Mình học chương trình không phân ban nên chỉ có thể nêu cách mà mình đã "nghin cíu" thôi, bà con tham khảo:
1. Chương trình KPB có thể tạm chia thành 4 giai đoạn:
- Trước 1945 (tiếp theo chương trình 11) gồm: Hồ Chí Minh với "Vi hành, NKTT", Tố Hữu với "Tâm tư trong tù".
- Giai đoạn chống Pháp gồm các tác giả: HCM (TNĐL), Nam Cao (Đôi mắt), Quang Dũng (Tây Tiến), Hoàng Cầm (Bên kia sông Đuống), Nguyễn đình Thi (Đất nước), Tô Hoài (Vợ chồng A Phủ), Kim Lân (Vợ nhặt), Tố Hữu (Việt Bắc)...
- GĐ XDCNXH ở MB gồm: CLV (Tiếng Hát con tàu), HCận (Các vị La Hán chùa Tây Phương), Nguyễn Khải (Mùa Lạc), Nguyễn Tuân (Người lái đò sông Đà)
- GĐ chống Mỹ gồm: THữu (Kính gửi cụ Nguyễn Du), Nguyễn Trung Thành (Rừng xà nu), Nguyễn Minh Châu (Mảnh trăng cuối rừng), Xuân Quỳnh (Sóng)
Các bài còn lại chuyển sang đọc thêm, một số bài thơ dài như: Tâm tư trong tù, Tiếng hát con tàu, Bên kia sông Đuống...chỉ học một số khổ đầu thôi.
2. Việc chia ra các giai đoạn như vậy sẽ giúp ta có cái nhìn khái quát, hiểu được bối cảnh lịch sử, thấy được đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm, mỗi giai đoạn...mà lý giải một cách hợp lý với từng tác phẩm được học. Tuy nhiên, chương trình VH 12 đều có đặc điểm chung là xuất phát từ 30 năm chiến tranh. Chỉ cần bám sát bài khái quát VH 45 - 75, đều có thể nắm được giá trị ND và NT của mỗi tác phẩm. Tất nhiên, mỗi tác giả, xuất phát từ cảm hứng, đề tài, đối tượng, sở trường, MQH với thời cuộc...nhất là cái "tạng" của mình mà để lại dấu ấn riêng trong tác phẩm của mình.
3. Nếu để ý kĩ một tẹo sẽ thấy đặc điểm này: phần lớn các bài thơ đều gần nhau ở kiểu kết cấu của mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại. Phải chăng nó phản ánh một quy luật: trước sự thay đổi của hiện tại, người ta thường có nhu cầu nhận thức về quá khứ (để chiêm nghiệm, để tự hào, để tưởng nhớ, để nhận thức sâu hơn về hiện tai...vv...)? Mình đang cố trả lời câu hỏi này.
4. Sau khi năm được một cách khái quát các giai đoạn, các tác phẩm cụ thể, nên chăng chúng ta hệ thống các tác phẩm thành hệ đề tài xuyên suốt các tác phẩm. Chẳng hạn như: mảng thơ tù, thân phận con người, XDCNXH, chủ nghĩa anh hùng thời chống Mỹ, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu nam nữ và các chủ đề lẻ... để dễ so sánh điểm giống và khác nhau giữa các tác phẩm, các giai đoạn...?
5. Cần chủ động lập bảng hệ thống tác phẩm theo cách sau:
- Thứ tự tác phẩm
- Tên tác phẩm - tác giả
- Hoàn cảnh ra đời
- Tóm tắt (văn xuôi), học thuộc (thơ)
- Chủ đề
- Kết cấu
- Nội dung
- Nghệ thuật
- Ý nghĩa
- Những sáng tạo riêng
- Ấn tượng chủ quan của mình ...
6. Lập ra hệ thống đề bài về các tác phẩm:
- Đề bài về phân tích, bình giảng, cảm nhận (bài - đoạn thơ, nhân vật)
- Đề bài về một khía cạnh (ND - HT) của tác phẩm
- Đề bài về một nhận định (có hoặc không có sẵn luận điểm)
- Đề bài mở về tác phẩm (chủ yếu liên hệ thực tế học tập, sống và các tiêu chuẩn đạo đức...chẳng hạn).
7. Làm việc trực tiếp với tác phẩm (đọc, tri giác, cảm giác, biểu tượng, phán đoán, suy luận...) kết hợp với bài giảng của thấy cô giáo, tài liệu tham khảo tin cậy...để có những kết luận phù hợp nhất của mình về tác phẩm.
8. Viết bài thường xuyên (có khi viết đi viết lại) để mài sắc tư duy, ngôn từ và cách thức diễn đạt. Quan trọng nhất là phải luôn "hâm nóng" bầu cảm xúc và nhiệt hứng...để "sản phẩm đầu thai" có "hình dáng và cá tính riêng".
Mỗi người có cách học riêng, đây là cách mà các "huynh" trước tui đã bày cho, bà con tham khảo thử xem. Không hữu ích thì "quên đi như quên một nụ cười". Hì hì