Văn nghị luận là một loại văn phổ biến sử dụng trong nhà trường hiện nay. Tại sao vậy? Hẳn phải có lý do của nó.
Anh đã có sự khảo sát và nhận ra rằng, trong các loại văn, thì văn nghị luận có tính khoa học, và đòi hỏi tư duy cao nhất nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy khoa học của học sinh mà vẫn đánh giá được ở học sinh khả năng diễn đạt và cảm thụ.
Có 2 dạng nghị luận: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Trong đó, nghị luận văn học dường như gây khó dễ cho học sinh hơn cả, bởi lẽ:
- Các em từ trước tới nay dựa dẫm quen vào văn mẫu, ko chịu có tư duy của riêng mình, mà nghị luận XH thì rất phong phú, ko bị cố định như NLVH. Khi hình thức học thay đổi, tất yếu, các em sẽ khó có thể thích nghi ngay được.
- NLXH thường là những vấn đề rất rộng của đời sống, các em hs lại thiếu hiểu biết xã hội, nên ko có vôn để viết.
- NLXH hay có những câu danh ngôn, định nghĩa, khái niệm, nên chúng thường rất trừu tượng, các em sẽ gặp khó khăn khi phải hiểu, phải lý giải được ý nghĩa của nó, ngay từ bước đầu đã vướng phải những vấn đề "khó nuốt" như vậy huống hồ phải triển khai thành bài văn với hệ thống ý chặt chẽ, kín kẽ, thuyết phục...
- NLXH cần ở các em sự linh hoạt trong nhận thức vấn đề, và từ nhận thức đi đến trình bày cái hiểu là cả 1 quá trình, để áp dụng và diễn đạt những cái mình hiểu đâu phải chuyện dễ dàng gì với nhiều em. Nói chung các em thiếu kĩ năng viết thì cũng rất khó cho các em.
Chính vì thế nhiều em đã dở khóc dở cười với văn NLXH, trong khi áp lực của thi cử và các bài kiểm tra luôn đè nặng lên các em. Thực ra, ở Trung Quốc và nhiều nước phương Tây đã có những đề mở này từ rất lâu và áp dụng trong kỳ thi tốt nghiệp và ĐH. Nên việc các em phải tập làm quen với văn nghị luận XH là 1 yêu cầu cần thiết, và các em phải tập với hình thức tư duy của dạng đề này.
Mai, anh có thời gian sẽ lý giải thêm về dạng đề NLXH.