn đèn, em che ngọn gió.
-> Đây là câu ghép.
Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề – thuyết có ư thế là: Cấu trúc đề - thuyết phản ánh được vấn đề thông tin của câu, trong đó, phần thuyết là phần chứa đựng nội dung thông tin mới. Căn cứ xác định đề - thuyết là dựa vào các tác tử thì, là, mà: chỗ nào chen được các tác tử này thì chỗ đó là ranh giới phân chia đề - thuyết. Thao tác này tương đối đơn giản. Do vậy, việc phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết nhìn chung là dễ thực hiện.
So với phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị thì khi áp dụng phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết, các thành phần chỉ được phân tích sơ bộ chứ không được phân tích thật chi tiết.
Nhìn chung, cấu trúc đề - thuyết dễ ứng dụng đối với những câu được sử dụng trong hội thoại hàng ngày. Quả thực trong hội thoại, các phát ngôn chứa rất nhiều các tác tử thì, là, mà…, do vậy, việc phân tích khá đơn giản. Còn trong các văn bản văn học, nhất là các văn bản khoa học thì các từ “râu ria” này sẽ ít hoặc không xuất hiện. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể thêm các từ này vào để làm ranh giới phân chia đề - thuyết, song việc làm này mang tính chất cảm tính. Việc xác định phần đề, phần thuyết lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh. Thêm vào đó, trong những câu có chứa cả thì và là, ranh giới xác định đề - thuyết không nhất quán, có lúc dựa vào thì, có lúc dựa vào là.
Dù sao, phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết vẫn là một phương pháp mới, không quen thuộc với người học, do vậy, thông thường người học hay suy từ cấu trúc chủ - vị sang cấu trúc đề - thuyết. Như vậy, cách phân tích này dường như bị lệ thuộc vào lối phân tích chủ - vị.
Mỗi phương pháp có những cái hay riêng và có những chức năng riêng. Do đó, mình hy vọng các bạn có thể vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn nhất ^^
2.1. Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị
Đây là phương pháp lâu đời nhất của ngữ pháp truyền thống, được xây dựng dựa trên ba quan hệ ngữ pháp cơ bản của câu: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ và quan hệ chủ vị. Muốn vẽ được mô hình câu theo phương pháp này, phải xác định được ba quan hệ trên. Qui ước vẽ như sau: với quan hệ đẳng lập, không vẽ mũi tên ở cả hai chiều; với quan hệ chính phụ, vẽ mũi tên hướng về thành tố chính; với quan hệ chủ vị, vẽ mũi tên ở cả hai chiều.
a. Một số ví dụ mẫu
Công ty chúng tôi (CN) // sẽ thi công một tòa nhà 24 tầng (VN) .
-> Đây là câu đơn.
Bỗng (TN) một bàn tay (CN) / đập (vào) vai (VN) [CN] // khiến hắn / giật mình (VN).
-> Đây là câu phức thành phần chủ ngữ và thành phần bổ ngữ.
b. Ưu thế của phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị
Đối với người Việt, chủ ngữ và vị ngữ là những khái niệm hết sức quen thuộc. Đây lại là phương pháp ra đời sớm, được nghiên cứu nhiều, nên hệ thống lý thuyết tương đối sáng rõ. Các thành tố cấu tạo nên câu được phân tích hết sức tỉ mỉ và cạn kiệt. Không có bất kỳ một từ nào trong câu không được làm rõ, dù đó là thực từ hay hư từ. (Theo chúng tôi, trong số bốn phương pháp phân tích câu, đây là phương pháp phân tích chi tiết nhất). Quan hệ giữa các từ trong cụm từ, quan hệ giữa các cụm từ với nhau luôn được thể hiện rõ ràng. Chức năng của các thành phần câu được phản ánh một cách rất cụ thể. Nếu dạy cho học sinh phân tích câu theo cách này, người học dễ dàng xây dựng những câu đúng ngữ pháp, chuẩn mực.
Phương pháp này có hạn chế sau đây. Khi nói một câu, cái quan trọng là ta truyền đi một thông tin. Phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị chỉ quan tâm đến bình diện hình thức của câu mà không làm nổi rõ vấn đề trọng tâm thông báo của câu. Các thành phần câu được gọi tên thuần tuý theo kiểu ngữ pháp, không rõ chức năng ngữ nghĩa. Cách phân tích này quá tỉ mỉ, nên không phải lúc nào cũng có thể ứng dụng được cho mọi câu tiếng Việt, đặc biệt là những câu trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, những câu có cấu trúc hơi khác thường.
2.2 Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề – thuyết
Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, một câu được chia ra hai phần: phần đề và phần thuyết. Để phân tích được câu theo cấu trúc này, có thể dựa vào nhiều tiêu chí, tuy nhiên, đơn giản nhất là dựa vào tiêu chí về phương tiện. Ba chỉ tố đánh dấu sự phân chia đề - thuyết là thì, là, mà.
a. Một số ví dụ mẫu
- Buổi chiều, mệt mỏi vì chờ đợi, nó lăn ra ngủ.
-> Đây là câu đơn một bậc đề - thuyết.
- Con bé ấy mắt thì giống mẹ, nước da lại giống bố.
-> Đây là câu đơn hai bậc đề - thuyết.
- Tay anh bưng ngọn đèn, em che ngọn gió.
-> Đây là câu ghép.
Phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề – thuyết có ư thế là: Cấu trúc đề - thuyết phản ánh được vấn đề thông tin của câu, trong đó, phần thuyết là phần chứa đựng nội dung thông tin mới. Căn cứ xác định đề - thuyết là dựa vào các tác tử thì, là, mà: chỗ nào chen được các tác tử này thì chỗ đó là ranh giới phân chia đề - thuyết. Thao tác này tương đối đơn giản. Do vậy, việc phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết nhìn chung là dễ thực hiện.
So với phương pháp phân tích câu theo cấu trúc chủ - vị thì khi áp dụng phương pháp phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết, các thành phần chỉ được phân tích sơ bộ chứ không được phân tích thật chi tiết.
Nhìn chung, cấu trúc đề - thuyết dễ ứng dụng đối với những câu được sử dụng trong hội thoại hàng ngày. Quả thực trong hội thoại, các phát ngôn chứa rất nhiều các tác tử thì, là, mà…, do vậy, việc phân tích khá đơn giản. Còn trong các văn bản văn học, nhất là các văn bản khoa học thì các từ “râu ria” này sẽ ít hoặc không xuất hiện. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể thêm các từ này vào để làm ranh giới phân chia đề - thuyết, song việc làm này mang tính chất cảm tính. Việc xác định phần đề, phần thuyết lệ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh. Thêm vào đó, trong những câu có chứa cả thì và là, ranh giới xác định đề - thuyết không nhất quán, có lúc dựa vào thì, có lúc dựa vào là.
Dù sao, phân tích câu theo cấu trúc đề - thuyết vẫn là một phương pháp mới, không quen thuộc với người học, do vậy, thông thường người học hay suy từ cấu trúc chủ - vị sang cấu trúc đề - thuyết. Như vậy, cách phân tích này dường như bị lệ thuộc vào lối phân tích chủ - vị.
Mỗi phương pháp có những cái hay riêng và có những chức năng riêng. Do đó, mình hy vọng các bạn có thể vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn nhất ^^
Last edited: