- 27 Tháng hai 2017
- 2,098
- 5,061
- 804
- Ninh Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hi, all
Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu có nhiều ứng dụng thực tế và giải thích 1 số hiện tượng trong đời sống hằng ngày. Với kiến thức ở cấp THCS và THPT, môn Vật Lý thường gắn liền với nhiều công thức và khái niệm. Do vậy, để học tốt môn Vật lý cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý.
Vì vậy hôm nay mình xin chia sẻ với mọi người cách học và làm bài kiểm tra môn vật lí .
Để học tốt môn này trước tiên các bạn cần có sự yêu thích. Đã yêu thì mới có hứng thú trong học tập và làm được những việc sau:
Chăm chú nghe thầy cô giảng
- Trước tiên, để có thể hiểu rõ những vấn đề trong môn vật lý, các em phải chăm chú nghe giảng. Những kiến thức do thầy cô truyền đạt là cơ sở để các bạn hiểu và có thể làm được bài tập, giúp các bạn xử lý nhanh các câu hỏi lý thuyết dễ dàng sau này.
Nắm vững toàn bộ công thức Vật Lý trong sách giáo khoa
- Việc nhớ rõ công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu các bạn không nhớ công thức tất nhiên sẽ không thể làm bài tập, nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ được những công thức mới phải làm bài tập nhiều cộng thêm chứng minh lại những công thức liên hệ, càng nhiều càng tốt. Trong lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp dụng đúng và nhớ công thức lâu.
- Trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người ta thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn.
Tìm tòi thêm nguồn tài liệu mới
- Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.
Làm bài tập thật nhiều
- Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta ghi nhớ công thức,rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết.Trình tự làm bài tập là từ những câu dễ, tới trung bình rồi mới khó.
- Nhớ là phải làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý. Với hầu hết bài trong các bài tập này, các bạn sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.
- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.
- Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập , sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng.
Ôn tập kiến thức môn Vật Lý
– Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương).
– Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.
Lưu ý thêm:
* Đề thi môn vật lý lúc nào cũng có đủ hai phần định tính và định lượng, các bạn cần coi trọng cả hai phần lý thuyết và bài tập, đặc biệt không học qua loa phần lý thuyết vì có nắm vững lý thuyết nhuần nhuyễn mới giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng.
Do đó đừng học lý thuyết bằng cách nhồi nhét mà cần phải hiểu thật rõ ý nghĩa để biết phân tích, suy luận khi làm các câu hỏi trắc nghiệm.
* Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương trình nên không được học tủ, không được bỏ bài học nào.
Trình tự làm một bài toán vật lý:
– Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.
– Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.
– Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này).
– Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).
– Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.
– Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số).
– Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.
– Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.
Các vấn đề lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm môn Lý:
– Lần 1: Đọc lần lượt các câu hỏi từ trên xuống dưới, câu nào chắc chắn giải được trong thời gian ngắn thì làm ngay và tô ngay phương án lựa chọn vào phiếu trả lời.
– Lần 2 và các lần tiếp theo: Tiếp tục giải những câu khó hơn và cứ tiếp tục đến khi hết thời gian.
* Lưu ý: Đợt làm đầu tiên không nên qua sa vào những câu làm mất quá nhiều thời gian, câu này tốn quá nhiều thời gian thì bỏ đi để làm câu khác vì câu nào cũng có điểm như nhau, không phân biệt câu dễ hay khó. Mặt khác, nếu số câu hỏi còn nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ mất bình tĩnh dẫn đến làm sai nhiều.
– Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, nên chọn nhanh phương án trả lời cho tất cả câu này, không được phép bỏ sót câu nào.
Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu có nhiều ứng dụng thực tế và giải thích 1 số hiện tượng trong đời sống hằng ngày. Với kiến thức ở cấp THCS và THPT, môn Vật Lý thường gắn liền với nhiều công thức và khái niệm. Do vậy, để học tốt môn Vật lý cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý.
Vì vậy hôm nay mình xin chia sẻ với mọi người cách học và làm bài kiểm tra môn vật lí .
Để học tốt môn này trước tiên các bạn cần có sự yêu thích. Đã yêu thì mới có hứng thú trong học tập và làm được những việc sau:
Chăm chú nghe thầy cô giảng
- Trước tiên, để có thể hiểu rõ những vấn đề trong môn vật lý, các em phải chăm chú nghe giảng. Những kiến thức do thầy cô truyền đạt là cơ sở để các bạn hiểu và có thể làm được bài tập, giúp các bạn xử lý nhanh các câu hỏi lý thuyết dễ dàng sau này.
Nắm vững toàn bộ công thức Vật Lý trong sách giáo khoa
- Việc nhớ rõ công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu các bạn không nhớ công thức tất nhiên sẽ không thể làm bài tập, nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ được những công thức mới phải làm bài tập nhiều cộng thêm chứng minh lại những công thức liên hệ, càng nhiều càng tốt. Trong lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp dụng đúng và nhớ công thức lâu.
- Trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người ta thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn.
Tìm tòi thêm nguồn tài liệu mới
- Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.
Làm bài tập thật nhiều
- Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta ghi nhớ công thức,rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết.Trình tự làm bài tập là từ những câu dễ, tới trung bình rồi mới khó.
- Nhớ là phải làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý. Với hầu hết bài trong các bài tập này, các bạn sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.
- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.
- Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập , sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng.
Ôn tập kiến thức môn Vật Lý
– Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương).
– Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.
Lưu ý thêm:
* Đề thi môn vật lý lúc nào cũng có đủ hai phần định tính và định lượng, các bạn cần coi trọng cả hai phần lý thuyết và bài tập, đặc biệt không học qua loa phần lý thuyết vì có nắm vững lý thuyết nhuần nhuyễn mới giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng.
Do đó đừng học lý thuyết bằng cách nhồi nhét mà cần phải hiểu thật rõ ý nghĩa để biết phân tích, suy luận khi làm các câu hỏi trắc nghiệm.
* Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương trình nên không được học tủ, không được bỏ bài học nào.
Trình tự làm một bài toán vật lý:
– Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.
– Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.
– Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này).
– Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).
– Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.
– Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số).
– Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.
– Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.
Các vấn đề lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm môn Lý:
– Lần 1: Đọc lần lượt các câu hỏi từ trên xuống dưới, câu nào chắc chắn giải được trong thời gian ngắn thì làm ngay và tô ngay phương án lựa chọn vào phiếu trả lời.
– Lần 2 và các lần tiếp theo: Tiếp tục giải những câu khó hơn và cứ tiếp tục đến khi hết thời gian.
* Lưu ý: Đợt làm đầu tiên không nên qua sa vào những câu làm mất quá nhiều thời gian, câu này tốn quá nhiều thời gian thì bỏ đi để làm câu khác vì câu nào cũng có điểm như nhau, không phân biệt câu dễ hay khó. Mặt khác, nếu số câu hỏi còn nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ mất bình tĩnh dẫn đến làm sai nhiều.
– Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, nên chọn nhanh phương án trả lời cho tất cả câu này, không được phép bỏ sót câu nào.